Array ( [0] => stdClass Object ( [id] => 798 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => tin-tuc/2021/12/1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2021-12-14 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2021-12-14 16:19:18 [updated_time] => 2022-01-03 23:26:07 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => 0 [language_code] => en [slug] => tim-hieu-ve-hien-tuong-chimerism [title] => Tìm hiểu về hiện tượng Chimerism [description] => Trong các xét nghiệm y học, đặc biệt là xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống, đôi khi các nhà chuyên môn gặp những trường hợp đặc biệt không thể dễ ràng đưa ra kết luận hoặc rất dễ dẫn đến kết luận sai và Chimerism (Chimera) là trường hợp như vậy. [content] => [content_more] => [meta_title] => Tìm hiểu về hiện tượng Chimerism [meta_description] => Trong các xét nghiệm y học, đặc biệt là xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống, đôi khi các nhà chuyên môn gặp những trường hợp đặc biệt không thể dễ ràng đưa ra kết luận hoặc rất dễ dẫn đến kết luận sai và Chimerism (Chimera) là trường hợp như vậ [meta_keyword] => ht Chimerism,xét nghiệm GENTIS,xét nghiệm ADN [thumbnail_alt] => [post_id] => 798 [category_id] => 16 ) [1] => stdClass Object ( [id] => 7 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => mang_thai_-_hoi_chung_tang_dong_mau.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-07-23 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-08-29 13:55:20 [updated_time] => 2021-09-08 11:51:40 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => en [slug] => su-lien-quan-cua-yeu-to-v-leiden-den-hoi-chung-tang-dong-va-nguy-co-cua-phu-nu-mang-thai [title] => Sự liên quan của yếu tố V Leiden đến hội chứng tăng đông và nguy cơ của phụ nữ mang thai [description] => Khi mắc phải bệnh lý tăng đông máu, sản phụ có nguy cơ cao gặp các biến chứng thai kỳ như: tiền sản giật, sảy thai, lưu thai, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non... Đặc biệt lưu ý đối với phụ nữ làm IVF [content] =>Khi mắc phải bệnh lý tăng đông máu, sản phụ có nguy cơ cao gặp các biến chứng thai kỳ như: tiền sản giật, sảy thai, lưu thai, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non... Đặc biệt lưu ý đối với phụ nữ làm IVF.
[content_more] => [meta_title] => [meta_description] => [meta_keyword] => [thumbnail_alt] => [post_id] => 7 [category_id] => 16 ) [2] => stdClass Object ( [id] => 6 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => item-new-1.png [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2019-08-07 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2019-08-29 13:44:43 [updated_time] => 2021-09-08 11:51:39 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => [is_table_content] => [language_code] => en [slug] => mat-doan-grgr-tren-gen-azf-yeu-to-gay-vo-tinh-trung [title] => Mất đoạn gr/gr trên gen AZF (Yếu tố gây vô tinh trùng) [description] => Theo số liệu thống kê của GENTIS HCM từ tháng 4/2018 đến tháng giữa tháng 7/2019, trong 646 ca xét nghiệm AZF thì tỉ lệ người bị mất đoạn gr/gr (mất sY1291) chiếm đến 10.68%. [content] =>Tổng quan về Thrombophilia
Thrombophilia (hội chứng tăng đông/ưa huyết khối) là hội chứng rối loạn đông máu, khiến cho máu có xu hướng hình thành các cục máu đông cao hơn bình thường. Thrombophilia có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch (VTE - Venous thromboembolism), đông máu rải rác nội mạch (DIC - Disseminated Intravascular Coagulation), huyết khối động mạch…
Đối với phụ nữ, mang thai là một trạng thái tăng đông sinh lý nhằm duy trì chức năng của nhau thai trong thai kỳ, dự phòng mất máu trong và sau khi sinh, giảm thiểu tối đa các tai biến trong sản khoa, đặc biệt là băng huyết sau khi sinh. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh lý tăng đông máu, sản phụ có nguy cơ cao gặp các biến chứng thai kỳ như: tiền sản giật, sảy thai, lưu thai, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non… Đặc biệt lưu ý đối với phụ nữ làm IVF.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến Thrombophilia
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng đông Thrombophilia như:
- Sự tương tác giữa các yếu tố rủi ro di truyền: một số đột biến trong các gen mã hoá cho các protein liên quan đến quá trình đông máu như đột biến Factor V Leiden, gen prothrombin Factor II, gen Factor V R2, gen MTHFR và gen mã hóa Plasminogen activator inhibitor-1 (PAI-1).
- Do mắc phải: hội chứng Antiphospholipid(APS), thiếu hụt protein S và protein C.
- Sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và mắc phải: đột biến gen Methylene tetrahydrofolate reductase (MTHFR) và sự thiếu hụt của Folate tự nhiên (vitamin B9) và vitamin B12.
Yếu tố V Leiden là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra hội chứng tăng đông nói chung và huyết khối tĩnh mạch nói riêng:
Trong các yếu tố rủi ro di truyền, yếu tố V Leiden là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra hội chứng tăng đông nói chung và huyết khối tĩnh mạch nói riêng ở phụ nữ mang thai, được đặc trưng bởi phản ứng chống đông máu kém với Protein C hoạt hóa. Thuật ngữ Factor V Leiden dùng để chỉ “guanine” thay thế cho “adenine” tại nucleotide 1691 trong gen Factor V. Do sự thay thế axit amin đơn này, Factor Va kháng protein C hoạt hóa và bị bất hoạt ở tốc độ chậm hơn 10 lần so với bình thường, dẫn đến tăng sản xuất thrombin, tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch (thrombin là một protease serine đóng vai trò sinh lý trong việc điều hòa cầm máu và duy trì đông máu).
Yếu tố V Leiden có liên quan đến nhiều nguy cơ cho phụ nữ mang thai
Hiện nay, chẩn đoán đột biến trên yếu tố V Leiden được nghi ngờ ở những người có tiền sử huyết khối tĩnh mạch biểu hiện là huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, đặc biệt ở phụ nữ bị huyết khối tĩnh mạch khi mang thai hoặc liên quan đến biện pháp tránh thai estrogen và ở những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị huyết khối tái phát.
- Mặc dù khả năng mang thai thành công là rất cao, ngay cả ở phụ nữ mang đột biến đồng hợp tử, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy yếu tố V Leiden có liên quan đến nguy cơ sảy thai tăng gấp 2 đến 3 lần và có thể các biến chứng khác như tiền sản giật, thai hạn chế tăng trưởng trong tử cung và vỡ nhau thai.
- Ngoài ra, yếu tố V Leiden dị hợp tử có liên quan đến nguy cơ thai chết lưu tăng gấp 4 lần và nguy cơ thai chết lưu do nhồi máu nhau thai tăng gấp 11 lần, nguy cơ tiền sản giật tái phát cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.
- Một nghiên cứu gần đây (*) cho thấy phụ nữ mang đột biến đồng hợp tử có nguy cơ mất thai muộn cao gấp 5 lần (sau 12 tuần tuổi thai) so với phụ nữ dị hợp tử và nguy cơ cao gấp 11 lần so với phụ nữ không bị đột biến.
Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng hoặc có thể gây tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Do đó, việc tiến hành xét nghiệm nhằm phát hiện đột biến tăng đông Thrombophilia trên yếu tố V Leiden là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
(*)Tài liệu tham khảo: Jody Lynn Kujovich (2011), “Factor V Leiden thrombophilia”, Genetics in Medicine volume 13, pages 1–16
https://www.nature.com/articles/gim920112Lê Thị Thy Cúc – Trung tâm xét nghiệm GENTIS HCMTheo số liệu thống kê của GENTIS HCM từ tháng 4/2018 đến tháng giữa tháng 7/2019, trong 646 ca xét nghiệm AZF thì tỉ lệ người bị mất đoạn gr/gr (mất sY1291) chiếm đến 10.68%.
[content_more] => [meta_title] => Theo số liệu thống kê của GENTIS HCM từ tháng 4/2018 đế [meta_description] => Theo số liệu thống kê của GENTIS HCM từ tháng 4/2018 đến tháng giữa tháng 7/2019, trong 646 ca xét nghiệm AZF thì tỉ lệ người bị mất đoạn gr/gr (mất s [meta_keyword] => gentis [thumbnail_alt] => [post_id] => 6 [category_id] => 16 ) )Tổng quan:
AZF là từ viết tắt của yếu tố gây vô tinh trùng (Azoospermia Factor) là gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y ở vị trí Yq11. Vùng này chứa nhiều gen liên quan đến quá trình sinh tinh.
Các mất đoạn AZF có thể xảy ra trên 3 vùng a, b, c, d (Hình 1).
Hình 1: Sơ đồ các locus của vùng AZF trên nhiễm sắc thể Y (3)
Vùng AZFa nằm ở nhánh dài gần tâm NST Y. Hai gen liên quan đến quá trình sinh tinh nằm ở vùng AZFa là USP9Y và DDX3Y. Các mất đoạn trong vùng AZFa thường dẫn đến vô tinh và hội chứng Stertoli đơn thuần (SCOS) (1).
Vùng AZFb chứa nhiều gen mã hóa cho các protein tham gia vào quá trình tạo tinh trùng, là vùng có mật độ gen rất cao và biểu hiện đặc hiệu ở tinh hoàn. Mất đoạn vùng AZFb có thể gây ra bất thường trong sinh tinh như sinh tinh nửa chừng, hội chứng SCOS hay vô tinh (1).
Vùng AZFc nằm ở gần vùng dị nhiễm sắc. Các mất đoạn nhỏ trên vùng AZFc liên quan chủ yếu đến các nhóm gen DAZ, CDY1, PRY và TTY2. Các gen thuộc vùng AZFc mã hóa cho protein tham gia vào quá trình tạo tinh (1).
Vùng AZFd nằm giữa vùng AZFc và AZFb, là vùng nhỏ nhất trong 4 vùng AZF, chứa các trình tự đích (STSs) gồm sY145, sY153, sY152, sY133. Mất đoạn vùng AZFd có thể gây ra Có thể gây ra vô tinh, thiểu tinh nặng hoặc bất thường về hình thái tinh trùng (1).
Tỉ lệ mất đoạn gr/gr
Trong bài viết này, chúng tôi chú ý tới những mất đoạn ở vùng AZFc, nơi chứa những trình tự lặp lại dễ bị mất nhất (4), đặc biệt là mất đoạn một phần gr/gr. Mất đoạn trong vùng AZFc xảy ra thường xuyên hơn và dẫn đến kết quả suy tinh trùng khác nhau từ nhẹ đến nặng (2). Những mất đoạn có thể xảy ra ở vùng AZFc bao gồm mất đoạn lớn b2/b4, mất đoạn một phần b1/b3, b2/b3, gr/gr (Bảng 1).
Mất đoạn gr/gr - “green-red/green-red” được phát hiện bởi Repping – 2003 (Hình 2) khi dùng phương pháp Fiber-FISH cho những phân tích mất đoạn không thể phân biệt do tái tổ hợp g1/g2 xuất phát từ tái tổ hợp r1/r3 hoặc r2/r4 (8).
Hình 2: Minh họa vùng nhiễm sắc thể Y chỉ ra các đoạn bị mất trong vùng AZFc, gr/gr và b1/b3 (8)
Theo một số nghiên cứu, đột biến vi mất đoạn gr/gr chiếm một tỉ lệ lớn ở các nam giới gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Kết quả nghiên cứu của Bansal (2016) trên 822 nam giới vô sinh do các nguyên nhân như không có tinh trùng (azoospermic), thiểu tinh (oligozoospermic), tinh trùng yếu (asthenozoospermic), tinh trùng bình thường (normozoospermic) hay vô sinh không rõ nguyên nhân cho thấy mất đoạn b2/b4 chiếm 0.97%, các mất đoạn một phần (gr/gr, b1/b3, b2/b3) chiếm 6.2%, trong đó mất đoạn gr/gr chiếm tỉ lệ cao nhất là 5.84%. Cũng theo nghiên cứu này, trong 225 nam giới có khả năng sinh sản bình thường, tỉ lệ của đột biến mất đoạn gr/gr (0.89%) cũng cao hơn các mất đoạn b2/b3 (0.44%), b2/b4 (0%).
Theo số liệu thống kê của GENTIS HCM từ tháng 4/2018 đến tháng giữa tháng 7/2019, trong 646 ca xét nghiệm đột biến AZF thì phát hiện 93 người mang mất đoạn trên vùng AZFc (14.39%), trong đó số người mang đột biến mất đoạn gr/gr- mất sY1291 là 69 người, chiếm đến 10.68% (Bảng 2).
Tạm kết:
- Số liệu trên cho thấy mất đoạn gr/gr rất dễ xảy ra và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
- Mất đoạn gr/gr sẽ loại bỏ một nửa lượng gen AZFc, bao gồm hai bản sao của gen chính của AZFc là gen DAZ (2).
- Mất đoạn gr/gr dường như ảnh hưởng mạnh đến số lượng và khả năng sinh sản của tinh trùng, và cũng có thể liên quan đến chất lượng thấp của tinh dịch (6).
- Tần suất mất đoạn gr/gr cao hơn đáng kể ở nhóm vô sinh, cho thấy sự tác động đa hình có thể có của mất đoạn này đối với hiệu quả sinh tinh (2).
- Đây có thể được coi là yếu tố nguy cơ mới của sự thiểu tinh (oligozoospermia) (5), từ đó có thể nhận thấy mất đoạn gr/gr như một định hướng để kiểm tra và tư vấn cho bệnh nhân trong lâm sàng để tìm hiểu nguyên nhân gây vô sinh, hoặc giảm số lượng tinh trùng (4).Phạm Thị Thanh Bình - TTXN GENTIS HCM
Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt
Link Bóng Đá Lu miễn phí
Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến
Xem tructiep https://xoilaczll.tv/
Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby Xem tructiep https://uniscore.com/vi NEW88 NEW88 789BET 789BET 789BET