Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 842
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Tổng hợp kiến thức về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test

Ngày đăng : 30-11--0001
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test được thực hiện ở tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ giúp phát hiện các dị tật như Down, hội chứng Edwards, Patau,... Vậy xét nghiệm này có chính xác không? Cần lưu ý gì khi thực hiện? Mẹ theo dõi bài viết này để hiểu rõ nhất về sàng lọc Double test nhé!
Nội dung chính

1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test là xét nghiệm gì? 

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test là xét nghiệm kiểm tra định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ. Hai chỉ số hóa sinh này do nhau thai tiết ra, làm thay đổi trong quá trình mang thai.

Khi kết hợp sự thay đổi của các chỉ số này với độ mờ da gáy (NT), chiều dài đầu mông (CRL) của thai nhi và một số thông số khác bằng phần mềm chuyên dụng để giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ dị tật. 

Xét nghiệm này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi vì chỉ xét nghiệm máu mẹ, không xâm lấn vào tế bào thai.

xét nghiệm double test

Xét nghiệm Double test là kiểm tra định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ

2. Có cần thiết phải làm double test không?

Double test giúp phát hiện các nguy cơ như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Double test là sàng lọc được các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên thực hiện ở tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ. Các loại dị tật này khó được phát hiện chính xác thông qua siêu âm, vì vậy kể cả mẹ có thực hiện siêu âm thai nhi bình thường vẫn cần thực hiện xét nghiệm Double test. 

Tuy nhiên, mẹ đã thực hiện các loại xét nghiệm dị tật thai nhi khác như NIPT thì Double test là không cần thiết vì phương pháp NIPT đã có thể phát hiện các dị tật với độ chính xác cao hơn. 

Như vậy, việc có cần làm xét nghiệm Double test hay không phụ thuộc vào từng trường hợp. Nếu mẹ chưa thực hiện xét nghiệm NIPT thì cần, còn đã xét nghiệm NIPT thì không cần thiết nữa.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test nên thực hiện ở tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ 

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test nên thực hiện ở tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ 

3. Đối tượng và thời điểm cần sàng lọc trước sinh double test 

Tất cả các phụ nữ mang bầu nếu chưa thực hiện xét nghiệm NIPT đều cần làm xét nghiệm Double test ở tuần thứ 11 - 13 để kịp thời phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt với nhóm đối tượng có mức độ nghi dị tật cao như: 

  • Tiền sử gia đình có người từng bị dị tật thai nhi.
  • Trên 35 tuổi.
  • Mẹ đã hoặc đang sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây dị tật cao. 
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, nhiễm virus trong thời kỳ mang thai hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ gây độc hại. 

4. Xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền thuộc vào từng bệnh viện hay cơ sở y tế, các loại máy móc, dung môi dùng để kiểm tra. Thông thường, chi phí trung bình khoảng 400.000 đến 1.000.000 đồng. Trước khi lựa chọn thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc về ưu nhược điểm của từng xét nghiệm để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

5. Xét nghiệm double test có chính xác không?

Theo đánh giá của PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, xét nghiệm double test có độ chính xác khoảng 70%. Vì vậy, kết quả sàng lọc trước sinh double test cho thấy thai nhi có dị tật không có nghĩa 100% con bạn bị dị tật. Lúc này, mẹ bầu cần thực hiện thêm những sàng lọc và xét nghiệm khác để được dự đoán chính xác hơn. Cũng theo đánh giá của Bác sĩ Duy Ánh, xét nghiệm NIPT có độ chính xác >99% sẽ là lựa chọn giúp đánh giá kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm Double test có độ chính xác khoảng 70% 

Xét nghiệm Double test có độ chính xác khoảng 70% 

Xem bài viết chi tiết hơn về Xét nghiệm Double Test có chính xác không? 2 yếu tố ảnh hưởng

6. Xét nghiệm double test ở đâu uy tín?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test là xét nghiệm đại trà có mặt tại nhiều phòng khám, bệnh viện Để lựa chọn được địa chỉ ưng ý, mẹ cần quan tâm tới các tiêu chí như: 

  • Được cơ quan y tế cấp giấy phép 
  • Có máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Có đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên đủ kinh nghiệm và kỹ năng để thực hiện xét nghiệm. 

Mẹ tham khảo 1 số đơn vị thực hiện double test uy tín như: 

  • Bệnh viện y Hà Nội
  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện Medlatec
  • Bệnh viện phụ sản trung ương 
  • Bệnh viện Hồng Ngọc
  • Bệnh viện Vinmec

7. Lưu ý khi xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test 

Quy trình xét nghiệm sàng lọc Double test đơn giản, kỹ thuật viên lấy khoảng 2 - 4 ml máu tĩnh mạch của mẹ sau đó đem đi xét nghiệm. Sau khoảng vài giờ đến vài ngày (tùy từng cơ sở), bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho mẹ bầu. Để kết quả sàng lọc chính xác nhất, mẹ cần lưu ý: 

  1. Thời điểm xét nghiệm: Nên xét nghiệm vào tuần thứ 11 - 13, vào buổi sáng và không cần nhịn ăn sáng. 
  2. Cần thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang dùng: Việc này giúp bác sĩ đánh giá kết quả chuẩn xác hơn.
  3. Cần mang theo sổ và kết quả khám lần trước: Việc này giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi chính xác hơn. 
  4. Thông báo về tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh di truyền hoặc vợ chồng được chẩn đoán có gen bệnh cần phải thông báo với bác sĩ để việc theo dõi, đánh giá kết quả được chính xác hơn.

Mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị tật thai nhi, sức khỏe thai kỳ và các loại thuốc đang sử dụng

Mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị tật thai nhi, sức khỏe thai kỳ và các loại thuốc đang sử dụng

8. Thông số kết quả xét nghiệm Double test đọc thế nào? 

Kết quả Double Test cho biết thai nhi có nguy cơ dị tật hay không, dựa trên ngưỡng an toàn:

  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh Down: Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi và tuổi của thai phụ là 1:250. 
    • Nguy cơ thấp mắc Down: Kết quả Double test cho mẫu số lớn hơn 250 
    • Nguy cơ cao mắc Down: Kết quả Double test cho mẫu số nhỏ hơn 250 
  • Đánh giá nguy cơ mắc bệnh Patau và Edward: Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng này là 1:100: 
    • Nguy cơ thấp mắc bệnh Patau và Edward: Kết quả Double test cho mẫu số lớn hơn 100
    • Nguy cơ cao mắc bệnh Patau và Edward: Kết quả Double test cho mẫu số nhỏ hơn 100

Sau khi có kết quả của từng loại dị tật, bác sĩ xét nghiệm sẽ kết luận về nguy cơ mắc dị tật và đưa ra lời khuyên cho mẹ nếu cần.

Phiếu sàng lọc kết quả Double test

Phiếu sàng lọc kết quả Double test thông thường sẽ được giải thích nguy cơ gây dị tật và kết luận rõ ràng giúp mẹ dễ hiểu nhất

9. Giải đáp thắc mắc về xét nghiệm Double test

Phần dưới đây, chuyên gia GENTIS sẽ giải đáp một số câu hỏi về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test, mẹ theo dõi để có thêm những kiến thức bổ ích nhất nhé! 

9.1 Làm Double test rồi có cần làm Triple test không

Xét nghiệm Triple test là cần thiết phải thực hiện ở tuần 15 - 20 để phát hiện dị tật ống thần kinh hay không. Vì loại dị tật này không được sàng lọc ở Double test, mẹ nên thực hiện để kịp thời phát hiện. 

Ngoài ra, với những mẹ có nguy cơ cao khi sàng lọc Double test, mẹ cần thực hiện thêm xét nghiệm này để giúp phát hiện các dị tật Down, Patau và Edward chính xác hơn. 

9.2 Độ mờ da gáy bình thường có cần làm Double test

Độ mờ da gáy thường được kết hợp với Double test để xác định dị tật Down, việc này giúp tăng khả năng xác định nguy cơ dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, Double test còn giúp sàng lọc thêm 2 loại nguy cơ khác là Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Vì thế, dù kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy bình thường thì vẫn nên thực hiện Double test.

Độ mờ da gáy bình thường vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test

Độ mờ da gáy bình thường vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test là cần thiết trong giai đoạn từ 11 - 13 tuần. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này có độ chính xác chỉ khoảng 70%, nếu mẹ muốn kết quả sàng lọc chính xác hơn, mẹ có thể tham khảo phương pháp sàng lọc NIPT tại GENTIS chính xác >99%. GENTIS chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác