Chọc ối là gì?
Chọc ối cần được thực hiện dưới sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ.
Chọc ối/chọc dò ối là thủ thuật chuyên môn của các bác sĩ nhằm lấy ra một lượng nhất định dịch ối có trong túi nước ối trong tử cung người mẹ. Đa phần, lượng dịch ối được lấy ra này sẽ được chuyển tới các cơ quan phân tích gene di truyền để xác định quan hệ huyết thống của thai nhi hoặc với mục đích chẩn đoán các bệnh di truyền do bất thường nhiễm sắc thể.
Là một thủ thuật xâm lấn có khả năng xuất hiện rủi ro do đó không phải trong trường hợp này và bất cứ khi nào trong thai kỳ bạn cũng có thể thực hiện chọc ối.
Kỹ thuật lấy nước ối được thực hiện ở thời điểm nào trong thai kỳ?
Thông thường, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các bác sĩ sẽ khuyên sản phụ thực hiện chọc dò ối trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20 của thai kỳ.
Trường hợp nào nên tiến hành chọc dò ối?
- Tuổi mẹ cao: Tuổi thai phụ càng cao thì tỉ lệ con sinh ra mắc các bệnh di truyền do bất thường NST càng lớn. Do đó, việc làm sàng lọc và chẩn đoán bệnh di truyền trước sinh là cần thiết.
- Người cha hoặc người mẹ từng phát hiện có gene đột biến NST
- Thai phụ đã từng sinh con bị dị tật do bất thường NST hoặc từng nhiều lần sảy thai không rõ nguyên nhân
- Trường hợp bác sĩ nghi hoặc thai nhi có vấn đề sau khi thực hiện siêu âm
- Những người sở hữu nhóm máu hiếm Rh-
Những điều cần biết về phương pháp chọc dò ối
Ngoài thắc mắc thường gặp là chọc ối là gì cũng như kỹ thuật lấy nước ối được thực hiện ở thời điểm này, GENTIS cũng sẽ giải đáp cho bạn một số câu hỏi liên quan đến kỹ thuật này mà không phải ai cũng biết:
Chọc ối có rủi ro không?
Chọn chọc ối thai phụ sẽ phải chấp nhận với nhiều nguy cơ có thể xảy ra.
Không thể phủ nhận với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật chọc ối cũng ngày càng được cải thiến và thực hiện trở nên dễ dàng, nhanh chóng với tỉ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận khách quan một điều rằng khi tiến hành chọn chọc dò ối là thai phụ có khả năng phải đối mặt với một trong các nguy cơ không mong muốn như sau:
- Chuột rút
- Chảy máu âm đạo
- Rò rỉ nước ối
- Lây nhiễm bệnh từ thai phụ sang thai nhi
- Tử cung có nguy cơ bị nhiễm trùng
- Hai mẹ con có thể sẽ phải đối diện với các biến chứng không mong muốn do nhạy cảm Rh
- Thương tổn do kim
- Sảy thai (theo thống kê có tới 1% trường hợp thai phụ tiến hành chọc ối bị sảy thai, điều này có nghĩa là cứ 1000 ca tiến hành chọc ối thì có tới 10 ca bị sảy thai)
Chọc dò ối được các bác sĩ thực hiện như thế nào?
Chọc dò ối là một trong các kỹ thuật khó đòi hỏi được tiến hành tại các bệnh viện chuyên khoa với sự thực hiện của các chuyên gia - bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
Hình ảnh mô phỏng quá trình chọc ối của các bác sĩ.
Khi chọc dò ối, các bác sĩ sẽ quét siêu âm bằng thiết bị chuyên dụng để xác định chính xác vị trí thai nhi cũng như bánh nhau. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê tại chỗ vào dưới da bụng bạn và đợi tới thời điểm phù hợp để chọc một chiếc kim rỗng nòng qua thành bụng vào tử cung. Thông thường, chọc ối sẽ lấy ra khoảng 14g nước ối. Lượng dịch ối này sẽ ngay lập tức được đưa đi phân tích để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Tại sao không thể tiến hành chọc dò ối sớm hơn tuần thai thứ 14?
Để tiến hành chọc ối thường được bắt đầu từ tuần thai thứ 14 trở đi bởi trước đó thường túi ối chưa đủ nước ối cũng như tế bào để tiến hành phân tích. Đây là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ phải chọc dò ối lại từ đầu.
Có thể thực hiện sàng lọc bệnh di truyền cho thai nhi mà không gây xâm lấn không?
Có! Hiện nay, thay vì lựa chọn chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau với nguy cơ cao, bạn có thể lựa chọn phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT để biết rõ tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng mình.
Đây là phương pháp xét nghiệm và phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu người mẹ để tiến hành sàng lọc các bệnh di truyền do bất thường NST của thai nhi. NIPT có thể phát hiện sớm nhiều hội chứng di truyền phổ biến như: Down, Patau, Edwards cũng như các bất thường NST giới tính,...
Phương pháp này có độ chính xác cao lên tới 99,9 %. Để được thực hiện phương pháp này, thai phụ chỉ cần cung cấp từ 7 - 10 ml mẫu máu tĩnh mạch của mình - số lượng máu rất ít đủ để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Địa chỉ nào sàng lọc trước sinh không xâm lấn uy tín tại Việt Nam?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nếu được cảnh báo bất thường sau khi siêu âm bạn có thể thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn tại GENTIS.
Tính đến thời điểm hiện tại, GENTIS chính là đơn vị phân tích di truyền duy nhất tại Việt Nam được Illumina - Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ xét nghiệm NIPT - Illumina tại Việt Nam.
Do đó, tới GENTIS bạn sẽ được thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn bằng mẫu máu tĩnh mạch người mẹ với chi phí phải chăng mà vẫn đảm bảo chất lượng và độ chính xác hàng đầu.
Như vậy kỹ thuật lấy nước ối được thực hiện ở thời điểm nào? trong thai kỳ và những điều cần biết về chọc ối chính là những vấn đề được chúng tôi đề cập trong bài viết trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của GENTIS là 1800.2010 để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn miễn phí 24/7. GENTIS hân hạnh được phục vụ quý khách!