Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 585
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng GENTIS tổ chức hội thảo khoa học: Ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản

Ngày đăng : 21-11-2020
Ngày cập nhật: 08-09-2021
Tác giả: Gentis
Ngày 19/11/2020, GENTIS và Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội đã phối hợp cùng nhau tổ chức hội thảo khoa học: Ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản dành cho các bác sĩ của Bệnh viện.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và GENTIS là đối tác lâu năm hợp tác trong nhiều xét nghiệm hữu ích. Hội thảo lần này nằm trong chuỗi sự kiện được diễn ra thường xuyên giữa 2 bên để luôn cập nhật những thông tin khoa học mới nhất nhằm hỗ trợ tốt hơn các bác sĩ của bệnh viện Nam học & Hiếm muộn Hà Nội, trong quá trình sàng lọc, chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân.

Hội thảo đã mang đến nhiều thông tin khoa học giá trị từ 2 diễn giả uy tín.

  • Báo cáo: Sảy thai dưới góc nhìn miễn dịch - PGS.TS. Lê Xuân Hải – Trưởng khoa Miễn Dịch Viện Huyết học truyền máu Trung ương
  • Báo cáo: Tiền sản giật và sàng lọc song thai - ThS.BS. Nguyễn Cảnh Chương - GĐ TT Chỉ đạo tuyến - Nghiên cứu khoa học – BVPSHN

PGĐ Bệnh viện - ThS.BS Lê Thị Thu Hiền tặng hoa 2 diễn giả PGS.TS Lê Xuân Hải và ThS. Nguyễn Cảnh Chương

Hơn 50 bác sĩ của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tham dự sự kiện, trong đó đặc biệt có:

  • ThS.BS. Lê Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản
  • ThS. Nguyễn Minh Đức - Trưởng Labo Hỗ trợ sinh sản (Lab IVF)

PGĐ Bệnh viện Lê Thị Thu Hiền phát biểu đánh giá cao hội thảo khoa học 2 bên cùng tổ chức, tin tưởng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các bác sĩ

Về phía GENTIS có sự tham gia của:

  • TS. Phạm Đình Minh – Giám đốc R&D
  • ThS. Nguyễn Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm xét nghiệm
  • Ông Hoàng Đình Khiêm – Giám đốc Kinh doanh
  • Bà Nguyễn Thị Kim Duyên – Giám đốc Marketing

Báo cáo: Sảy thai dưới góc nhìn miễn dịch

PGS.TS. Lê Xuân Hải cho biết ảnh hưởng của NK trong quá trình phôi thai làm tổ và việc NK có thể là nguyên nhân trong thất bại làm tổ, sảy thai, lưu thai nhiều lần.

PGS.TS Lê Xuân Hải

Gen của phôi khác với gen của mẹ, nó chỉ tiếp nhận ½ vốn di truyền từ mẹ. Vì thế phôi là một mảnh bán dị ghép (hemi-allograft). Hệ quả là, về mặt miễn dịch, phôi là một mảnh ghép không tương đồng với hệ miễn dịch của mẹ, phôi phải đối mặt với hiện tượng thải ghép. Nói một cách khác, để phôi làm tổ thành công, điều kiện cần và đủ là nó phải khởi phát được một tiến trình ức chế miễn nhiễm, nhằm ngăn cản việc cơ thể người mẹ loại bỏ mảnh bán dị ghép (phôi).  

Tế bào NK là tế bào miễn dịch chính được tìm thấy trong tử cung. Số lượng tế bào NK sẽ tăng trong quá trình phôi chuyển vào trong tử cung làm tổ. NK kích thích các yếu tố tạo mạch và điều hòa sự xâm lấn của phôi thai vào tử cung. Số lượng tế bào NK bắt đầu giảm ở tuần thứ 20 của thai kỳ và ở trạng thái nghỉ trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Số lượng và hoạt tính của các tế bào NK tăng cao dẫn đến tăng tiết độc tính, không điều hòa được miễn dịch tại chỗ, gây thải loại phôi, và thoái hóa nội mạc tử cung.

Ngược lại, thiếu hụt các tế bào NK, các tế bào miễn dịch hoạt động kém, không tiết các cytokines tăng sinh mạch máu dẫn đến không tiếp nhận và kết dính phôi vào tử cung.

Ảnh hưởng của NK có thể theo chiều hướng tích cực và tiêu cực, chính vì thế việc xét nghiệm NK để đánh giá số lượng và nồng độ NK tử cung, NK có trong máu (NK ngoại vi) sẽ hỗ trợ nhiều cho bác sĩ lâm sàng đặc biệt là đối với các trường hợp thai phụ đã có nhiều lần sảy thai, lưu thai. 

Báo cáo: Tiền sản giật và sàng lọc song thai

ThS. BS Nguyễn Cảnh Chương

ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương cho biết: Khi phôi vào tử cung tạo thành thai và bánh nhau, nguyên bào nuôi tại bánh nhau xâm nhập động mạch xoắn của người mẹ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Bánh nhau phóng thích ra 1 số chất vào động mạch xoắn của mẹ. Trong đó có 2 chất khác nhau.  PIGF – chất tạo mạch – tăng thêm các mạch máu, bánh nhau phát triển hơn, em bé lấy được nhiều hơn chất dinh dưỡng của mẹ. sFlt1 Chất kháng mạch để hệ thống tạo mạch không quá phát triển lấn át mẹ, giúp sự phát triển của thai nhi không ảnh hướng đến sự phát triển của mẹ. Tỷ lệ giữa sFlt1/PIGF sẽ thay đổi giữa các giai đoạn phát triển của thai kỳ. Tỷ lệ này khi cân bằng sẽ giúp thai nhi phát triển mà không ảnh hưởng đến mẹ (sự cân bằng này không phải 1-1 mà là có sự thay đổi ở các chủng tộc khác nhau).

Khi bánh nhau thiếu máu, các nguyên bào nuôi không xâm nhập được vào động mạch xoắn do lý do gì đó người ta nhận thấy sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố sFlt1- PIGF và phát sinh ra bệnh tiền sản giật, huyết áp mẹ bị tăng cao.

Theo 1 nghiên cứu của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, cho thấy 4 đến 5 tuần trước khi có các dấu hiệu lâm sàng của tiền sản giật, tỷ lệ sFlt1/PIGF tăng cao. Như vậy chúng ta có thể tiên đoán được tiền sản giật.

Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (7/1/2016) – Nghiên cứu tiên lượng ngắn hạn kết cục ở những thai phụ bị nghi ngờ tiền sản giật, với 1273 thai phụ, từ 30 đơn vị trên khắp thế giới: Nghiên cứu chứng minh rằng nếu tỷ lệ sFlt1/PIGF thấp thì trong vòng 1 tuần không sảy ra tiền sản giật, nếu tỷ lệ này cao thì trong vòng 4 tuần sẽ xuất hiện tiền sản giật. Tỷ lệ sFlt1/PIGF dưới 38 được coi là âm tính – loại trừ tiến sản giật trong vòng 1 tuần, kết quả chính xác 99,3%.

Xét nghiệm tỷ số sFlt-1/PlGF >38 cho thấy kết cục xấu về thời gian/ quá trình mang thai bất kể thai phụ có tiến triển thành tiền sản giật hay không. Thai phụ có tỷ lệ sFlt1/PIGF > 38 thì khả năng cuộc sinh (khả năng đẻ non) cao hơn 2,9 lần. Tỷ lệ sinh non của người cao hơn 38 so với người dưới 38 lên tới 71%. Thời gian còn lại từ khi làm xét nghiệm có tỷ lệ sFlt1/PIGF cao hơn 38 là 17 ngày sau sẽ sinh (có thể sinh non hoặc tiền sản giật gây ra những biến chứng bắt buộc phải đình chỉ thai nghén). Còn những người có tỷ lệ sFlt1/PIGF dưới 38 còn 51 ngày sẽ sinh.

ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương cho biết, kết quả xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin rất hữu ích cho bác sỹ lâm sàng trong việc theo dõi, điều trị cho bệnh nhân khi sàng lọc, tiên đoán tiền sản giật và góp phần tiết kiệm chi phí.

Các bác sĩ đặt ra nhiều câu hỏi cho các diễn giả

Cả 2 bài báo cáo đã mang đến nhiều thông tin hữu ích khiến các bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn đặt ra rất nhiều câu hỏi cho các diễn giả. Các bác sĩ lâm sàng cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình chữa trị thành công cho hàng ngàn gia đình hiếm muộn đã đến với Bệnh viện. 2 bên đã có những trao đổi thẳng thắn dựa trên kiến thức, kinh nghiệm để cùng chia sẻ mong mang đến những phương pháp sàng lọc, chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Mỹ Hạnh

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác