Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 1301
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Vai trò của hỗ trợ sinh sản và các xét nghiệm quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm

Ngày đăng : 11-04-2025
Ngày cập nhật: 11-04-2025
Tác giả: Gentis
Ở Việt Nam, theo thống kê có khoảng 7-8% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ sinh sản. Như vậy với dân số 100 triệu người thì có khoảng 7-8 triệu người có vấn đề cần được tư vấn, hỗ trợ sinh sản; trong số này có khoảng trên 1 triệu cặp vợ chồng có nhu cầu thiết thực về hỗ trợ sinh sản.
Nội dung chính

Như vậy có thể thấy nhu cầu về hỗ trợ sinh sản của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản ở nước ta là khá lớn. Cùng đó, sự phát triển của khoa học công nghệ với nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu về xét nghiệm, xét nghiệm di truyền đã đồng hành cùng chuyên ngành hỗ trợ sinh sản để giúp các gia đình vô sinh, hiếm muộn sinh ra những đứa con khoẻ mạnh.

Nhân dịp Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội nhận được quyết định trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vì đã có nhiều thành tích trong công tác Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024, chúng tôi đã phỏng vấn GS.TS Nguyễn Đình Tảo – Chủ tịch Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội về đóng góp của Hội trong công tác hỗ trợ sinh sản cũng như vai trò của hỗ trợ sinh sản và các xét nghiệm quan trọng trong thụ tinh ồng nghiệm.

GS.TS.BS Nguyễn Đình Tảo (Chủ tịch Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội)

PV: Trước hết xin chúc mừng Giáo sư và Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội nhận được quyết định trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vì đã có nhiều thành tích trong công tác Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024?

GS.TS Nguyễn Đình Tảo: Tôi và các thành viên của Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội rất vui khi những đóng góp của chúng tôi vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn Hà Nội, cụ thể ở đây là lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đã được các cấp, các ngành, lãnh đạo thành phố ghi nhận, thông qua quyết định trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho Hội.

Ngành hỗ trợ sinh sản ra đời tại Việt Nam từ năm 1998, đến nay đã gần 30 năm với rất nhiều thành tựu. Riêng Hội, các chi hội Hỗ trợ sinh sản của Hà Nội dù mới thành lập từ năm 2019 nhưng đã có những bước phát triển rất nhanh chóng. Ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã đặt ra các tiêu chí cụ thể như đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và điều trị.

Đối với ngành hỗ trợ sinh sản, muốn làm tốt phải có nhân lực có chuyên môn về lĩnh vực này, vì thế công tác đào tạo luôn được Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội quan tâm ngay từ ngày sau khi thành lập. Chúng tôi phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y và gần đây kể cả Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông và một số sơ sở khác cũng tham gia  đào tạo nhân lực về hỗ trợ sinh sản.

Chương trình đào tạo luôn cập nhật, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Hội tổ chức đào tạo cầm tay chỉ việc, đồng thời tổ chức các hội thảo khoa học, chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức của các thầy, cô là ‘gạo cội’ trong chuyên ngành hỗ trợ sinh sản trên cả nước. Mỗi năm Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội đăng cai tổ chức khoảng 4-5 hội thảo khoa học thu hút hàng trăm chuyên gia trong nước và quốc tế, các y bác sĩ, kỹ thuật viên thuộc nhiều đối tượng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm.

Việc này mang lại những lợi ích thiết thực về chuyên môn cho đội ngũ nhân lực làm công tác hỗ trợ sinh sản của Hà Nội được cập nhật, chia sẻ kiến thức chuyên môn cả trong nước và quốc tế để áp dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Có thể nói các diễn đàn khoa học của Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội đã trở thành ‘sân chơi’ có uy tín, chất lượng, bổ ích cho những người đã - đang làm và sẽ làm lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.

Chúng tôi luôn đồng hành để chia sẻ kiến thức chuyên môn cập nhật, tiên tiến về hỗ trợ sinh sản, vai trò của xét nghiệm di truyền, thành tựu của công nghệ xét nghiệm di truyền trong hỗ trợ sinh sản… đến các đồng nghiệp không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn nhiều tỉnh, thành lân cận. Muốn làm được điều này không phải lúc nào cũng trực tiếp qua hội nghị, hội thảo, sinh hoạt khoa học mà còn có thể qua các diễn đàn trực tuyến.

Đồng hành với Hội thời gian qua, có thể nói GENTIS không chỉ tham gia các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt khoa học với các hình thức trực tiếp, trực tuyến mà với thế mạnh về chuyên môn, nhân lực và hệ thống thiết bị y tế, công nghệ, GENTIS đã lan toả, đưa những công nghệ về xét nghiệm nói chung, xét nghiệm di truyền hiện đại nói riêng ứng dụng tại Việt Nam để phục vụ chuyên ngành hỗ trợ sinh sản.

GENTIS vinh dự được đồng hành cùng Hội Hỗ trợ sinh sản TP Hà Nội trong nhiều hoạt động

Trước đây, nhiều xét nghiệm di truyền trong hỗ trợ sinh sản phải chuyển đi nước ngoài thực hiện với chi phí đắt nhưng hiện nay, nhiều đơn vị, trong đó có GENTIS đã đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ, đưa thiết bị hiện đại vào hoạt động, góp phần quan trọng đồng hành, đưa chuyên ngành hỗ trợ sinh sản của Việt Nam phát triển, tỷ lệ thành công cao.

Chính vì thế chuyên ngành hỗ trợ sinh sản của Việt Nam không chỉ giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ mà nhiều Việt Kiều cũng đã quay về Việt Nam để thực hiện hỗ trợ sinh sản.

PV: Theo Giáo sư những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng?

GS.TS Nguyễn Đình Tảo: Hiện nay do cả 2 giới nam và nữ đều có những thay đổi về quan niệm kết hôn, nhiều bạn trẻ lập gia đình muộn, họ lo học hành, ổn định công việc mới tính đến chuyện kết hôn do đó, nhiều người qua ‘độ tuổi vàng’ của sinh sản, sau tuổi 30 tuổi mới bắt đầu sinh con. 

Cùng đó nhiều cặp vợ chồng chịu áp lực xã hội, lúc nào cũng lo kiếm công ăn, việc làm… Bên cạnh đó lối sống thiếu khoa học, dinh dưỡng không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến cả nội tiết tố của phụ nữ cũng như chất lượng tinh trùng của nam giới.

Tất cả những điều này ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản. Chính vì thế nhu cầu hỗ trợ sinh sản tăng lên.

Chính vì thế tôi cho rằng ngành hỗ trợ sinh sản ra đời rất đúng lúc, hợp lý và giải quyết được vấn đề nan giải cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Nếu ngày xưa vô sinh hiếm muộn thì các cặp vợ chồng thường trông chờ vào con cầu tự, không có thì đành chấp nhận hoặc xin con nuôi.

Hiện nay tỷ lệ phụ nữ tắc 2 vòi trứng rất cao, đây là nguyên nhân ‘đầu tay’ khiến người phụ nữ khó có con; hoặc tỷ lệ nam giới ít tinh trùng, hoặc không có tinh trùng hay tinh dịch… khó có con. Nhưng ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyên ngành hỗ trợ sinh sản đã ‘biến không thành có’ tức là ứng dụng khoa học công nghệ để giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, khó có con cũng được hạnh phúc làm cha mẹ.

PV: Vậy theo Giáo sư, các xét nghiệm di truyền đóng vai trò như thế nào trong việc cải thiện tỷ lệ thành công của IVF? Trong quá trình thực hiện IVF, những xét nghiệm di truyền nào là bắt buộc và quan trọng nhất?

GS.TS Nguyễn Đình Tảo: Sự phát triển của ngành di truyền song song với sự phát triển của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam. Thậm chí một số công nghệ của ngành di truyền đã có những phát triển vượt bậc.

Chúng tôi gắn bó với chuyên ngành hỗ trợ sinh sản bao năm nay, nhưng với sự phát triển của chuyên ngành di truyền nhiều khi ‘như là một giấc mơ’.

Năm 2008, chúng tôi tổ chức hội thảo về chuyên ngành di truyền, ở thời điểm đó chúng tôi còn nghĩ ‘viển vông làm sao để biết được tình trạng của phôi khoẻ hay không’? Ngay cả bản thân tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu cấp nhà nước về xét nghiệm di truyền - tiền làm tổ và năm 2012, chúng tôi đã thành công giúp các cặp vợ chồng nhiều lần bị thai chết lưu, hoặc đã từng sinh con mắc các bệnh di truyền, sự phối kết hợp giữa công nghệ hỗ trợ sinh sản và di truyền- sàng lọc gen họ đã có những đứa con khỏe mạnh. Tôi cho rằng đây là đóng góp rất có ý nghĩa của chuyên ngành xét nghiệm di truyền.

GS Tảo chia sẻ về vai trò của hỗ trợ sinh sản và các xét nghiệm quan trọng trong thụ tinh ồng nghiệm

Theo tôi ngành xét nghiệm di truyền kết hợp với ngành hỗ trợ sinh sản để tạo ra những đứa con khoẻ mạnh là một sự kỳ diệu của ngành hỗ trợ sinh sản và chuyên ngành di truyền.

Có thể nói, nếu như chuyên ngành hỗ trợ sinh sản tạo nên những chiếc phôi thì ngành xét nghiệm di truyền đã giúp chúng tôi nhận biết được chiếc phôi đó có khoẻ không? Có mang gen bệnh không? để cả bác sĩ và gia đình không còn phải ‘lăn tăn’ trước khi chuyển phôi.

Trong hỗ trợ sinh sản có nhiều xét nghiệm, từ đơn giản đến phức tạp. Tức là xét nghiệm chung về sức khoẻ, xem khả năng đáp ứng của buồng trứng có tốt không? đáp ứng về tinh dịch đồ có tốt không? Nếu tinh dịch đồ ít thì có thể làm xét nghiệm phân mảnh tinh trùng xem có vấn đề gì trong tinh trùng không? 

Rồi xét nghiệm đến những bất thường. Nếu trong gia đình có tiền sử về bệnh di truyền như tan máu bẩm sinh, máu khó đông… sẽ tiến hành xét nghiệm di truyền. Từ đó những người làm hỗ trợ sinh sản như chúng tôi sẽ sàng lọc để loại bỏ gen bệnh di truyền.

Theo tôi những bạn trẻ sắp kết hôn có điều kiện nên thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân này để nếu có phát hiện những gen bệnh di truyền, bất thường thì trao đổi với y bác sĩ để có hướng tư vấn, điều trị.

Cá nhân tôi và các đồng nghiệp làm hỗ trợ sinh sản, trong quá trình làm đề tài nghiên cứu về xét nghiệm di truyền, đến thăm một cơ sở y tế điều trị các bệnh nhân mắc bệnh về máu đã rất xót xa khi chứng kiến nhiều trẻ mang gen bệnh di truyền thường xuyên phải gắn bó với bệnh viện.

PV: Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (xét nghiệm PGT) có ý nghĩa ra sao trong việc sàng lọc phôi trước khi chuyển vào tử cung? Những trường hợp nào nên thực hiện xét nghiệm này, thưa Giáo sư?

GS.TS Nguyễn Đình Tảo: Như tôi đã nói xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (xét nghiệm PGT) đóng vai trò quan trọng trong thực hiện hỗ trợ sinh sản. Hiện xét nghiệm PGT có hai loại là xét nghiệm PGT-A và xét nghiệm PGT-M. 

Trong đó, xét nghiệm PGT-A là xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ nhằm phát hiện các bất thường lệch bội nhiễm sắc thể của phôi.

PGT-M là xét nghiệm phát hiện các đột biến di truyền gây bệnh ở phôi được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ trước khi được lựa chọn để chuyển vào tử cung - phương pháp giúp các mẹ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sinh con khỏe mạnh. Từ đó nâng cao chất lượng phôi chuyển và sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Xét nghiệm PGT là xét nghiệm cả 46 nhiễm sắc thể, theo đó khi thực hiện xét nghiệm này trước chuyển phôi sẽ giúp chúng ta biết trước được phôi đó có khoẻ mạnh không? Có dị tật gì không? Nếu phát hiện phôi đó có dị tật thì sẽ không chuyển phôi nữa mà chỉ chuyển những phôi khoẻ mạnh.

Chứng kiến những cặp vợ chồng từng nhiều lần không được hạnh phúc làm cha mẹ khi quá trình mang thai gặp những trục trặc như sảy thai, thai lưu… do bố mẹ mang gen bệnh, chúng tôi rất xót xa, do đó, việc việc chúng ta ứng dụng công nghệ xét nghiệm di truyền để chọn những phôi khoẻ mạnh nhằm chuyển phôi để từ đó người mẹ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh là niềm hạnh phúc, là tự hào của những người làm hỗ trợ sinh sản nói riêng, người thầy thuốc nói chung.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Hiện nay có 3 loại xét nghiệm PGT truyền thống là PGT-A, PGT-SR và PGT-M. Theo đó, PGT-A giúp xác định các phôi bình thường và tăng cơ hội thành công trong việc thụ tinh ống nghiệm (IVF). PGT-SR có khả năng phát hiện chuyển đoạn không cân bằng ở phôi trước khi chuyển phôi, từ đó lựa chọn phôi bình thường giúp tăng cơ hội đạt được thai kỳ thành công. PGT-M dùng để sàng lọc các bệnh di truyền đơn gen, cho phép chỉ chuyển những phôi không mang đột biến gen.

GENTIS là đơn vị tiên phong tại Việt Nam có khả năng thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ PGT một cách chính xác, chuyên nghiệp với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia cao cấp. Đặc biệt, GENTIS có thể sàng lọc được khoảng 100 bệnh đơn gen với xét nghiệm PGT-M.

Ngoài ra, GENTIS còn phát triển các xét nghiệm và phương pháp sàng lọc phôi mới như PGT-Max 1, PGT NEXT và PGT UPGRADE với những cải tiến mới.

PGT-Max 1 có thể phát hiện được các bất thường vi mất đoạn/ lặp đoạn phổ biến với kích thước nhỏ (>2 Mb), liên quan đến một số hội chứng di truyền như mất đoạn 22q11.2 (Hội chứng DiGeorge), mất đoạn 1p36 (Hội chứng mất đoạn 1p36),… PGT NEXT với khả năng phát hiện bất thường lệch bội trên 24 nhiễm sắc thể, bất thường thêm, mất đoạn nhiễm sắc thể, bất thường thể đa bội hoặc đơn bội.

Trong khi đó, PGT UPGRADE có khả năng phát hiện bất thường lệch bội trên 24 nhiễm sắc thể, bất thường thêm, mất đoạn nhiễm sắc thể, phôi mang chuyển đoạn cân bằng (do di truyền từ bố/mẹ).

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác