Tiếp nối các chuỗi hoạt động báo cáo về các dịch vụ xét nghiệm của GENTIS, công ty tiếp tục tổ chức hội thảo chia sẻ về xét nghiệm “xác định cửa sổ chuyển phôi (Genratest)” tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia. Cập nhật những tiến bộ trong nghiên cứu, kĩ thuật trong phân tích sự biểu hiện của hệ gen niêm mạc tử cung để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi (giai đoạn cửa sổ).
Buổi hội thảo diễn ra có sự góp mặt của nhiều y bác sĩ thuộc ban lãnh đạo, đặc biệt là BS. Nguyễn Việt Quang - Giám Đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, PGS. Hồ Sỹ Hùng và các bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị vô sinh ở cả nam và nữ. Về phía công ty GENTIS có sự tham gia của TS Phạm Đình Minh Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Phát triển GENTIS, anh Nguyễn Văn Quang - Nhân viên quản lý sản phẩm trực tiếp báo cáo về dịch vụ.
Mở đầu buổi hội thảo, anh Quang đã chia sẻ chi tiết về xét nghiệm Xác định cửa sổ chuyển phôi (Genratest) dành cho những người từng thất bại chuyển phôi nhiều lần, chất lượng phôi tốt và niêm mạc tốt nhưng thất bại không rõ nguyên nhân đang được GENTIS triển khai, đẩy mạnh hiện nay.
Theo như anh Quang đã chia sẻ, xét nghiệm Genratest sử dụng công nghệ NGS để phân tích sự biểu hiện của toàn bộ hệ gene liên quan trạng thái tiếp nhận tử cung. Dựa trên biểu hiện kiểu gene, chia màng trong dạ con thành 3 loại: Trước tiếp nhận, tiếp nhận và sau tiếp nhận. Cuối cùng là chuyển phôi dựa trên khuyến cáo của kết quả xét nghiệm xác định cửa sổ chuyển phôi.
Khoảng thời gian mà niêm mạc tử cung tiếp nhận phôi được gọi là cửa sổ cấy ghép (WOI) kéo dài khoảng 30 đến 36 giờ. Mỗi người phụ nữ sẽ có WOI khác biệt, khi xác định được cửa sổ cấy ghép của từng cá nhân thì có thể tối ưu hoá chuyển phôi. Và xét nghiệm Genratest chính là công cụ để xác định chính xác thời gian tối ưu cho chuyển phôi.
Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của xét nghiệm xác định cửa sổ chuyển phôi (Genratest) thông qua kết quả nghiên cứu của nhiều bệnh viện nước ngoài và bệnh viện ở Việt Nam thực hiện trên nhiều bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm, thực hiện so sánh giữa hai nhóm đói tượng có và không sử dụng kết quả của xét nghiệm này. Kết quả đều cho thấy rằng chuyển phôi cá nhân hoá giúp cả thiện kết quả IVF/ICSI. Tỉ lệ có thay được nâng lên ngang với quần thể bệnh nhân không bị R.I.F, tăng tỉ lệ làm tôt và kì vọng thai sống cao hơn bình thường.
Ngoài ra, độ nhạy và độ đặc hiệu cũng được anh Quang đề cập. Xét nghiệm Genratest của GENTIS có độ chính xác cao hơn những phương pháp khác, độ lặp là 100% trong chẩn đoán trạng thái tiếp nhận của tử cung. Độ nhạy 99,76% và độ đặc hiệu là 88,57%.
Phương pháp xét nghiệm được GENTIS sử dụng là hệ thống giải trình tự thế hệ mới của Illumina (Miseq). Với số đọc lên tới 3.000.000 reads/ mẫu. Đây là phần mềm phân tích độc quyền, phân tích toàn bộ hệ bản phiên mã (transcriptome) của mẫu mô. Từ đó đưa ra đánh giá về sự biểu hiện của các gen quan tâm và trạng thái của niêm mạc tử cung.
Ở phiên trình bày cuối, anh Quang cũng đề cập tới xét nghiệm Fertiscan, là một xét nghiệm di truyền mới để đánh giá các yếu tố di truyền gây ra vô sinh ở cả nam và nữ. Điều đó cho thấy hiện nay, việc đánh giá khả năng sinh sản được chú trọng trên cả nam và nữ. Với công nghệ xét nghiệm NGS (giải trình tự full exome), GENTIS luôn đảm bảo sẽ cho ra kết quả chính xác gần như tuyệt đối.
Thông qua buổi báo cáo, các bác sĩ của Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia - Bệnh viện Phụ sản TW đã có thêm những thông tin hữu ích về tầm quan trọng của xét nghiệm Xác định cửa sổ chuyển phôi (Genratest) trong việc chẩn đoán và định hướng điều trị. Các bác sĩ tại bệnh viện đã có phần thảo luận sôi nổi về việc thu mẫu, bảo quản, thời gian thực hiện xét nghiệm và phương thức tiếp cận dịch vụ như thế nào để phù hợp với các bệnh nhân đã sảy thai nhiều lần và các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
GENTIS sẽ luôn nỗ lực không ngừng để phát triển, cải tiến công nghệ kỹ thuật trong phân tích di truyền, xét nghiệm để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé ngày từ những ngày đầu tiên, hoàn thành sứ mệnh nâng cao thể chất, trí tuệ của tất cả người dân Việt.
Ngân Hà