Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 1149
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Đối tượng nguy cơ và nguyên nhân gây tiền sản giật

Ngày đăng : 24-10-2023
Ngày cập nhật: 24-10-2023
Tác giả: Gentis
Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý nguy hiểm xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ.. Đối với thai phụ, tiền sản giật có thể gây ra huyết áp cao tai biến, suy thận, gan, rối loạn đông máu, sản giật nguy hiểm tính mạng.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (TSG) là hội chứng đa cơ quan phát triển vào nửa sau của thai kỳ, điển hình bởi tình trạng tăng huyết áp đi kèm với albumin niệu hoặc rối loạn đa cơ quan. 

- Tăng huyết áp là sự tăng huyết áp sau 20 tuần của thai kỳ và tăng liên tục nhiều hơn 2 lần, cách nhau 4 tiếng. Trường hợp tăng huyết áp mãn tính mà xuất hiện các yếu tố dưới đây được gọi là tiền sản giật chồng lấn, tăng huyết áp mãn tính.

- Các dấu hiệu để chẩn đoán tiền sản giật bao gồm:

  • Protein niệu:  ≥300 mg protein trong nước tiểu 24h hoặc tỷ lệ Protein/creatinine ≥30 mg/mmol
  • Suy thận: Creatinin trong máu ≥90 μmol/L
  • Suy giảm chức năng gan: Tăng hàm lượng enzyme gan trong máu lên 2 lần ngưỡng bình thường hoặc có những cơn đau hạ sườn bất thường
  • Biến chứng thần kinh: Sản giật, đột quỵ, lú lẫn, đau đầu, mù tạm thời, rối loạn thị giác
  • Biến chứng về máu: tiểu cầu <150.000/dL, hội chứng đông máu nội mạch rải rác hoặc chảy máu

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị tiền sản giật?

Theo khuyến cáo của ACOG, các đối tượng dưới đây được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ cao và cần phải điều trị dự phòng. 

  • Mang thai con so
  • Đa thai
  • Tiền sử mang thai TSG
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh ưa chảy máu di truyền
  • Tăng HA mạn tính - Bệnh ưa chảy máu di truyền
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trước mang thai từ trên 35 kg/m2
  • Hội chứng kháng Phospholipid
  • Đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ
  • Mẹ mang thai từ trên 35 tuổi
  • Bệnh lý thận
  • Có cơn ngưng thở tắc nghẽn
  • Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Tuy nhiên nếu chỉ tuân theo khuyến cáo của ACOG thì có thể bỏ lỡ đến 50% đối tượng cần phải điều trị.

Cơ chế sinh học của tiền sản giật

Khi phôi vào tử cung tạo thành thai và bánh nhau, nguyên bào nuôi tại bánh nhau xâm nhập động mạch xoắn của người mẹ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. 

Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Bánh nhau phóng thích ra 1 số chất vào động mạch xoắn của mẹ. Trong đó có 2 chất khác nhau:

  • PIGF: Chất tạo mạch - tăng thêm các mạch máu, bánh nhau phát triển hơn, em bé lấy được nhiều hơn chất dinh dưỡng của mẹ. 
  • sFlt1: Chất kháng mạch để hệ thống tạo mạch không quá phát triển lấn át mẹ, giúp sự phát triển của thai nhi không ảnh hướng đến sự phát triển của mẹ. 

Tỷ lệ giữa sFlt1/PIGF sẽ thay đổi giữa các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Tỷ lệ này khi cân bằng sẽ giúp thai nhi phát triển mà không ảnh hưởng đến mẹ (sự cân bằng này không phải 1-1 mà là có sự thay đổi ở các chủng tộc khác nhau).

Khi bánh nhau thiếu máu, các nguyên bào nuôi không xâm nhập được vào động mạch xoắn do lý do gì đó người ta nhận thấy sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố sFlt1- PIGF và phát sinh ra bệnh tiền sản giật, huyết áp mẹ bị tăng cao.

Xét nghiệm tỷ số sFlt-1/PlGF>38 cho thấy kết cục xấu về thời gian/quá trình mang thai bất kể thai phụ có tiến triển thành tiền sản giật hay không. Thai phụ có tỷ lệ sFlt1/PIGF>38 thì khả năng cuộc sinh (khả năng đẻ non) cao hơn 2,9 lần. 

Tỷ lệ sinh non của người cao hơn 38 so với người dưới 38 lên tới 71%. Thời gian còn lại từ khi làm xét nghiệm có tỷ lệ sFlt1/PIGF cao hơn 38 là 17 ngày sau sẽ sinh (có thể sinh non hoặc tiền sản giật gây ra những biến chứng bắt buộc phải đình chỉ thai nghén). Còn những người có tỷ lệ sFlt1/PIGF dưới 38 còn 51 ngày sẽ sinh.

Xét nghiệm tiền sản giật tại GENTIS

Quý 1: Chỉ số PlGF (tuần thai từ 11 đến 14) kết hợp tiền sử mẹ, thông tin thăm khám và kết quả siêu âm.

Quý 2, 3: Tỉ số sFLT-1/PIGF tiên đoán kết cục xấu thai kỳ của phụ nữ mang thai.

*Quý 2: 19 tuần 1 ngày đến 24 tuần 6 ngày

*Quý 3: 30 tuần đến 37 tuần 6 ngày

Mẫu xét nghiệm: 2ml máu ngoại vi

Thời gian trả kết quả: 2 ngày

Tiền sản giật là một biến cố sản khoa nghiêm trọng cần được theo dõi sát sao vì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại cho cả mẹ và bé. Việc phòng ngừa biến chứng có thể diễn ra sớm nếu bạn tuân thủ khám thai đầy đủ và theo dõi thai kỳ theo sự tư vấn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác