Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 857
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Vô sinh ở nam giới, vấn đề cần được quan tâm…

Ngày đăng : 12-03-2022
Ngày cập nhật: 12-03-2022
Tác giả: Gentis
Thông tin tại Hội thảo trực tuyến "Cập nhật tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị vô sinh hiếm muộn nam" do GENTIS tổ chức mới đây, các chuyên gia nhấn mạnh thực trạng vô sinh ở nam giới tại Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại. Vô sinh nam đang chiếm tỷ lệ 30-40% tương đương với vô sinh ở nữ giới…

Vô sinh nam chiếm khoảng 30-50% trong các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn

Hội thảo nhằm cập nhật các thông tin mới nhất về vô sinh nói chung, trong đó chủ yếu là vô sinh nam, vai trò của hỗ trợ sinh sản trong vô sinh nam... Hội thảo trực tuyến về chủ đề này được đánh giá thành công khi lượt tương tác trực tiếp lớn trong thời gian diễn ra sự kiện với hơn 1200 lượt xem trực tiếp, 1900 lượt like trên fanpage.


PGS.TS Trịnh Thế Sơn, TS Phạm Đình Minh và ThS.BS Dương Quang Huy tại hội thảo trực tuyến hai đầu cầu HN-HCM (từ trái sang)

Trong bài trình bày tại hội thảo, TS Phạm Đình Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GENTIS cho biết, trên thế giới tần suất vô sinh nam chiếm khoảng 30-40%, trong các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thì có 10% tổng số nam giới bị vô sinh hiếm muộn, 30% vô sinh nam vô căn;

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trẻ hiện nay là 7,7%. Trong đó, vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Xu hướng vô sinh và hiếm muộn nam giới ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố như kết hôn và sinh con muộn, chất lượng tinh trùng giảm sút vì điều kiện sống - làm việc, môi trường, và tâm lý… Điều này cho thấy chăm sóc sức khoẻ vô sinh hiếm muộn không chỉ là của riêng nữ giới mà còn cần có cả nam giới…

Theo các chuyên gia, vô sinh nam hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người - đặc biệt là người có nhu cầu lập gia đình hoặc đã có gia đình quan tâm, chú ý. Nguyên nhân được biết do tỷ lệ vô sinh hiện nay đang ngày càng tăng cao và trẻ hoá.

Cũng theo các chuyên gia, bệnh nam khoa là những rối loạn phức tạp bao gồm: giảm chức năng sinh lý, khả năng sinh sản; bất thường cấu tạo cơ quan bộ phận sinh dục; và những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nam khoa không chỉ tạo ra những rối loạn tâm lý, cảm giác thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hôn nhân, hạnh phúc gia đình và chức năng sinh sản nam giới.

Tuy nhiên, bệnh nam khoa là chủ đề tế nhị, khó nói nên sẽ càng nguy hiểm hơn khi nam giới không trang bị kiến thức về bệnh, kèm theo đó là tâm lý chủ quan, ngần ngại trong việc chia sẻ bệnh. Điều này dẫn đến việc không được điều trị đúng cách, gây ra biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có thể gây vô sinh nam giới.

Các bệnh lý về nam khoa nếu không được phát hiện sớm bằng thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra hệ luỵ xấu, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, nòi giống và di truyền cho đời sau…


Giải pháp nào cải thiện tình trạng vô sinh nam?


TS. Phạm Đình Minh cũng đưa ra thông tin về yếu tố gene di truyền có mối liên quan đến vô sinh hiếm muộn nam.

Nhấn mạnh ý nghĩa của các xét nghiệm nam khoa hỗ trợ cho việc sàng lọc và chẩn đoán vô sinh nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển GENTIS giới thiệu các xét nghiệm kỹ thuật cao mới như: xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục STD, Phân mảnh ADN tinh trùng SCSA, xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể tinh trùng (Gen-SAT), xét nghiệm tinh dịch đồ mở rộng, phân tích gene/di truyền chuyên sâu (WES dành cho nam giới)...

Trong bài trình bày nghiên cứu khoa học của PGS.TS Trịnh Thế Sơn, Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội cùng nhóm nghiên cứu về: "Đánh giá hiệu quả của HCG-phối hợp với Clomiphene Citrate trong điều trị bệnh nhân vô tinh do suy sinh dục thứ phát ở nam giới", nhóm nghiên cứu cho biết đã khám, điều trị, tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sinh ra tinh trùng của HCG phối hợp với Clomiphene Citrate, một loại thuốc ức chế estrogen (hormone sinh dục nữ) trên bệnh nhân suy sinh dục thứ phát.

Sau 12 tháng, việc điều trị cho kết quả rất khả quan, có 47,4% bệnh nhân xuất hiện tinh trùng trong tinh dịch; mức testosterone tăng lên khoảng 25 lần và ở mức bình thường ở sau 12 tháng điều trị. Đặc điểm sinh dục thứ cấp cải thiện đáng kể, đặc biệt là chiều cao và chiều dài dương vật.

"Liệu pháp này được coi là an toàn. Đây là biện pháp điều trị ít tốn kém, hiệu quả tốt, đặc biệt, ưu điểm của việc điều trị này là kích hoạt và bảo tồn được khả năng sinh sản cho nam giới suy sinh dục do suy tuyến yên"- PGS.TS Trịnh Thế Sơn nhấn mạnh.

Tại hội thảo ThS.BS Dương Quang Huy - Trưởng khoa Nam Học bệnh viện quốc tế Gia Khang đã chia sẻ về định nghĩa bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs) và sự nguy hiểm của căn bệnh này. Tuy nhiên chuyên gia cũng cho hay một số bệnh STDs có thể gây vô sinh nam, trong khi số khác có thể không…

Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác