Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 706
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Đăng ký tham dự Hội thảo: Hướng dẫn tầm soát và điều trị Thalassemia cho người bệnh vô sinh hiếm muộn

Ngày đăng : 30-06-2021
Ngày cập nhật: 30-06-2021
Tác giả: Gentis
Theo thống kê, mỗi năm có thêm ~ 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó, 800 trẻ không thể ra đời do phù thai, 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng. Vậy những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mang gen Thalassemia có cơ hội sinh con khỏe mạnh không?

Thalassemia (còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), là một bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh; 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh.

Thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cả cộng đồng. Theo thống kê, các cặp vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia, nếu sinh con bằng phương pháp tự nhiên thì trẻ có 25% nguy cơ mắc bệnh, 50% nguy cơ mang gen bệnh và chỉ có 25% trường hợp con sinh ra khỏe mạnh bình thường.

Bệnh với những biểu hiện chính là thiếu máu và thừa sắt, bệnh nhân Thalassemia cần phải được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt đời. Chỉ tính riêng hai biện pháp này, ước tính chi phí điều trị cho một bệnh nhân Thalassemia thể nặng đến 30 tuổi là rất tốn kém (khoảng vài tỷ đồng).

Để nâng cao hiểu biết về Thalassemia, Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân tích di truyền GENTIS đồng hành cùng Hội hỗ trợ sinh sản Hà Nội tổ chức buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề:

"Hướng dẫn tầm soát và điều trị Thalassemia cho người bệnh vô sinh hiếm muộn"

Hội thảo được diễn ra với sự góp mặt của những chuyên gia đầu ngành về hỗ trợ sinh sản và phân tích gen di truyền với mục tiêu:

  • Nâng cao & truyền tải kiến thức về tầm soát và điều trị gen Thalassemia
  • Chia sẻ câu chuyện thực tế khi điều trị thành công bệnh Thalassemia cho người bệnh vô sinh hiếm muộn.

Bên cạnh đó, tại buổi tọa đàm trực tuyến, các bác sĩ và người quan tâm sẽ được đặt câu hỏi, trao đổi kiến thức thực tiễn với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Hội thảo trực tuyến được tổ chức:

  • Thời gian: 14h30 ngày 03/07/2021 (thứ 7)
  • Hình thức tổ chức: Livestream trực tuyến trên Fanpage
  • Chuyên gia tham dự:

1. GS Nguyễn Đình Tảo - Chủ tịch Hội HTSS HN, Giám đốc Trung tâm HTSS Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
2. TS. BS Nguyễn Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
3. TS Phạm Đình Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển GENTIS

Đăng ký tham dự Hội thảo trực tuyến "Hướng dẫn tầm soát và điều trị Thalassemia cho bệnh nhận vô sinh hiếm muộn" vào lúc 14h30 ngày 03/07/2021

Form đăng ký https://forms.gle/4AYs2HFnZcCSNPmr5

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác