Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 1059
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Thể khảm ở thai nhi và nhau thai: Sự khác biệt giữa kết quả NIPT và Chọc ối

Ngày đăng : 24-02-2023
Ngày cập nhật: 23-08-2023
Tác giả: Gentis
Thể khảm là hiện tượng xuất hiện hai hay nhiều dòng tế bào với các bộ nhiễm sắc thể (NST) khác nhau trong cùng một cá thể. Các trường hợp dương tính giả/ âm tính giả do xuất hiện thể khảm đã được báo cáo và đưa ra bàn luận giữa các nhóm tác giả trên thế giới. Bài viết dưới đây là một số ca lâm sàng cụ thể báo cáo về các trường hợp này.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) giúp phát hiện các dị tật phổ biến của thai nhi trong thai kỳ thông qua việc giải trình tự DNA tự do (cfDNA) của thai nhi lưu thông trong huyết tương của mẹ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cũng như giá trị tiên đoán âm tính rất cao. Hiệu quả của xét nghiệm NIPT đã được chứng minh rõ ràng, đặc biệt là trong việc phát hiện T21, T18 và T13. Từ năm 2011, xét nghiệm được đưa vào sử dụng rộng rãi và đến nay NIPT đã trở thành một xét nghiệm không thể thiếu trong thực hành lâm sàng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

CfDNA được sử dụng để phân tích trong xét nghiệm NIPT có nguồn gốc từ nhau thai thông qua quá trình tự chết (apoptosis) của các tế bào lá nuôi giải phóng vào trong máu của mẹ. Thai nhi và nhau thai đều bắt nguồn từ một trứng được thụ tinh duy nhất nên chúng thường giống nhau về mặt di truyền, nhưng sự khác biệt giữa nhau thai và thai nhi là lý do quan trọng dẫn đến những kết quả có thể không chính xác trong xét nghiệm NIPT vì cfDNA được phân tích là từ nhau thai chứ không phải trực tiếp từ thai nhi. Và một trong những nguyên nhân thường gặp phố biến dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả NIPT và chẩn đoán (sinh thiết gai nhau/ chọc ối) là do xuất hiện thể khảm ở thai nhi và nhau thai. 

II. THỂ KHẢM LÀ GÌ?

Thể khảm là hiện tượng xuất hiện hai hay nhiều dòng tế bào với các bộ nhiễm sắc thể (NST) khác nhau trong cùng một cá thể.

Thể khảm có thể được chia thành hai loại chính dựa vào dòng tế bào và vị trí bị ảnh hưởng:

- Khảm nhau thai (hay còn gọi là khảm khu trú bánh nhau): hiện tượng các tế bào ở thai nhi bình thường nhưng các tế bào ở nhau thai bất thường, có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm NIPT bị dương tính giả.

- Khảm thai nhi: hiện tượng các tế bào ở thai nhi bị bất thường nhưng các tế bào ở nhau thai lại bình thường, có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm NIPT bị âm tính giả. Nguyên nhân dẫn đến khảm là do các lỗi phân chia sau khi tiếp hợp trong các dòng tế bào nhau thai và thai nhi, thường dẫn đến các khu vực cục bộ của thể tam nhiễm sắc thể và thể khảm ở mức độ thấp. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh khảm ở thai nhi hay nhau thai phụ thuộc vào thời điểm và vị trí xuất hiện thể tam nhiễm sắc thể trong dòng tế bào phôi thai. Các loại khảm khác nhau dẫn đến các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng khác nhau cũng như các bệnh khác nhau [1].

a) Thể khảm nhau thai (khảm khu trú bánh nhau); b) Thể khảm thai nhi - Nguồn: Grati el al 2016

III. ẢNH HƯỞNG THỂ KHẢM TỚI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NIPT

Các trường hợp dương tính giả/ âm tính giả do xuất hiện thể khảm đã được báo cáo và đưa ra bàn luận giữa các nhóm tác giả trên thế giới. Sau đây là một số ca lâm sàng cụ thể báo cáo về các trường hợp này.

1. Trường hợp Dương tính giả do khảm nhau thai:

Một ca báo cáo của Kang và công sự năm 2022 [2].Thai phụ 30 tuổi, có tiền sử ba lần sảy thai tự nhiên. Lần 1: 47, XY, +21; lần 2: 45, X; lần 3: song thai dính liền. Sau khi được tư vấn di truyền đầy đủ, ở lần mang thai thứ 4, thai phụ thực hiện xét nghiệm NIPT ở tuần thai thứ 11+0 ngày, kết quả cho thấy nguy cơ cao về trisomy 21 (FF = 6,98%, 21 nhiễm sắc thể Z-score = 3,6) (Hình 1). 

Đến tuần thứ 14+0 ngày, thai phụ được chỉ định xét nghiệm xâm lấn là sinh thiết gai nhau (CVS) để thực hiện QF-PCR và Karyotype, kết quả cho QF-PCR bình thường nhưng Karyotype cho thấy xuất hiện hai dòng tế bào khác nhau là 47, XX, +21 và 46, XX (Hình 2). Do có sự khác biệt giữa kết quả NIPT và CVS, bệnh nhân đã được chọc ối ở tuần thứ 15+6 ngày và cho kết quả bình thường trong QF-PCR và karyotyping 46, XX trong nuôi cấy dài hạn.


Hình 1: Kết quả NIPT cho nguy cơ cao T21 (FF = 6,98%, 21 nhiễm sắc thể Z-score = 3,6)

Hình 2: Kết quả Karyotype cho thấy xuất hiện khảm, hai dòng tế bào khác nhau là 47, XX,+21 và 46, XX

Thai phụ tiếp tục mang thai và đã sinh em bé khỏe mạnh ở tuần thai thứ 38+5 ngày. Sau khi sinh, mẫu máu cuống rốn, nhau thai ở các vị trí gần thai nhi và gần mẹ được lấy để kiểm tra bằng QF-PCR. Kết quả QF-PCR bình thường ở máu cuống rốn và nhau thai vị trí gần thai nhi, và đã phát hiện trisomy 21 ở vị trí nhau thai gần mẹ và ở màng ối. Kết luận: khảm nhau thai

2. Trường hợp Âm tính giả do khảm thai nhi: 

Một ca báo cáo của Agnese và công sự năm 2022 [3].

Thai phụ 31 tuổi mang thai tự nhiên lần đầu tiên, nhưng thai phụ có hút thuốc với số lượng lớn. Vào tuần thai thứ 11, thai phụ thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm huyết thanh mẹ cho kết quả: siêu âm với số đo độ mờ da gáy (NT) là 1,8 mm và hình ảnh xương mũi bình thường, sàng lọc huyết thanh mẹ cho nguy cơ thấp đối với trisomy 21.

Được sự tư vấn của bác sĩ, thai phụ quyết định thực hiện NIPT ở tuần thai thứ 12, kết quả đã xác nhận nguy cơ thấp đối với trisomy 13, 18 và 21. Thai kỳ được tiếp tục theo dõi và ở tuần thai thứ 20, kết quả siêu âm xác định thai nhi hạn chế tăng trưởng, bất thường động mạch dưới đòn phải, tăng sức cản tử cung-nhau thai trong tử cung. Sau đó, phương pháp chọc ối đã được đề xuất, DNA chiết xuất từ tế bào nước ối đều tương thích với T21 ở cả QF-PCR và microarray.

Các phân tích sâu hơn về NIPT được nhà cung cấp tư vấn thêm cho thai phụ, sau đó thai phụ quyết định thực hiện lại xét nghiệm NIPT và tuần thai thứ 20+3 ngày, kết quả cho nguy cơ thấp với trisomy 13, 18 và 21. Sau khi được tổ tư vấn đa ngành giải thích về khả năng có thể xuất hiện khảm thai nhi, thai phụ quyết định chọc ối một lần nữa, và kết quả xác nhận là T21, thai phụ quyết định đình chỉ thai.

Sau khi đình chỉ thai vào tuần thứ 21+5 ngày, kiểm tra dị dạng của thai nhi cho thấy sống mũi phẳng, nhân trung nổi rõ, lưỡi to nhẹ, tai không đối xứng và hơi thấp, vẹo nhẹ, ngón tay thứ năm có nếp hai bên (Hình 3), hình ảnh chụp X-quang cho thấy sự hiện diện của 11 cặp xương sườn.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm tiếp tục được thực hiện để xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự sai lệch kết quả trên. Mẫu nhau thai lấy ở các vị trí khác, mẫu da, gan của thai nhi được lấy để làm microarray. Kết quả cho thấy, nhau thai không phát hiện bất thường, DNA tách chiết từ da cho thấy T21 nhưng DNA tách chiết từ gan lại cho kết quả nguyên bội. Kết luận: thai nhi bị khảm.

Hình 3: Một số hình ảnh trên lâm sàng của mẫu thai đình chỉ

IV. KẾT LUẬN:

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu tuyệt vời để phát hiện trisomy 21 so với các phương pháp sàng lọc khác (tỷ lệ phát hiện lớn hơn 99% và tỷ lệ dương tính giả nhỏ hơn 0,1%). Tuy nhiên, các trường hợp dương tính/ âm tính giả cực kỳ thấp nhưng nhất quán cũng đã được báo cáo. Sự hiện diện của thể khảm đã ảnh hưởng đến việc giải thích và quản lý kết quả NIPT, hiện tượng khảm ở thai nhi và nhau thai có thể tạo ra sự không phù hợp giữa kết quả từ xét nghiệm cffDNA và chọc ối do sự khác biệt về thông tin di truyền giữa nhau thai và thai nhi, tạo ra kết quả NIPT âm tính giả hoặc dương tính giả.

Trên đây là hai trường hợp điển hình cho việc xuất hiện khảm đã dẫn đến kết quả có sự khác biệt giữa kết quả NIPT và chọc ối. Với việc triển khai rộng rãi xét nghiệm NIPT, xét nghiệm chẩn đoán và sự xuất hiện của các kết quả khác nhau, sẽ hữu ích trong việc thiết lập các chiến lược để điều tra và hiểu về cơ chế bệnh khảm, từ đó hỗ trợ tư vấn cho các cặp vợ chồng và quản lý việc mang thai với thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

[1] Grati F. R. (2014). Chromosomal mosaicism in human feto-placental development: Implications for prenatal diagnosis. J. Clin. Med. 3, 809–837. 10.3390/jcm3030809

[2] Kang KM, Kim SH, Park JE, et al. Inconsistency between non-invasive prenatal testing (NIPT) and conventional prenatal diagnosis due to confined placental and fetal mosaicism: Two case reports. Front Med (Lausanne). 2022;9:1063480.

[3] Published 2022 Dec 15. doi:10.3389/fmed.2022.1063480[3] Feresin A, Stampalija T, Cappellani S, et al. Case Report: Two cases of apparent discordance between non-invasive prenatal testing (NIPT) and amniocentesis resulting in feto-placental mosaicism of trisomy 21. Issues in diagnosis, investigation and counselling. Front Genet. 2022;13:982508. Published 2022 Oct 25. doi:10.3389/fgene.2022.982508

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác