Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 863
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách thử ADN huyết thống

Ngày đăng : 21-03-2022
Ngày cập nhật: 10-05-2024
Tác giả: Gentis
Tính đến thời điểm hiện tại, xét nghiệm ADN là phương pháp xác định huyết thống được đánh giá là có độ chính xác nhất. Vậy cách thử ADN như thế nào? Cần chuẩn bị gì trước khi thử ADN? Để hiểu rõ hơn, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Nội dung chính

1. 3 điều cần biết trước khi thử ADN

Trước khi tiến hành thử ADN, bạn cần tìm hiểu 3 thông tin cơ bản sau:

1.1. Xét nghiệm ADN bằng cách nào?

Hiện nay, có 2 cách thử ADN là:

  • Lấy mẫu tại nhà: Trong trường hợp bạn không muốn mất nhiều thời gian trong việc di chuyển, xếp hàng chờ đợi đăng ký dịch vụ xét nghiệm ADN, có thể liên hệ với đơn vị xét nghiệm để được lấy mẫu tại nhà.
  • Thu mẫu tại địa điểm xét nghiệm: Nếu bạn lo ngại vấn đề tự lấy mẫu không đảm bảo chất lượng có thể đến trực tiếp các đơn vị xét nghiệm để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

1.2. Các mẫu bệnh phẩm dùng để thử ADN

Mẫu bệnh phẩm dùng để thử ADN rất đa dạng và được phân thành 2 nhóm sau:

  • Mẫu bình thường: bao gồm máu, tóc có chân, niêm mạc miệng, móng chân, cuống rốn, móng tay...
  • Mẫu đặc biệt: bao gồm răng sữa, bàn chải đánh răng, tinh trùng, nước mũi trên giấy thấm, vết máu thấm trên vải, bao cao su, kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá,... Với các loại mẫu đặc biệt chi phí xét nghiệm thường cao hơn từ 1 - 2 triệu đồng do cần sử dụng đến các công nghệ hiện đại để tách ADN từ các mẫu kể trên.

1.3. Độ tuổi nào có thể lấy thử ADN

Xét nghiệm ADN có thể thực hiện được ở mọi độ tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt, xét nghiệm ADN còn được thực hiện khi thai nhi được 7 tuần tuổi.

Thử ADN ở thai nhi

Thử ADN có thể tiến hành ở mọi độ tuổi, kể cả thai nhi 

2. Các mẫu thử ADN phổ biến và hướng dẫn thu mẫu

Dưới đây là một số mẫu thử ADN phổ biến mà bạn có thể tham khảo và thực hiện lấy mẫu tại nhà:

2.1. Mẫu máu

Máu là mẫu thử ADN được sử dụng phổ biến do có ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường. Không những thế, sử dụng mẫu máu để xét nghiệm còn cho kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao.

Quy trình thực hiện cách lấy mẫu máu thử ADN như sau:

  • Bước 1: Đặt lịch trước với đơn vị thực hiện xét nghiệm để chuẩn bị các dụng cụ lấy máu. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
  • Bước 2: Bộ dụng cụ lấy mẫu bao gồm bút bấm lấy mẫu, đầu bấm đã được tiệt trùng qua cồn 70 độ và giấy lấy mẫu.
  • Bước 3: Điền thông tin của người cần thực hiện xét nghiệm lên giấy.
  • Bước 4: Dùng bông đã tẩm cồn lau ngón tay giữa, có thể chích máu gót chân với trẻ dưới 1 tuổi.
  • Bước 5: Lắp đầu bấm vào bút bấm. Trong khi tiến hành cần hết sức lưu ý, tránh làm đứt tay.
  • Bước 6: Để đầu bút lên ngón tay và bấm nhẹ nhàng. Bóp đầu ngón tay hoặc vuốt nhẹ từ dưới lên trên cho đến khi thu được 1 giọt máu.
  • Bước 7: Lau đầu ngón tay vừa chích máu bằng bông và giữ nguyên cho đến khi máu không còn chảy ra nữa.
  • Bước 8: Để máu trên giấy khô tự nhiên trong khoảng 10 phút rồi bỏ vào phong bì.
  • Bước 9: Lặp lại các thao tác trên với người cần phân tích ADN còn lại.

Lưu ý: Nếu muốn xác định ADN của thai nhi, có thể lựa chọn biện pháp xét nghiệm không xâm lấn bằng mẫu máu tĩnh mạch của mẹ và mẫu từ người cha giả định. Mẫu lấy từ người cha giả định có thể là mẫu tóc, mẫu móc, mẫu niêm mạc miệng, mẫu máu,... Xét nghiệm này được thực hiện sớm nhất là khi thai nhi từ 7 tuần tuổi. 

Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn, giảm nguy cơ gặp phải những phản ứng không mong muốn trong quá trình thực hiện như nhiễm trùng, vỡ ối, sảy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Song, phương pháp này có giá thành tương đối cao và thời gian trả kết quả thường lâu hơn so với các phương pháp khác.

Thử ADN bằng mẫu máu tĩnh mạch

Ưu tiên sử dụng mẫu máu đường tĩnh mạch của mẹ để xét nghiệm ADN của thai nhi

2.2. Niêm mạc miệng

Lấy mẫu niêm mạc miệng không gây đau và có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những mẫu thử được nhiều người lựa chọn khi tiến hành xét nghiệm ADN.

Quy trình thực hiện cách lấy mẫu niêm mạc miệng thử ADN như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tay và súc miệng của người lấy mẫu 3 lần với nước ấm.
  • Bước 2: Sử dụng tăm bông vô trùng thu thập mẫu tế bào niêm mạc miệng. Quệt đầu tăm bông, xoay nhẹ 30 lần, trong khoảng 30 giây vào mặt trong của má.
  • Bước 3: Lặp lại động tác trên với tối thiểu 3 chiếc tăm bông.
  • Bước 4: Để mẫu ở nhiệt độ phòng trong khoảng 15 phút rồi cho vào phong bì chứa mẫu và gửi đến đơn vị xét nghiệm.

2.3. Tóc có chân

Tóc có chân chứa vật chất di truyền nên có thể dễ dàng phân tích ADN qua mẫu thử này. Cách tiến hành lấy mẫu thử ADN từ tóc như sau:

  • Bước 1: Lấy 5 - 7 sợi tóc còn chân đặt lên tờ giấy A4 sạch sao cho chân tóc dính lên tờ giấy. Hoàn thành đầy đủ các đầu mục thông tin lên tờ giấy đựng mẫu tóc.
  • Bước 2: Lặp lại với người cần thực hiện xét nghiệm ADN còn lại.
  • Bước 3: Đóng phong bì và chuyển về đơn vị xét nghiệm.

2.4. Móng tay/móng chân

So với mẫu máu, mẫu từ móng tay/móng chân dễ thực hiện hơn và cũng có giá thành cao hơn từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Quy trình lấy mẫu như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch móng tay, móng chân trước khi lấy mẫu.
  • Bước 2: Cắt toàn bộ móng tay, móng chân, lấy tối thiểu là 40mg.
  • Bước 3: Gói cẩn thận vào tờ giấy A4 và điền đầy đủ thông tin của người cần làm xét nghiệm.
  • Bước 4: Đóng phong bì và gửi về đơn vị xét nghiệm.

Thử ADN bằng mẫu móng tay

Cần rửa sạch móng tay, móng chân trước khi tiến hành lấy mẫu, tránh để lẫn bụi bẩn, vi khuẩn

Xem thêm: Xét nghiệm ADN bằng móng tay và các câu hỏi thường gặp

2.5. Cuống rốn

Đây là phương pháp lấy mẫu thử ADN không xâm lấn nên tương đối an toàn và được thực hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Quy trình lấy mẫu cuống rốn như sau:

  • Bước 1: Cắt khoảng 5cm cuống rốn, khô, đã rụng.
  • Bước 2: Gói mẫu cuống rốn đã khô vào tờ giấy A4 trắng, sạch. Điền đầy đủ thông tin và gửi về đơn vị xét nghiệm để tiến hành phân tích.
  • Bước 3: Với mẫu cuống rốn tươi cần được bảo quản lạnh và chuyển đến đơn vị xét nghiệm sớm nhất có thể.

Xem thêm: Cách xét nghiệm ADN thai nhi nào bảo đảm an toàn?

2.7. Các mẫu đặc biệt khác

Ngoài các mẫu thử kể trên còn có một số mẫu đặc biệt khác, ví dụ như bàn chải đánh răng, kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá, vết máu thấm trên vải… Đây là các mẫu dấu vết nên việc phân tích ADN tương đối khó và đòi hỏi cần nhiều kĩ thuật, công nghệ cao để tiến hành. Bên cạnh đó, kết quả của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào chất lượng mẫu thử.

Thử ADN bằng mẫu bàn chải

Có thể sử dụng bàn chải đánh răng để thử ADN

3. Cách bảo quản và gửi mẫu thử ADN

Để đảm bảo chất lượng của mẫu xét nghiệm, bạn cần gói mẫu thử vào giấy A4 trắng sạch hoặc giấy vở viết học sinh, bảo quản ở nhiệt độ thường. Bạn lưu ý không được gói trong hộp kín hoặc túi nilon để tránh hấp hơi nước, giảm độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Đối với mẫu thử là cuống rốn, bạn cần bảo quản lạnh hoặc để khô ráo rồi gói vào giấy trắng sạch, tránh ẩm mốc.

Thử ADN bằng mẫu tóc có chân

Mẫu tóc cần được bảo quản trong ống nhựa hoặc gói vào giấy trắng sạch

4. Trải nghiệm dịch vụ xét nghiệm ADN trọn gói, uy tín tại GENTIS

GENTIS là trung tâm xét nghiệm uy tín và là một trong số ít đơn vị xét nghiệm tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn xét nghiệm ISO 9001:2015 và ISO 15189: 2012. Bên cạnh đó, nơi đây còn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm. Đặc biệt, GENTIS là nơi tiên phong áp dụng công nghệ di truyền của các nước tiên tiến hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc.

GENTIS - đơn vị xét nghiệm hàng đầu tại Việt Nam

GENTIS - đơn vị xét nghiệm hàng đầu tại Việt Nam

Ngoài ra, kết quả được giám định bởi Đại tá Hà Quốc Khanh – Giám định viên tư pháp, Nguyên Giám đốc trung tâm giám định ADN, Nguyên viện phó Viện khoa học Hình sự Bộ công an. Người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về giám định ADN sẽ đảm đảm bảo kết quả chính xác 99.99999998%.

Ưu điểm xét nghiệm ADN tại trung tâm GENTIS:

  • Khách hàng có thể tự thu mẫu hoặc GENTIS có dịch vụ đến tận nhà lấy mẫu nếu bạn lo ngại tự lấy mẫu không chuẩn.
  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối.
  • Chi phí hợp lý.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin và giải tỏa mối quan tâm, lo lắng của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Bạn có tham khảo thêm về thủ tục để xét nghiệm ADN tại GENTIS: TẠI ĐÂY

Để biết thêm thông tin về các gói dịch vụ xét nghiệm ADN, cách thử ADN cũng như đặt lịch hẹn, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến GENTIS hoặc liên hệ hotline 0988 00 2010.

Địa chỉ trung tâm xét nghiệm GENTIS:

  • Hà Nội: Tầng 3, Trung tâm thương mại V+, 505 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Tp.HCM: 8/24 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác