Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 624
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Đột quỵ liệu có thể biết trước để phòng tránh?

Ngày đăng : 31-12-2020
Ngày cập nhật: 31-12-2020
Tác giả: Gentis
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu lạ đột nhiên xuất hiện ở một người đang khỏe mạnh thì hãy chú ý xem có gợi ý đột quỵ nào hay không.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một tổn thương đột ngột của não do nguyên nhân mạch máu não như thiếu máu não hoặc xuất huyết não (không phải do chấn thương) gây ra những triệu chứng thần kinh, có thể gây tử vong. Có 2 loạt đột quỵ được chia ra theo nguyên nhân gây bệnh: đột quỵ thiếu máu não do tắc nghẽn mạch máu não, gây thiếu máu đột ngột cho vùng não đó; Và đột quỵ xuất huyết não do chảy máu não từ mạch máu nuôi não, gây ra những “hố máu” lớn trong nhu mô não.

Tần suất đột quỵ

Trong năm 2015, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau bệnh động mạch vành (6,3 triệu ca tử vong). Khoảng 3 triệu ca tử vong đột quỵ là do thiếu mãu não cục bộ; 3,3 triệu ca tử vong là do đột quỵ xuất huyết não. Khoảng 1 nửa số người bị đột quỵ sống dưới 1 năm.

Theo GDB, năm 2017, tỉ lệ mắc mới của đột quỵ là 70,74/100.000 người và tỉ lệ tử vong là 46,65/100.000 người.

Triệu chứng của đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu lạ đột nhiên xuất hiện ở một người đang khỏe mạnh thì hãy chú ý xem có gợi ý đột quỵ nào hay không. Người ta đặt ra cụm từ F-A-S-T đại diện cho 4 điều cần ghi nhớ khi tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ:

  • F (face): Liệt mặt một bên như sụp mi, méo miệng, méo lưỡi, nhìn mờ hoặc mù 1 bên.
  • A (arm): Yếu tay hoặc chân hơn một bên còn lại.
  • S (speak): Nói không lưu loát, không thành chữ rõ, lúng búng ngọng nghịu, hoặc nói lưu loát nhưng không rõ nghĩa, không phù hợp câu hỏi của người đối diện.
  • T (time): Thời gian vàng để bạn nhận diện và đưa bệnh nhân đột quỵ đến phòng cấp cứu là trong 4 h đồng hồ. 

Mối tương quan giữa gen và đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ di truyền cho đột quỵ có thể ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau:

  1. Điều chỉnh khả năng chịu đựng của của chấn thương não hay dẫn đến các huyết khối động mạch: NINJ2, AQP9, ALHD, HABP2, ABO
  2. Ảnh hưởng của cơ thể đến cơ chế của đột quỵ thiếu máu cục bộ: PHACTR1, PITX2, ZFHX2, ABO, 9p21, HDAC9, CDC5L, MMP12, TSPAN2, POXF2, PRKCH.
  3. Điều chỉnh các yếu tố rủi ro của mạch máu: ALD2; HDAC9

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Yếu tố cá nhân:

  • Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ và tăng cao ở người già. Kể từ sau 55 tuổi, cứ mỗi sau 10 năm nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Người Mỹ gốc Phi có nguy đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố bệnh lý:

  • Người mắc các vấn đề liên quan đến đái tháo đường, bệnh ký tim mạch có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch khiến thành động mạch bị ổn thương dẫn đến xuất huyết não.
  • Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Các nghiên cứu cho thấy người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động, sử dụng các chết kích thích, uống quá nhiều rượu.

Chế độ dinh dưỡng và thể dục:

  • Giảm natri (ăn mặn): 2,4 gam natri tức 6 gam muối ăn/ ngày,
  • Giảm chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, đồ chiên xào…
  • Tăng chất béo thực vật như các loại dầu hạt và chất béo có trong cá,
  • Hạn chế thịt đỏ, thay bằng thịt trắng như thịt gà, hải sản, trứng để bổ sung protein,
  • Chế độ ăn nên chứa nhiều rau xanh.

Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.  Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI lí tưởng từ 18,5 đến 24.9kg/m2. 

Các xét nghiệm hỗ trợ đề phòng đột quỵ

Xét nghiệm gen

Như trên đã nói có các yếu tố nguy cơ di truyền cho đột quỵ có thể ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau.

Chúng tôi cung cấp xét nghiệm đánh giá các gen liên quan này: NINJ2, AQP9, ALHD, HABP2, ABO, PHACTR1, PITX2, ZFHX2, 9p21, HDAC9, CDC5L, MMP12, TSPAN2…

Bạn sẽ nhận được bảng kết quả đánh giá nguy cơ trên từng gen và đánh giá nguy cơ theo chuẩn chung của dân số Châu Á.

Bảng kết quả mẫu

Lưu ý thêm về kết quả

GENTIS sẽ sớm giới thiệu chính thức đến Qúy khách hàng xét nghiệm này trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác