Những yếu tố ảnh hưởng tới những thay đổi trong suốt hoặc trước thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới suốt cuộc đời trẻ sau này.
Ngay cả trước khi được sinh ra, các thay đổi trong ADN từng ngày thông qua tiến trình metyl hóa ADN sẽ được thể hiện qua hình thái gen, và sức khỏe của trẻ khi trẻ lớn dần lên. Nhưng tới tận hiện tại, những chuyển biến này tồn tại trong bao lâu trong các giai đoạn thai kỳ. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Môi trường sức khỏe của trẻ Columbia tại trường sức khỏe cộng đồng Mailman đã thành lập các dấu hiệu của tiến trình metyl hóa ADN diễn ra trong suốt quá trình thơ ấu, nhận định rằng yếu tố ảnh hưởng tới những thay đổi trong suốt hoặc trước thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới suốt cuộc đời trẻ sau này.
Nghiên cứu được đăng trên trang trực tuyến của PLOS ONE, là sự quan sát đầu tiên tới tiến trình metyl hóa ADN ở trẻ nhỏ.
Tiến sĩ Julie Herbstman, trưởng nhóm nghiên cứu, trợ lý giáo sư của Trung tâm Khoa học môi trường sức khỏe ở trường Mailman chi hay” Giả định của riêng chúng tôi hiện tại là các đánh dấu của tiến trình metyl hóa được thiết laapjtrong suốt giai đoạn đầu của sự phát triển và phần lớn là không đổi sau đó. Tuy nhiên, không có dữ liệu nào đối với con người củng cố hay bác bỏ giả thiết này. Chúng tôi đã nghiên cứu để hình thành chỗ dữ liệu còn thiếu này.
Bằng chứng hiện tại đối với các trường hợp phơi nhiễm từ môi trường bên ngoài như: asen, chì và không khí ô nhiễm là các tác nhân trong thay đổi biểu sinh – một định nghĩa thay cho tiến trình metyl hóa ADN và các biểu hiện gen khác không xuất phát từ đột biến ADN. Trong khi các ảnh hưởng sức khỏe do các thay đổi nhỏ trong tiến trình metyl hóa ADN hiện tại vẫn chưa rõ ràng, có một điều đáng chú ý là các thay đổi do phơi nhiễm môi trường bên ngoài trong suốt giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong suốt cả đời. Thông thường, nồng độ thấp của quá trình metyl hóa ADN có liên quan tới tính không ổn định của bộ gen, có khiến ADN bị tổn hại ( Nồng độ ADN được xác định bằng nông độ metyl hóa được đo bằng mức độ tập trung của các vật liệu di truyền, không cố định cho một hoặc nhiều gen).
Các nhà nghiên cứu tại trung tâm phân tích nồng độ metyl hóa ADN trong máu ở hai điểm. Máu cuống rốn của 279 trẻ được thu thập trong nghiên cứu của trung tâm “Mẹ và bé “ tại miền bắc Manhattan và miềm nam Bronx. Trong số đó, 165 trẻ được lấy máu khi 3 tuổi.
Các tác giả tìm ra rằng tiến trình metyl hóa máu cuống rốn có tương quan tới và có thể dùng để ước tính nồng độ metyl hóa khi trẻ 3 tuổi. Điều này củng cố cho giả thiết rằng những thay đổi ADN trong tiến trình metyl hóa xảy ra khi trẻ còn nhỏ có ảnh hưởng lâu dài.
Chỉ số BMI của người mẹ có ảnh hưởng tới nồng độ metyl hóa
Các nhà nghiên cứu kiểm tra một nhân tố đặc biệt để xem nhân tố này ảnh hưởng tới quá trình metyl hóa ADN – chỉ số khối lượng cơ thể mẹ trước khi mang thai. Mẹ nào có chỉ số khối lượng cơ thể cao thì bé sẽ có nồng độ metyl hóa ADN thấp, mối tương quan này được thể hiện lại một lần nữa khi trẻ 3 tuổi.
Một nghiên cứu cung cấp thêm các chứng cứ về các nhân tố xuất phát từ người mẹ như chỉ số BMI tới việc mang thai có thể dẫn tới các biến đổi phân tử ở mức độ biểu sinh. Quan sát cho thấy các nhân tố này tiếp tục ảnh hưởng tới tiến trình metyl hóa ADN ở trẻ 3 tuổi làm dậy nên quan ngại về khả năng các chỉ số BMI tiền thai sản và giảm nồng độ metyl hóa ADN, đây là một điều đáng quan tâm có các phụ nữ béo phì đang trong độ tuổi sinh sản.
Lily dịch
Theo sciencedaily