Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 85
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Chẩn đoán viêm gan siêu vi b thế nào?

Ngày đăng : 27-12-2018
Ngày cập nhật: 07-09-2019
Tác giả: Gentis
Để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả bệnh viêm gan B thì đòi hỏi công tác chẩn đoán bệnh phải được làm chính xác, toàn diện và đầy đủ, trong đó kiểm tra định tính và định lượng 5 hạng mục viêm gan B là việc làm hết sức cần thiết.

Ý nghĩa 5 hạng mục viêm gan B

 Xét nghiệm thường dùng nhất để biết bệnh nhân có bị nhiễm siêu vi B hay không là tìm kháng nguyên bề mặt của siêu vi B tức là HBsAg. Chất này nằm trên lớp vỏ bọc ngoài của siêu vi. HBsAg thường xuất hiện 2-6 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm siêu vi B và biến mất sau 6 tháng.

Nếu sau 6 tháng mà HBsAg vẫn còn dương tính thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B đã chuyển sang mãn tính. 

Khi HBsAg âm tính hoặc bệnh nhân chưa từng bị nhiễm, hoặc là bị nhiễm nhhưng đã khỏi bệnh. Muốn phân biệt hai trường hợp này, ta phải thử xét nghiệm antiHBc (kháng thể kháng phần lỗi bên trong siêu vi B). Nếu anti HBc (+) có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh; còn nếu antin HBc (-), tức là bệnh nhân hưa từng bị nhiễm siêu vi B. Lúc đó, cần chích ngừa viêm gan siêu vi B để được bảo vệ không bị bệnh này.
 
AntiHBs là kháng thể đối kháng với HBsAg. Kháng thể này do cơ thể tạo ra để chống lại siêu vi B. Khi antiHBs dương tính có nghĩa là cơ thể của bệnh nhân đã đủ sức chống lại siêu vi và bệnh đã tự khỏi đồng thời bệnh nhân đã được bảo vệ không bị bệnh này nữa. AntiHBs còn được tạo ra khi chúng ta chích ngừa viêm gan siêu vi B.
 
Ngoài ra có hai xét nghiệm nữa cũng khá quan trọng để quyết định và theo dõi vấn đề điều trị, đó xét nghiệm tìm HBeAg và HBV-DNA (bộ gen của siêu vi B). Khi HBeAg và/hoặc HBV-DNA dương tính có nghĩa là siêu vi đang sinh sản bên trong cơ thể bệnh nhân, bệnh đang ở giai đoạn tiến triển và dễ lây bệnh cho người khác.
 
Kháng thể antiHBe là một loại kháng thể khác được cơ thể tạo ra khi siêu vi B đã giảm hoặc ngừng sinh sản. Khi điều trị bằng các thuốc kháng siêu vi B, người ta mong đạt được sự chuyển huyết thanh HBeAg/antinHBe, có nghĩa là HBeAg từ dương tính chuyển sang âm tính và antinHBe từ âm tính chuyển sang dương tính. Khi có hiện tượng chuyển huyết thanh xảy ra, cơ thể mới có điều kiện tiệt trừ siêu vi. 

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan B

Làm gì khi biết mình bị nhiễm viêm gan B?

Đến gặp bác sĩ chuyên gan: Khi phát hiện mình bị nhiễm virus viêm gan B, trước tiên bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị để có thể phát hiện chính xác bệnh và có những phác đồ điều trị phù hợp.
 
Thay đổi lối sống: Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan và ung thư gan.
Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc: vì một số trong các chất này được chuyển hoá tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Ngoài ra một số loại thuốc còn gây độc cho gan, vì vậy khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc.
 
Chú ý đến các con đường lây truyền của virus viêm gan B: Người nhiễm virus viêm gan B cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bị thương, hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B cần tiêm phòng cho con ngay, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi sinh.
 
Khi biết mình bị nhiễm virus viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn  chọn lựa  cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác