Hiện trạng vô sinh nam ở Việt Nam hiện nay
Từ trước đến nay, định kiến vẫn cho rằng nguyên nhân vô sinh chủ yếu là do nữ. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân vô sinh đến từ cả nam và nữ.
Phiên Nam học tại Hội nghị khoa học thường niên Tiết niệu, Thận học (HUNA) lần thứ XXI năm 2024 thu hút sự quan tâm của đông đảo các đại biểu
Theo đó, trong nhóm vô sinh hiếm muộn, nguyên nhân do nữ chiếm 40%, do nam là 30%, do cả 2 vợ chồng là 20% và 10% không rõ nguyên nhân. Vì vậy, có thể thấy rằng, tỷ lệ gặp nguyên nhân vô sinh nam và nữ tương tự như nhau. Đó là lý do tại sao trong những năm vừa qua, vấn đề vô sinh nam được chú trọng trong các nghiên cứu khoa học cũng như người bệnh tại Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy rằng, tần suất vô sinh nam trong cộng đồng chiếm 15%. Đây là một con số đáng báo động, cần phải quan tâm và có những chương trình phù hợp để thực hiện tầm soát cũng như điều trị vô sinh nam.
Các yếu tố di truyền ảnh hưởng thế nào đến vô sinh nam?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh nam. Nguyên nhân thường được nhắc đến nhiều là do quai bị, ung thư, chấn thương do những bệnh lý như giãn tĩnh mạch tinh, viêm nhiễm, và những bệnh lý phẫu thuật vùng chậu. Ngoài những nguyên nhân đó, di truyền cũng là một trong những tác nhân gây ra vô sinh hiếm muộn.
Theo chia sẻ của TS.BS Mai Bá Tiến Dũng (Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện Bình Dân TP.HCM), di truyền là một những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vô sinh nam và khi khảo sát được những yếu tố di truyền của bệnh nhân vô sinh hiếm muộn, bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra được phương pháp phù hợp điều trị cho từng cá thể cụ thể. Từ đó, cá thể hoá và tiết kiệm được chi phí điều trị cho người bệnh.
TS Dũng cũng cho biết, vấn đề di truyền đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Nhưng trên thực tế, số lượng các cơ sở thực hiện được các xét nghiệm di truyền cho nam vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Việc phát triển, mở rộng và phổ cập các xét nghiệm di truyền là mong muốn chung của các bác sĩ lâm sàng để hỗ trợ trong vấn đề khám, chẩn đoán và điều trị vô sinh nam.
Xét nghiệm Fertiscan được TS.BS Mai Bá Tiến Dũng nhắc đến trong bài báo cáo khoa học tại Hội nghị HUNA 2024
Trong bài báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học thường niên Tiết niệu, Thận học (HUNA) lần thứ XXI năm 2024 tổ chức ngày 27-29/06 tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vừa qua, TS.BS Mai Bá Tiến Dũng đã chia sẻ về xét nghiệm Fertiscan. Theo đó, bác sĩ Dũng đã sử dụng xét nghiệm Fertiscan để tìm ra những nguyên nhân, yếu tố di truyền chủ lực liên quan đến vấn đề sinh tổng hợp tinh trùng của bệnh nhân. Nhờ vậy giúp rút ngắn được con đường chẩn đoán và tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
HUNA là hội nghị khoa học tổ chức định kỳ hàng năm với mục đích kết nối các bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia y tế Việt Nam và Quốc tế. Hội nghị năm nay có hơn 1.000 đại biểu tham gia, là các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, điều dưỡng thuộc chuyên ngành tiết niệu, thận học, nam khoa, ghép thận, lọc máu từ các bệnh viện trong và ngoài nước.
Các chuyên gia tham gia Hội nghị khoa học thường niên Tiết niệu, Thận học (HUNA) lần thứ XXI năm 2024
Tham dự HUNA 2024, GENTIS đã có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiêm và cập nhật những xu thế mới cũng như tiến bộ y khoa trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về nam khoa. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu chuyên sâu về gen di truyền, cùng sự đầu tư bài bản với những công nghệ mới, độ chính xác cao, GENTIS mong rằng những xét nghiệm di truyền sẽ giúp ích cho bác sĩ lâm sàng trong việc sàng lọc, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân vô sinh có có hướng điều trị phù hợp.