Đến nay các kỹ thuật di truyền không chỉ dùng để chẩn đoán các bệnh di truyền mà còn dùng định loại các vi sinh vật gây bệnh. Các bệnh di truyền có hơn 10.000 bệnh cơ bản, số lượng bệnh nhiều, các kỹ thuật di truyền dùng cho chẩn đoán bệnh cũng rất đa dạng. Tại Việt Nam Nhiều đơn vị, cơ sở di truyền học ra đời, nhiều chuyên gia di truyền có các công trình nghiên cứu quan trọng… Và đặc biệt là sự ra đời của HỘI DI TRUYỀN Y HỌC VIỆT NAM năm 2019.

Logo Hội Di truyền y học Việt Nam
Hội là diễn đàn cho các nhà khoa học, các nhà di truyền lâm sàng, tư vấn di truyền, xét nghiệm di truyền, sản khoa, nhi khoa và các nhà khoa học yêu thích chuyên ngành di truyền có thể trao đổi kinh nghiệm, giao lưu và hợp tác để lĩnh vực Di truyền Y học ở Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
Sự ra đời của Hội Di truyền y học Việt Nam là tâm huyết của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, các bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước như:
• GS.TS. Trương Đình Kiệt và cộng sự - Đại học Y Dược Thành phố HCM
• PGS.TS. Trần Đức Phấn, Lương Thị Lan Anh, Hoàng Thị Ngọc Lan và cộng sự - Đại học Y Hà Nội
• PGS. TS. Nguyễn Viết Nhân, Hà Thị Minh Thi và cộng sự - Đại học Y Dược Huế
• PGS.TS. Trần Văn Khoa và cộng sự - Học viện Quân Y
• GS.TS. Lương Xuân Hiến và cộng sự - Đại học Y Dược Thái Bình
• TS. Vũ Chí Dũng và cộng sự - BV Nhi Trung Ương
• Cùng các chuyên gia tại Trường Đại học Y Dược và Bệnh viện trong cả nước.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu đã cùng nhau xây dựng Hội Di truyền y học Việt Nam
GENTIS hân hạnh biết đến sự ra đời của Hội Di học y truyền Việt Nam và có những hoạt động đồng hành cùng Hội từ những ngày đầu tiên.
Đại hội toàn thể lần 1 và Hội nghị khoa học của Hội Di truyền Y học Việt Nam sẽ chính thức diễn vào đầu tháng 7 này ở Hà Nội.

Đại hội bao gồm 2 phiên chính:
Phiên 1: Đại hội và bầu Ban chấp hành Hội Di truyền Y học Việt Nam
Phiên 2: Hội nghị Di truyền Y học với nhiều báo cáo giá trị
• Các tiến bộ của Di truyền ứng dụng trong Y học.
• Tối đa hóa lợi ích của hệ gen học trong thời đại y học chính xác.
• Giải trình tự gen thế hệ mới cho các bệnh chưa có chẩn đoán và thay đổi về thực hành sàng lọc sơ sinh bệnh di truyền trong kỷ nguyên mới.
• Di truyền trong bệnh lý huyết học và ung thư.
• Các kỹ thuật di truyền phân tử ứng dụng trong chẩn đoán trước sinh.
• Cập nhật xu hướng đào tạo Di truyền Y học trên thế giới…
GENTIS mong muốn góp phần mình vào sự phát triển chung của lĩnh vực Di truyền y học tại Việt Nam. Mong rằng sự thành công của Đại hội và Hội nghị khoa học đầu tiên của Hội sẽ là tiền đề cho những bước phát triển của Hội sau này.
• Tối đa hóa lợi ích của hệ gen học trong thời đại y học chính xác.
• Giải trình tự gen thế hệ mới cho các bệnh chưa có chẩn đoán và thay đổi về thực hành sàng lọc sơ sinh bệnh di truyền trong kỷ nguyên mới.
• Di truyền trong bệnh lý huyết học và ung thư.
• Các kỹ thuật di truyền phân tử ứng dụng trong chẩn đoán trước sinh.
• Cập nhật xu hướng đào tạo Di truyền Y học trên thế giới…
GENTIS mong muốn góp phần mình vào sự phát triển chung của lĩnh vực Di truyền y học tại Việt Nam. Mong rằng sự thành công của Đại hội và Hội nghị khoa học đầu tiên của Hội sẽ là tiền đề cho những bước phát triển của Hội sau này.
Tuyết Mai