Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 530
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương chia sẻ về tiền sản giật

Ngày đăng : 29-09-2020
Ngày cập nhật: 24-10-2023
Tác giả: Gentis
Ngày 26/9/2020, ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương đã có buổi chia sẻ về tiền sản giật và hội chứng Antiphospholipid tại GENTIS. BS… đã chia sẻ nhiều thông tin giá trị trong lâm sàng, nhiều nghiên cứu mới trên thế giới cho đông đảo CBNV GENTIS.
ThS.BS. Nguyễn Cảnh Chương là Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo tuyến - Nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Giảng viên Bộ môn Phụ sản – Đại học Y Hà Nội – Người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa.

ThS. Nguyễn Cảnh Chương cho biết rất vui mừng khi GENTIS quan tâm đến những thông tin về tiền sản giật và hội chứng Antiphospholipid.

Về Tiền sản giật

BS Chương chia sẻ: Trước đây, trong khi mang thai 1 thai phụ trải qua rất nhiều lần khám thai với nhiều xét nghiệm, kiểm tra khác nhau. Càng về cuối thai kỳ càng phát hiện ra nhiều biến chứng, câu hỏi đặt ra là những nguy cơ này lúc này mới xuất hiện hay có từ trước.

Hiệp hội Y học bào thai Anh cách đây 10 năm đã đưa ra mô hình mới đó là tập trung thực hiện khám và sàng lọc nhiều ở qúy I để phân loại ra các nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Nhóm nguy cơ cao theo dõi chặt chẽ, nhóm nguy cơ thấp giảm bớt các kỳ khám. Điều này giúp giảm bớt nhiều chi phí, cũng giúp các bác sĩ theo dõi sức khỏe các sản phụ tốt hơn.

BS Chương cho biết 2 sàng lọc nổi bật nhất của quý I thai kỳ là sàng lọc tiền sản giật và sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể (NIPT). Tỷ lệ tiền sản giật là khá cao chiếm tới 5-6% các phụ nữ mang thai. Tiền sản giật thường sảy ra sau tuần 20 của thai kỳ với các biểu hiện như: cao huyết áp, có protein niệu, phù thai gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như: chậm phát triển, sinh non. Đối với thai phụ tiền sản giật có thể gây ra huyết áp cao tai biến, suy thận, gan, rối loạn đông máu, sản giật nguy hiểm tính mạng. Nếu tiền sản giật được phát hiện sớm sử dụng thuốc sớm (trước 16 tuần) có thể giảm được 85% các nguy cơ xấu.

Vậy cơ chế sinh bệnh học của tiền sản giật như thế nào?

ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương cho biết: Khi phôi vào tử cung tạo thành thai và bánh nhau, nguyên bào nuôi tại bánh nhau xâm nhập động mạch xoắn của người mẹ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Bánh nhau phóng thích ra 1 số chất vào động mạch xoắn của mẹ. Trong đó có 2 chất khác nhau.  PIGF – chất tạo mạch – tăng thêm các mạch máu, bánh nhau phát triển hơn, em bé lấy được nhiều hơn chất dinh dưỡng của mẹ. sFlt1 Chất kháng mạch để hệ thống tạo mạch không quá phát triển lấn át mẹ, giúp sự phát triển của thai nhi không ảnh hướng đến sự phát triển của mẹ. Tỷ lệ giữa sFlt1/PIGF sẽ thay đổi giữa các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Tỷ lệ này khi cân bằng sẽ giúp thai nhi phát triển mà không ảnh hưởng đến mẹ (sự cân bằng này không phải 1-1 mà là có sự thay đổi ở các chủng tộc khác nhau).

Khi bánh nhau thiếu máu, các nguyên bào nuôi không xâm nhập được vào động mạch xoắn do lý do gì đó người ta nhận thấy sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố sFlt1- PIGF và phát sinh ra bệnh tiền sản giật, huyết áp mẹ bị tăng cao.

Theo 1 nghiên cứu của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, cho thấy 4 đến 5 tuần trước khi có các dấu hiệu lâm sàng của tiền sản giật, tỷ lệ sFlt1/PIGF tăng cao. Như vậy chúng ta có thể tiên đoán được tiền sản giật.

Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (7/1/2016) – Nghiên cứu tiên lượng ngắn hạn kết cục ở những thai phụ bị nghi ngờ tiền sản giật, với 1273 thai phụ, từ 30 đơn vị trên khắp thế giới: Nghiên cứu chứng minh rằng nếu tỷ lệ sFlt1/PIGF thấp thì trong vòng 1 tuần không sảy ra tiền sản giật, nếu tỷ lệ này cao thì trong vòng 4 tuần sẽ xuất hiện tiền sản giật. Tỷ lệ sFlt1/PIGF dưới 38 được coi là âm tính – loại trừ tiến sản giật trong vòng 1 tuần, kết quả chính xác 99,3%.

Xét nghiệm tỷ số sFlt-1/PlGF >38 cho thấy kết cục xấu về thời gian/ quá trình mang thai bất kể thai phụ có tiến triển thành tiền sản giật hay không. Thai phụ có tỷ lệ sFlt1/PIGF > 38 thì khả năng cuộc sinh (khả năng đẻ non) cao hơn 2,9 lần. Tỷ lệ sinh non của người cao hơn 38 so với người dưới 38 lên tới 71%. Thời gian còn lại từ khi làm xét nghiệm có tỷ lệ sFlt1/PIGF cao hơn 38 là 17 ngày sau sẽ sinh (có thể sinh non hoặc tiền sản giật gây ra những biến chứng bắt buộc phải đình chỉ thai nghén). Còn những người có tỷ lệ sFlt1/PIGF dưới 38 còn 51 ngày sẽ sinh.

ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương cho biết, kết quả xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin rất hữu ích cho bác sỹ lâm sàng trong việc theo dõi, điều trị cho bệnh nhân khi sàng lọc, tiên đoán tiền sản giật và góp phần tiết kiệm chi phí.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác