Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 617
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Liệu người có nhiễm sắc thể XYY có thể liên quan đến tội phạm?

Ngày đăng : 19-12-2020
Ngày cập nhật: 21-12-2020
Tác giả: Gentis
John Money (1969) nhận thấy rằng người có karyotype XYY rất dễ nhận biết và tìm thấy trong các trại giam hơn là ở một nơi nào khác bởi ngoại hình cao lớn và những tính cách khác thường như: trẻ em thì hay trốn học và học kém; có những suy nghĩ kỳ quặc, hạn chế giao tiếp nhưng đôi khi lại bốc đồng, hành động bột phát và dễ gây bạo lực.

Xin giới thiệu với Qúy độc giả bài viết của Đại tá Hà Quốc Khanh:

"Trong y học, hiện tượng bất thường nhiễm sắc thể giới tính không còn là điều mới mẻ; đã có nhiều học giả, các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nguyên nhân của hiện tượng bất thường nhiễm sắc thể giới tính là do lỗi của quá trình phân bào giảm phân để hình thành giao tử (trứng và tinh trùng) trong tế bào. Chính từ lỗi này mà khi hình thành hợp tử, phát triển thành phôi rồi sinh ra một cơ thể mới mang trong mình nhiễm sắc giới tính bị lỗi. Do đó xuất hiện những hội chứng mà giới chuyên môn gọi là: Hội chứng Turner (XO), hội chứng Triple X (XXX), hội chứng Kleinfelter (XXY), hội chứng Jacobs hay còn gọi là siêu nam (XYY) hoặc XXYY. 

Vậy người có nhiễm sắc thể XYY có gì đặc biệt.

Hiện tượng có thừa 1 nhiễm sắc thể Y được phát hiện lần đầu vào năm 1961 ở một người nam giới có kiểu hình bình thường. Đến năm 1965, Jacobs và cộng sự đã tiến hành xét nghiệm khảo sát về nhiễm sắc thể giới tính đối với một số nam giới, họ là những bệnh nhân ở bệnh viện Carstair (Scotland). Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy tần suất người có nhiễm sắc thể giới tính XYY xuất hiện không bình thường ở những bệnh nhân này. 

Về sau, hàng loạt các nghiên cứu, khảo sát về nam giới có nhiễm sắc thể giới tính XYY được công bố. Và kết quả khảo sát này đưa ra một số nhận xét những nam giới có nhiễm sắc thể giới tính XYY biểu hiện những điểm đặc trưng sau:

Ngoại hình: Họ là những nam giới có chiều cao cao hơn bình thường, trán vát và thấp, cung mày lớn, hàm rộng… 

Tính cách: Thiếu tính tự chủ; tính khí bùng nổ; hành vi bốc đồng, hiếu động và chống đối xã hội. Phát triển trí tuệ chậm, giảm khả năng học tập và khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ; chỉ số IQ kém từ 60 – 80. Tuy nhiên, người bị hội chứng XYY không di truyền và vẫn có khả năng sinh con. 

John Money (1969) nhận thấy rằng người có karyotype XYY rất dễ nhận biết và tìm thấy trong các trại giam hơn là ở một nơi nào khác bởi ngoại hình cao lớn và những tính cách khác thường như: trẻ em thì hay trốn học và học kém; có những suy nghĩ kỳ quặc, hạn chế giao tiếp nhưng đôi khi lại bốc đồng, hành động bột phát và dễ gây bạo lực. Và tính bạo lực của người có karyotype XYY cao gấp 6 lần so với người có karyotype XY (Fraser F Clarker và cộng sự, 1975). Cũng theo tác giả này, tính chất bạo lực có liên quan đến nhân tố di truyền, sinh lý học, hóa sinh học, trình độ hiểu biết, điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường xung quanh. 

Gosavi  SR và cộng sự (2009) nêu quan điểm: tội phạm và người phạm tội là mối nguy hiểm cho xã hội. Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định nguyên nhân phạm tội, nhưng nhóm tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về di truyền tế bào trong khoa học hình sự. Nghiên cứu nhằm xác định sự liên quan giữa tội phạm và sự thay đổi bất thường của nhiễm sắc thể, chủ yếu nhiễm sắc thể giới tính. Qua khảo sát di truyền tế bào của 84 phạm nhân, nhóm nghiên cứu khảo sát đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa đặc tính tội phạm và nhiễm sắc thể. Đây chỉ là con số rất khiêm tốn, do đó nhóm đề nghị cần khảo sát mở rộng trong quần thể với số lượng đủ lớn để có được đánh giá tổng quát, sát thực; để từ đó có thể sử dụng đặc tính sinh học này như là một yếu tố chỉ thị tội phạm. 

Kirstine Stocholm và cộng sự (2012) đã nghiên cứu hội chứng lệch bội nhiễm sắc thể  XXY và XYY nhận thấy: những người bị phạt tù tăng ở nhóm người này, tính chất tội phạm thường thấy là: tội xâm hại tình dục, trộm cắp, gây hỏa hoạn và cho rằng nguyên là do rối loạn nhiễm sắc thể cùng với điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 281 người có hội chứng XYY thì có 161 người phạm ít nhất 1 tội. Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: những người có hội chứng XXY và XYY phạm tội xuất hiện nhiều hơn so với những người bình thường trong quần thể. Cùng với nhận xét trên, ngay từ năm 1992 Susan Horan cũng cho biết người có hội chứng XYY có tỷ lệ phạm tội cao hơn người bình thường XY. Và tác giả nêu vấn đề rằng, liệu với sự phát triển của khoa học công nghệ và y học như hiện nay có thể nhận biết sớm tiềm năng đặc tính tội phạm trước khi sinh ngay từ trong bào thai? 

Từ một số thông tin trên có thể đưa ra nhận xét rằng: Hiện tượng lệch bội nhiễm sắc thể giới tính là sự rối loạn di truyền dẫn đến một số hội chứng bệnh. Riêng hội chứng XYY ở nam giới tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến phạm tội cao hơn những người bình thường  XY. Nhưng không có nghĩa là những người có hội chứng XYY đều dễ phạm tội. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và y học ngày nay thì hội chứng lệch bội nhiễm sắc thể nói chung và nhiễm sắc thể giới tính nói riêng đều có thể sớm được phát hiện và can thiệp kịp thời để có thể làm giảm tối đa những hậu quả xấu về sau."

Đại tá Hà Quốc Khanh -  Nguyên phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an (Tổng hợp)

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác