Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Virus HPV (human papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và là nguyên nhân gây nên 99% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung (UTCTC).
Qua nghiên cứu hệ gen đã xác định có trên 100 tuýp HPV được chia thành 2 nhóm chính:
- Tuýp HPV độc tính thấp. Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 6, 11, 34, 40, 42 ít khi gây loạn sản, ung thư cổ tử cunglà nguyên nhân gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) ở bộ phận sinh dục.
- Tuýp HPV độc tính cao. Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 16, 18, 33, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68, là nguyên nhân gây 96% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Trong các type này, HPV-16 và HPV-18 là 2 loại có khả năng sinh ung cao nhất (chiếm trên 70%), các tuýp còn lại cũng có nguy cơ sinh ung thư nhưng với mức độ tổn thương nhẹ hơn chẳng hạn như loạn sản.
Virus HPV gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư cổ tử cung
Đường lây truyền
Các vi rút HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền vi rút HPV.
Ung thư cổ tử cung – căn bệnh nguy hiểm
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) số liệu tháng 2/2019, năm 2018 trên thế giới có 570,000 người mắc HPV và có 300,000 người tử vong vì HPV.
Tại Việt Nam, UTCTC là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44 (theo báo cáo của Trung tâm thông tin HPV năm 2018). Mỗi ngày, Việt Nam có 14 phụ nữ mắc mới UTCTC và 7 ca tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.
Tất cả phụ nữ từng quan hệ tình dục nên xét nghiệm GenHPV
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung
Thông thường, bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển qua 4 giai đoạn, cụ thể:
+ Giai đoạn 1: Ở giai đoạn khi virus HPV chỉ vừa mới xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh lúc này chưa có những biểu hiện gì bất thường (tỷ lệ chữa khỏi 100%).
+ Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn tiền ung thư, lúc này những tế bào ung thư bất thường đã xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong cổ tử cung. Tuy nhiên lúc này nó chưa ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận, chưa ảnh hưởng đến bạch cầu và chưa ăn sâu vào biểu mô chính (tỷ lệ chữa khỏi 85 – 90%).
+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Khối u lúc này bắt đầu sẽ xâm lấn ra xa hơn, gây nên những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh rõ rệt. Ở giai đoạn này, mặc dù khối u đã phát triển nặng nề nhưng vẫn chưa di căn (tỷ lệ chữa khỏi khoảng 25 – 40%).
+ Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này khối u đã di căn đến rất nhiều những bộ phận khác như: vùng chậu, bàng quang, trực tràng. Ảnh hưởng trực tiếp đến gan, phổi. Ở giai đoạn này, sức khoẻ cơ thể bệnh nhân suy giảm một cách nhanh chóng, đồng thời cơ hội chữa khỏi bệnh rất thấp (khả năng sống dưới 5 năm)
Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi cao
Bệnh ung thư cổ tử cung càng phát triển ở giai đoạn nặng thì càng khó điều trị. Do đó, người bệnh nên có quá trình xét nghiệm GenHPV – tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để kịp thời phát hiện ra mầm bệnh ngay khi còn tiềm ẩn.
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Để tầm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa hai phương pháp: PAP (E – Prep) và GenHPV. Cụ thể:
- Đối với xét nghiệm Pap (E – Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không.
- Đối với xét nghiệm GenHPV mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.
Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp này không thay thể nhau, chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.
Xét nghiệm HPV dễ dàng nhanh chóng với GENTIS
Để được tư vấn chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.