Ung thư cổ tử cung là nguyên hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ Việt Nam. Có nhiều biện pháp xét nghiệm sàng lọc, như bằng tế bào từ những năm 50. Nhưng xét nghiệm tế bào bằng Papsmear thì độ nhạy độ đặc hiệu không cao.
Đến những năm 80 xét nghiệm tế bào đã tăng độ nhạy độ đặc hiệu lên, nhưng có những nghiên cứu có thấy độ nhạy độ đặc hiệu chỉ 40-70%. Vì sao. Vì kết quả phụ thuộc nhiều vào: người lấy mẫu, cách nhuộm, cách đọc vì việc lẫn tạp chất, chất nhày, máu.
Gần đây GENTIS đã triển khai được phương pháp tế bào mới là Eprep – là công nghệ mới việc lọc 2 lần giúp loại bỏ các tạp chất, chất nhày, tế bào hồng cầu, bạch cầu… Bác sĩ dễ dàng khi thu nhận tế bào và đọc kết quả không bị nhầm lẫn. Độ nhạy độ chính xác tăng lên rất nhiều. E-Prep chúng ta có thể chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã quan hệ tình dục.
Việc gửi mẫu ở GENTIS có thể tin tưởng được với đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ tốt và công nghệ mới giúp tăng độ nhạy độ đặc hiệu lên.
Đặc biệt chúng ta có một xét nghiệm nữa là xét nghiệm HPV-DNA. Tháng 4/2014, Mỹ đã chính thức đưa HPV-DNA vào sàng lọc đầu tay cho phụ nữ. Bộ Y tế Việt Nam tháng 6/2016 cũng đưa xét nghiệm HPV-DNA vào sàng lọc đầu tay.
HPV là virus gây u nhú ở người, có khoảng 200 types, trong đó có 14 types nguy cơ cao. Nếu xét nghiệm HPV-ADN thấy những types nguy cơ cao dương tính thì các nhà lâm sàng cần tiến hành soi cổ tử cung và sinh thiết để tìm xem bệnh nhân này có phải mắc ung thư cổ tử cung hay không. Xét nghiệm HPV-DNA được chỉ định cho phụ nữ 25 tuổi (đã từng quan hệ tình dục), độ nhạy độ đặc hiệu từ 90-95%.
Đặc biệt chúng ta nên kết hợp E-Prep và HPV-DNA, chỉ định cho phụ nữ trên 30 tuổi. Nếu cả 2 xét nghiệm này âm tính, bệnh nhân hầu như không có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và chỉ cần xét nghiệm lại sau 3-5 năm. Tuy nhiên, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa mỗi năm ít nhất 1 lần.
Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết