Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 937
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

NIPT và Double test khác nhau thế nào? Mẹ bầu nên làm xét nghiệm gì?

Ngày đăng : 29-06-2022
Ngày cập nhật: 29-06-2022
Tác giả: Gentis
Trong quý đầu tiên của thai kỳ, mẹ bỉm sẽ được bác sĩ tư vấn cho 2 loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh là NIPT và Double test. Với thời gian thăm khám ít ỏi, những giải thích của bác sĩ có thể chưa được rõ ràng về hai kỹ thuật sàng lọc này. Mẹ có phân vân hay còn chưa hiểu rõ không ạ? Nếu có, mẹ tham khảo so sánh NIPT và Double test trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính

1. Xét nghiệm NIPT test là gì? 

NIPT hay tên tiếng Việt là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn là một kỹ thuật mới ra đời năm 2011. NIPT ra đời được nhờ những nghiên cứu khoa học phát hiện ra các đoạn cffADN - Các đoạn ADN tự do của thai nhi nguồn gốc nhau thai lưu hành trong máu mẹ bắt đầu từ tuần thứ 6 - 7. 

Các chuyên gia y sinh học di truyền qua đó tìm ra phương pháp tách chiết ADN thai, định lượng và phân tích mã di truyền nằm trên ADN nhằm đưa ra các tiên đoán chính xác hơn về những hội chứng bẩm sinh liên quan tới NST của thai nhi trong giai đoạn sớm.

NIPT cần 7-10 ml máu ngoại vi của mẹ để phục vụ sàng lọc

NIPT cần 7 - 10 ml máu ngoại vi của mẹ để tách chiết các đoạn ADN nguồn gốc bánh nhau đủ phục vụ sàng lọc 

Xem thêm: NIPT là xét nghiệm gì?

2. Xét nghiệm Double test là gì? 

Double test là xét nghiệm ra đời trước NIPT khoảng 20 năm, được biết đến nhiều hơn và đến nay đã phủ sóng khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Double test bản chất là đo nồng độ 2 chất PAPP-A và free hCGβ trong huyết thanh người mẹ. 

Dựa vào sự tăng giảm của hai chất này so với các thai nhi cùng tuần tuổi, Double test tiên lượng nguy cơ mắc 3 hội chứng bệnh là: Down, Edward và Patau. Bởi không khảo sát trực tiếp vật chất di truyền là ADN thai nhi, Double test cho kết quả kết luận dưới dạng xác suất mắc hay nguy cơ cao/thấp mắc bệnh.

Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test?

Bộ đôi xét nghiệm Combined test

Double test hiện nay hay được kết hợp với đo độ mờ da gáy tạo thành bộ đôi xét nghiệm có tên Combined test

3. So sánh xét nghiệm NIPT và Double test

Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm 2 kỹ thuật xét nghiệm này, mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

  Tiêu chí so sánh

NIPT test

Double test 

Thời điểm thực hiện

Từ tuần thứ 10

Trong khoảng tuần thứ 11 - tuần thứ 14

Độ chính xác 

>99%

80 - 90%

Độ an toàn

100%

100%

Các dị tật có thể phát hiện được 

Tất cả các đột biến lệch bội của 12 cặp NST thường (Down, Edward, Patau,…)

Tất cả đột biến lệch bội của cặp NST giới tính (Turner, Jacobs, Klifelter, Siêu nữ,...)

Các đột biến vi mất đoạn NST (hội chứng Cri-du-chat, Prader-Willi,...)

3 hội chứng bẩm sinh thường gặp nhất đó là: Down (T21), Edward (T18), và Patau (T13).

Chi phí

Dao động từ 3.000.000 - 13.000.000 đồng tùy từng gói xét nghiệm

400.000 - 500.000 đồng/ lần sàng lọc

Ưu điểm

  • Chính xác cao, an toàn
  • Tỷ lệ dương tính giả/ âm tính giả thấp
  • Sàng lọc nhiều dị tật
  • Có thể thực hiện từ tuần 10 trở đi
  • Chi phí thấp
  • An toàn không xâm lấn thai

Nhược điểm 

  • Chi phí sàng lọc cao
  • Chỉ thực hiện được trong quý 1
  • Độ chính xác thấp hơn
  • Tỷ lệ dương tính giả > 5%
  • Tỷ lệ âm tính giả cao hơn
  • Sàng lọc ít dị tật  

Kể từ năm 2020, Bộ Y Tế Việt Nam đã bắt kịp xu hướng của thế giới, đưa NIPT vào danh mục các xét nghiệm sàng lọc trước sinh bên cạnh các phương pháp Double test, Triple test và siêu âm. Bởi NIPT có độ chính xác cao hơn, phát hiện nhiều dị tật bao trùm những dị tật Double test có thể phát hiện do vậy đây là kỹ thuật các nhà Sản khoa tin tưởng, khuyên mẹ bầu có điều kiện tài chính tốt nên chọn. 

4. Giải đáp thắc mắc liên quan đến NIPT và Double test

4.1 Làm Double test rồi có cần làm triple test không?

Double test không thể thay thế cho xét nghiệm Triple test được thực hiện trong quý 2. Lý do là bởi: 

  • Độ chính xác của Double test không cao: Double test chỉ cho phép tiên lượng nguy cơ mắc, không thể khẳng định chẩn đoán.
  • Triple test khảo sát các hoạt chất khác, có giá trị chẩn đoán khác: Triple test khảo sát nồng độ 3 chất là AFP, free hCGβ và Estriol. Giá trị của Triple test là khảo sát nguy cơ mắc Down, Edward và dị tật ống thần kinh. Ngoài đánh giá thêm dị tật ống thần kinh là khác Double test, hai hội chứng Down và Edward cũng được khảo sát trên 2 khía cạnh khác nhau, thời điểm khác nhau giữa 2 xét nghiệm.

4.2 Làm xét nghiệm NIPT rồi có cần làm Triple test không?

Nếu mẹ bầu đã lựa chọn làm NIPT sớm trong quý đầu của thai kỳ, việc tiến hành xét nghiệm Triple test là không còn cần thiết. Lý do là bởi: 

  • Độ chính xác của NIPT cao hơn: Triple test có độ chính xác tương tự Double test, từ 80 - 90%. Khảo sát lại Triple test sau làm NIPT có độ chính xác >99% là lãng phí và không cần thiết.
  • NIPT khảo sát nhiều dị tật bẩm sinh hơn: Khảo sát trên 20 hội chứng dị tật bẩm sinh trong đó có 2 hội chứng Triple test có thể khảo sát là Down và Edward.
  • Đối với dị tật ống thần kinh thì mẹ bầu có thể siêu âm thai ở tuổi thai 16-20 tuần.

Trung tâm xét nghiệm Gentis tại Hà Nội

Lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín giúp độ chính xác của NIPT được đảm bảo ở >99%

Qua những chia sẻ trên, hy vọng cha mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa NIPT và Double test từ đó lựa chọn được các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh trước sinh tốt nhất cho mẹ và thai nhi. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy gọi tới tổng đài 0988 00 2010 để được chuyên gia tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé!

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác