Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 846
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Xét nghiệm Double Test có chính xác không? 2 yếu tố ảnh hưởng

Ngày đăng : 30-11--0001
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Xét nghiệm Double test có chính xác không? Theo đánh giá của thầy thuốc nhân dân Nguyễn Duy Ánh (giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội), phương pháp này có độ chính xác khoảng 70%. Vậy vì sao mẹ vẫn cần thực hiện sàng lọc Double test? Có phương pháp nào với độ chính xác cao hơn không? Để hiểu về vấn đề này, mẹ theo dõi tư vấn của GENTIS trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính

1. Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm double test

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test kiểm tra định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ. Hai chỉ số hóa sinh này do nhau thai tiết ra, làm thay đổi trong quá trình mang thai. Dựa vào sự bất thường về các chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ thai nhi có bị các dị tật như hội chứng Down, Edwards và Patau như sau: 

  1. Nguy cơ mắc bệnh Down: Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi và tuổi của thai phụ là 1:250, có nghĩa là: 
    • Thai nhi có nguy cơ thấp mắc Down: Kết quả Double test có mẫu số lớn hơn 250 
    • Thai nhi có nguy cơ cao mắc Down: Kết quả Double test có mẫu số nhỏ hơn 250 
  2. Nguy cơ mắc bệnh Patau và Edward: Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng này là 1:100, có nghĩa là: 
    • Thai nhi có nguy cơ thấp mắc bệnh Patau và Edward: Kết quả Double test có mẫu số lớn hơn 100
    • Thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh Patau và Edward: Kết quả Double test có mẫu số nhỏ hơn 100.

Xét nghiệm Double test là kỹ thuật định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ

Xét nghiệm Double test là kỹ thuật định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ

Xét nghiệm Double test có độ chính xác chỉ khoảng 70%, nó chỉ có ý nghĩa sàng lọc xem mẹ có nguy cơ cao hay thấp, không phải là để chẩn đoán.

Thầy thuốc nhân dân - PGS.TS. BS Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Do đó, nếu mẹ bầu được xếp vào nhóm nguy cơ cao không có nghĩa là 100% thai nhi bị dị tật. Lúc này mẹ cần được làm thêm các sàng lọc khác để được đánh giá chính xác nguy cơ hơn như phương pháp NIPT hoặc chọc ối. Ngược lại, khi mẹ được đánh giá nguy cơ thấp không có nghĩa thai nhi 100% an toàn, mẹ vẫn phải theo dõi sức khỏe, siêu âm và thực hiện các sàng lọc định kỳ tiếp theo. 

Mặc dù độ chính xác của Double test chỉ khoảng 70%, nhưng mẹ bầu vẫn cần thực hiện theo khuyến cáo vì double test giúp sàng lọc và hạn chế các tác động không cần thiết cho thai nhi có nguy cơ thấp (ví dụ phương pháp chọc ối). 

2. 2 yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của double test

Để có kết quả xét nghiệm Double test chính xác nhất, mẹ cần chú ý đến thời gian sàng lọc và lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm uy tín vì: 

  1. Thời gian sàng lọc: Kết quả sàng lọc Double test dựa trên 2 thông số là β-hCG tự do và PAPP-A. Thời điểm 11 - 13 tuần là giai đoạn vàng vì lúc này những bất thường về 2 chỉ số này là rõ ràng nhất, cụ thể: 
    • Nồng độ β-hCG sẽ tăng đáng kể trong 2 quý đầu nếu thai nhi mắc hội chứng Down, Patau và Edward.
    • Nồng độ PAPP-A trong máu mẹ giảm ở quý I của thai kỳ nếu thai nhi mắc các hội chứng này. Trong khi đó ở thai kỳ sau 14 tuần, nồng độ PAPP-A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc giảm nhẹ (không đáng kể) nên sẽ khó phát hiện chính xác nếu mẹ thực hiện xét nghiệm ở các tuần sau đó. 
  2. Địa chỉ xét nghiệm: Theo đánh giá của chuyên gia y tế, kỹ thuật của nhân viên y tế và phương tiện máy móc trang bị ảnh hưởng tới kết quả, độ chính xác và sự an toàn của mẹ bầu. Do đó, mẹ cần lựa chọn các đơn vị sàng lọc double test uy tín, được cấp phép bởi cơ quan y tế, có đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên với tay nghề cao và trang bị máy móc hiện đại nhất.

Xét nghiệm Double test có độ chính xác cao nhất khi mẹ thực hiện ở tuần 11 - 13

Xét nghiệm Double test có độ chính xác cao nhất khi mẹ thực hiện ở tuần 11 - 13 

3. Phương pháp sàng lọc nào có độ chính xác cao hơn Double test?

3 phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi được Bộ y tế khuyến cáo hiện nay là: Double test, Triple test, NIPT. Trong đó, phương pháp xét nghiệm Double test có độ chính xác thấp nhất. Để hiểu rõ hơn về độ chính xác và các sàng lọc này, mẹ kéo xuống bảng so sánh một số đặc điểm nổi bật dưới đây! 

Double test 

Triple test 

NIPT Illumina

Đặc điểm của phương pháp

Kiểm tra định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ

Đo nồng độ các protein, glycoprotein nguồn gốc bào thai, nhau thai lưu hành trong máu mẹ

Phân tích các đoạn ADB tự do của thai nhi trong máu của mẹ

Độ chính xác

Khoảng 70%

Khoảng  80 %

>99%

Các dị tật chẩn đoán được 

Hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau 

Hội chứng Down, hội chứng Edward, dị tật ống thần kinh 

Xét nghiệm được nhiều loại dị tật khác nhau tùy thuộc mức giá, chủ yếu xét phát hiện các loại dị tật như: Hội chứng Down, hội chứng Edwards, Hội chứng Patau, nhiễm sắc thể giới tính. 

Giá thành 

Khoảng 400.000 đồng  - 1.000.000 đồng 

Khoảng 400.000 đồng - 1.000.000 đồng

Khoảng 3.000.000 đồng - 18.000.000 đồng

Mức độ an toàn 

An toàn vì chỉ xét nghiệm máu mẹ, không xâm lấn thai nhi 

An toàn vì chỉ xét nghiệm máu mẹ, không xâm lấn thai nhi 

An toàn vì chỉ xét nghiệm máu mẹ, không xâm lấn thai nhi 

Dựa vào bảng trên mẹ bầu dễ dàng nhận thấy phương pháp NIPT có độ chính xác >99%, hơn hẳn 2 phương pháp còn lại. Vì vậy để đảm bảo kết quả chính xác nhất, mẹ nên lựa chọn sàng lọc trước sinh NIPT nếu có điều kiện. Mẹ tham khảo xét nghiệm sàng lọc NIPT tại GENTIS - địa chỉ uy tín được bác sĩ Vũ Bá Quyết ( Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) đánh giá cao và nhiều mẹ bỉm sữa review chất lượng. 

Để được tư vấn nhanh và đặt lịch hẹn, mẹ liên hệ hotline: 18002010 để được GENTIS sẽ tư vấn và trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng sau 5 ngày.

Xét nghiệm NIPT có độ chính xác tới 99.9% 

Xét nghiệm NIPT có độ chính xác >99%

4. Câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm double test 

Phần dưới đây, GENTIS sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm Double test. Mẹ theo dõi thêm để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này nhé! 

4.1. Làm Double test rồi có cần làm Triple test không?

Xét nghiệm Triple test là cần thiết phải thực hiện ở tuần 15 - 20 để phát hiện các loại dị tật: Dị tật Down, hội chứng Edward, dị tật ống thần kinh. Trong khi đó Double test không phát hiện được dị tật ống thần kinh. Vì vậy, xét nghiệm Double test ở tuần thứ 11 - 13 và Triple test ở tuần 16 -18 là 2 việc cần thiết, không được bỏ qua xét nghiệm sau dù xét nghiệm trước bình thường. 

Ngoài ra, với những mẹ có nguy cơ cao khi sàng lọc Double test, mẹ cần thực hiện thêm xét nghiệm Triple test hoặc NIPT để giúp phát hiện các dị tật Down, Patau và Edward chính xác hơn.

Mẹ nên thực hiện cả 2 xét nghiệm Double test và Triple test

Mẹ nên thực hiện cả 2 xét nghiệm Double test và Triple test 

4.2. Xét nghiệm Double test là làm những gì?

Xét nghiệm Double test là quá trình định lượng hàm lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ. Vì vậy, phương pháp này khá đơn giản, mẹ chỉ cần được lấy máu tĩnh mạch nhanh chóng sau đó đưa vào máy để kiểm tra, đánh giá. 

Khi đi xét nghiệm Double test, mẹ cần thực hiện các công việc sau: 

  • Đăng ký đặt lịch nếu cần.
  • Chuẩn bị giấy tờ, sổ theo dõi thai kỳ.
  • Thăm khám và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.
  • Lấy máu tĩnh mạch.
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy để kết hợp đánh giá nguy cơ bị Down.
  • Đợi bác sĩ gửi giấy kết quả trực tiếp hoặc tại nhà (tùy cơ sở).

Xét nghiệm Double test là xét nghiệm máu đơn giản

Xét nghiệm Double test là xét nghiệm máu đơn giản

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi xét nghiệm double test có chính xác không? Với độ chính xác khoảng 70%, đây là phương pháp sàng lọc được Bộ y tế khuyến cáo mẹ nên thực hiện, giúp kịp thời phát hiện dị tật và giảm tác động tiêu cực tới mẹ có nguy cơ thấp. Nếu khả năng tài chính của mẹ tốt hơn, chuyên gia khuyên mẹ nên thực hiện phương pháp NIPT (độ chính xác >99%) để yên  tâm nhất. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhất!

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác