Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 625
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Lợi ích khi tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm UTCTC cộng đồng

Ngày đăng : 07-01-2021
Ngày cập nhật: 07-01-2021
Tác giả: Gentis
Tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (UTCTC) thông qua các phương pháp xét nghiệm tế bào học, HPV ADN… đã được áp dụng trong chiến dịch sàng lọc UTCTC tại nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Australia, Anh... và trong nhiều nghiên cứu lâm sàng. Kết quả cho thấy, sàng lọc sớm giúp giảm tỷ suất và bệnh suất UTCTC.

Nhiều quốc  gia thực hiện chiến dịch sàng lọc ung thư cổ tử cung

Cục phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task Force) đã ước tính rằng sàng lọc UTCTC bằng phương pháp tế bào học nhúng dịch và HPV ADN giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ít nhất 60% và 20-60% tỷ lệ tử vong do ung thư sau khi thực hiện nghiên cứu trên 141 566 đối tượng thực hiện sàng lọc UTCTC bằng phương pháp tế bào học nhúng dịch (LBC) và HPV ADN 5.

Tại Anh, nghiên cứu mối ảnh hưởng giữa sàng lọc UTCTC và tỷ lệ mắc UTCTC từ năm 1993-2013 cho thấy ước tính rằng việc kiểm tra đã ngăn ngừa khoảng 65000 case ung thư 4.

Tại Australia, chương trình sàng lọc tế bào cổ tử cung quốc gia trong chiến dịch tầm soát UTCTC rất hiệu quả từ năm 1991. Chương trình triển khai sàng lọc tế bào 2 năm/lần (kèm theo hệ thống theo dõi, nhắc nhở) cho phụ nữ từ 18 - 69 tuổi (hoặc sau khi có quan hệ tình dục được 2 năm), trong đó bao gồm phụ nữ đã được tiêm phòng HPV 1,6. Phương pháp tế bào học cho thấy hiệu quả cao trong việc làm giảm tử suất do UTCTC tuy nhiên vẫn có những hạn chế riêng về kỹ thuật và độ chính xác. Tháng 12/2017, xét nghiệm HPV ADN được thay thế cho Pap test trong chương trình sàng lọc UTCTC tại Australia và kết quả cho thấy tỉ lệ phụ nữ được phát hiện sớm UTCTC và được bảo vệ tăng lên 30%3.

Tại Việt Nam

Hoạt động dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung được triển khai thực hiện với quy mô nhỏ lẻ tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh từ những năm 1970 - 1980 được thực hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Cuối những năm 1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung do Dự án phòng chống ung thư cổ tử cung Việt - Mỹ triển khai, cũng dựa vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung1.

Tỷ lệ mắc mới UTCTC tại Việt Nam ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm, đặc biệt tại một số tỉnh như Cần Thơ tỷ lệ mắc thô tăng từ 15,7/100.000 vào năm 2000 lên tới 25,9/100.000 vào năm 2009. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận...

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật không ngừng trong nhiều thập kỷ qua, các phương pháp xét nghiệm mới ra đời nhằm phát hiện sớm tổn thương tế bào CTC hay căn nguyên gây ung thư như phương pháp tế bào học nhúng dịch EPREP, xét nghiệm định type HPV ADN... là các xét nghiệm đơn giản, chính xác cao và rất dễ tiếp cận đối với cộng đồng.

Năm 2003, Australia thực hiện đánh giá hiệu quả tầm sát sàng lọc UTCTC bằng xét nghiệm HPV ADN. Kết quả cho thấy, phương pháp HPV ADN hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với tế bào học thông thường; tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung giảm 8-18% và tiết kiệm hệ thống y tế $ 33,8M- $ 52,8M 2.

Tại GENTIS

Khảo sát t lệ nhiễm HPV và loại type HPV mắc phải trên đối tượng bệnh nhân thực hiện xét nghiệm tại GENTIS

Thời gian khảo sát từ tháng 01/2019-04/2020 trên 12.762 mẫu xét nghiệm HPV từ các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương thực hiện tại GENTIS cho kết quả như sau:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mẫu âm tính và dương tính trên tổng số ca xét nghiệm tại GENTIS

Biểu đồ 2: Tỷ lệ các type mắc phải trong tổng số các ca xét nghiệm tại GENTIS

Bộ đôi E-Prep và HPV-ADN

Theo Bộ Y tế, đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được dự phòng và kiểm soát bằng các sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư. Để sàng lọc ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa hai phương pháp: E – Prep và HPV-ADN. GENTIS xin giới thiệu đến Qúy bác sĩ combo 2 xét nghiệm này.

  • Đối với xét nghiệm E-Prep mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không. Kết quả E-Prep sẽ chỉ ra tế bào ở cổ tư cung có bị tổn thương không, tổn thương ở mức độ nào.
  • Đối với xét nghiệm HPV-ADN (GenHPV), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp này không thay thể nhau, chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.

Để nhận ưu đãi combo 2 xét nghiệm, mời Qúy bác sĩ liên hệ với GENTIS qua số: 0388.002.010

Ngọc Hà

Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định 3877/QĐ-BYT 2019 tài liệu Đề án thí điểm Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”, mch.moh.gov.vn.
  2.  “Application No. 1276 – Renewal of the National Cervical Screening Program”, MSAC Outcome, MSAC 61st Meeting, 3-4 April 2014
  3. gov.au
  4. “Impact of screening on cervical cancer incidence in England: a time trend analysis”, doi: 10.1136/bmjopen-2018-026292.
  5. Whitlock E P, Vesco KK, Eder M, et al.: Liquid-based cytology and human papillomavirus testing to screen for cervical cancer: a systematic review for the U.S. Preventive Services Task Force. Ann Intern Med 2011;155:687-697.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác