Sàng lọc sơ sinh (SLSS) là xét nghiệm sử dụng các kỹ thuật để phát hiện trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền nhưng chưa có biểu hiện trên lâm sàng ở giai đoạn sơ sinh.
Sàng lọc sơ sinh bắt đầu trên thế giới vào năm 1961 với việc xét nghiệm bệnh phenylketo niệu ở trẻ. Trẻ bị mắc bệnh này bình thường khi mới sinh, sau đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như tăng động, loạn thần,… do sự tích tụ phenylalanin trong cơ thể không thể chuyển hóa thành tyrosin. Robert Guthrie đã phát triển một phương pháp đơn giản thông qua ức chế vi khuẩn để phát hiện nồng độ phenylalanin cao trong máu. Ông cũng là người tiên phong trong việc thu mẫu máu trên giấy lọc vẫn được thực hiện đến ngày nay.
Sàng lọc sơ sinh đầu tiên được thực hiện như một chương trình y tế cộng đồng ở Hoa Kỳ vào những năm 1960 sau đó mở rộng ra thế giới.
Riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 1.4 triệu trẻ sinh ra, trong đó 1.5-2% (28.000) số trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh. Đến năm 2017, sàng lọc sơ sinh ở Việt Nam đã đạt tỷ lệ 40% nhưng mới tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Xét nghiệm Sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bất thường ở trẻ để có thể điều trị ngay lập tức, hạn chế các tổn thương đến thần kinh và phát triển, từ đó giúp giảm thiểu chi phí điều trị nếu trẻ mắc bệnh, tăng tỷ lệ thành công điều trị giúp trẻ có cơ hội sống khỏe mạnh và bình thường.
(Theo Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế)
Đối với trẻ sơ sinh và gia đình:
- Là biện pháp hữu hiệu nhất để có thể phát hiện sớm, kịp thời điều trị những rối loạn chuyển hóa ở trẻ,di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh
- Các xét nghiệm trong sàng lọc sơ sinh giúp tiết kiệm chi phí điều trị và chi phí nuôi nấng, do khi mắc các bệnh bẩm sinh trẻ có thể mất khả năng học tập, làm việc để tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội khi đến tuổi trưởng thành
- Giảm đi lo lắng, gánh nặng cho gia đình có trẻ bị bệnh qua tham vấn, điều trị, phát hiện sớm bệnh và phòng ngừa tai biến xuất hiện đồng thời đảm bảo các em bé sơ sinh ngày càng khỏe mạnh hơn và có khởi đầu tốt đẹp trong tương lai.
Đối với cộng đồng:
- Giảm thiểu số trẻ sinh ra mắc một số khuyết tật, bệnh bẩm sinh, khiếm thính, mắc bệnh chuyển hóa, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, phòng tránh những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ
- Giúp trẻ phát triển bình thường, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực.
- Hemoglobin S (HbS): Khi acid glutamic ở vị trí số 6 chuỗi β bị thay thế bằng valin thì sẽ tạo thành HbS làm cho hồng cầu hình liềm. Đây là bệnh lý di truyền trên nhiễm sắc thể thường, bệnh này làm hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, chúng làm nghẽn các mạch máu nhỏ, ngăn cản lưu thông tuần hoàn và làm giảm các chức năng của hồng cầu. Người bệnh có 3 biểu hiện chính trên lâm sàng: thiếu máu tán huyết mãn có thể trầm trọng thêm với những đợt cấp, hiện tượng tắc mạch máu và dễ nhiễm trùng.
- Hemoglobin C (HbC): Khi acid glutamic ở vị trí số 6 chuỗi β bị thay thế bằng lysin thì sẽ tạo thành HbC. Khả năng vận chuyển oxy của HbC không thật sự tốt, thường là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu tán huyết. Bệnh cảnh lâm sàng của HbC là thiếu máu tán huyết mãn tính mức độ trung bình.
- Hemoglobin E (HbE): HbE là hậu quả của một đột biến tại chuỗi β, làm acid glutamic ở vị trí số 26 bị thay thế bằng lysin.
Ngoài ra Hemoglobin cũng gây ra bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (do giảm mất một phần hay mất chuỗi tổng hợp globin). Tùy thuộc loại chuỗi globin bị ảnh hưởng, người ta chia thành hai thể bệnh: α-thalassemia, β-thalassemia. Nếu như α -thalassemia là loại thường gặp nhất thì β-thalassemia là loại có triệu chứng lâm sàng nặng nhất.
- α-thalassemia Trong bệnh α-thalassemia, số lượng chuỗi β (hoặc chuỗi γ) là dư so với chuỗi α nên có thể thấy sự hiện diện của HbH (β4) hoặc Hb Bart’s (γ4). Hồng cầu mang những Hb này dễ vỡ, dẫn đến hậu quả là tình trạng thiếu máu tán huyết.
- β–thalassemiaTrong bệnh β-thalassemia, sự khiếm khuyết tổng hợp chuỗi β làm cho các chuỗi α trở nên dư thừa. Sự mất cân bằng giữa tổng hợp chuỗi a và β càng nhiều thì mức độ của bệnh càng trầm trọng.
✅Các bệnh lý cơ bản: Sử dụng kỹ thuật Elisa trên máy Miễn dịch điện hóa phát quang;
✅Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Sử dụng khối phổ song song (MS/MS)
✅Bệnh Hemoglobin: Sử dụng phương pháp điện di đẳng điện tập trung