Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 36
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Nguyên phó Viện Trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an nói gì về tính Pháp lý của các xét nghiệm ADN

Ngày đăng : 11-06-2019
Ngày cập nhật: 09-09-2019
Tác giả: Gentis
Đại tá Hà Quốc Khanh - Nguyên Giám đốc trung tâm giám định ADN - Viện Khoa học hình sự, Nguyên phó Viện Trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.
Đại tá Hà Quốc Khanh

Công nghệ ADN ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi xác định các mối quan hệ huyết thống mà còn phục vụ nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh trong y học cũng như các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực sinh học. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu hiện nay và cho cả tương lai không chỉ trên thế giới và cả Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này tôi chỉ bàn về tính pháp lý của xét nghiệm ADN huyết thống.
 
Tính Pháp lý của các xét nghiệm ADN huyết thống

Tính pháp lý, đây là điều mà người dân (khách hàng) và một số cơ quan tư pháp thường hay quan tâm đối với các cơ sở xét nghiệm ngoài công lập. Vậy tính pháp lý ở đây là gì. Theo quan điểm của tôi: Trước hết, ngoại trừ các đơn vị công lập (công an, quân đội, y tế được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật) ra thì tất cả các đơn vị ngoài công lập tiến hành xét nghiệm ADN đã được cấp phép hành nghề của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì đều được coi là hợp pháp. 
 
 
Thứ 2, tính pháp lý còn được thể hiện ở đội ngũ chuyên môn: đội ngũ chuyên môn này phải là những người được đào tạo cơ bản đúng chuyên ngành, đồng thời có chứng chỉ đào tạo về đúng lĩnh vực đang thực hiện và trải qua kinh nghiệm thực tế nhất định. Có như vậy mới bảo đảm rằng họ là những người có đủ năng lực để thực hiện xét nghiệm ADN. Mặt khác, trong thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ như hiện nay và cả trong tương lai, việc các đơn vị ngoài công lập mạnh dạn đầu tư công nghệ, chiêu mộ nhân tài, thu hút người có trình độ chuyên môn cao để nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh là tất yếu. Do chủ động về vốn đầu tư, cơ sở vật chất và con người nên có những đơn vị ngoài công lập phát triển rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, thiết bị, hóa chất sử dụng trong các xét nghiệm cũng đóng một vai trò quan trọng để bảo đảm rằng kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Thêm vào đó việc tuân thủ các quy trình, quy chuẩn theo tiêu chuẩn ISO cũng phản ánh tính pháp lý và khoa học của một đơn vị xét nghiệm.

Chú ý đến việc nơi xét nghiệm ADN có được cấp phép không

Mâu thuẫn trong việc công nhận tính pháp lý của xét nghiệm ADN
Hiện nay, còn có những quan điểm cho rằng kết quả xét nghiệm ADN của các đơn vị xét nghiệm ngoài công lập không có tính pháp lý, do đó không công nhận kết quả xét nghiệm ADN của những đơn vị này. Ngược lại, nhiều yêu cầu xét nghiệm ADN liên quan đến thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh cho con, xác nhận mối quan hệ huyết thống để phân chia, thừa kế tài sản hoặc nhập cư… lại do chính cơ quan tòa án hay đại sứ quán các nước yêu cầu. Vậy là đã có sự khập khiễng, không thống nhất trong cách giải quyết về cùng một vấn đề.
Kết quả của xét nghiệm ADN, xét về bản chất của khoa học thì không khác nhau cả giữa công lập và ngoài công lập, đôi khi còn có sự liên kết hỗ trợ nhau; khác nhau có chăng chỉ là hình thức thể hiện. Theo tìm hiểu của tôi thì hiện tượng này hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến cá nhân của người thực hiện công việc mà không theo một quy định nào, theo kiểu “thích thì làm, không thích thì thôi”. Như vậy người chịu thiệt vẫn là người dân.

Trung tâm xét nghiệm GENTIS có 02 phòng lab rộng 1200m2 tại Hà Nội và Tp.HCM

Nên lựa chọn Trung tâm xét nghiệm uy tín, được công nhận

Ngược lại, nếu nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, khách quan để đánh giá thì cũng có những cơ sở xét nghiệm ngoài công lập không bảo đảm được các tiêu chuẩn cần thiết về cơ sở vật chất, thiết bị, năng lực chuyên môn nên dẫn đến có những kết quả sai. Mặt khác, có những cơ sở xét nghiệm không có phòng thí nghiệm mà chỉ tiến hành lấy mẫu rồi phải thuê đơn vị khác thực hiện phân tích và trả kết quả cho khách. Hiểu đơn giản, các đơn vị này gần như đóng vai trò của việc môi giới. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cả xét nghiệm mỗi nơi một giá (ngoại trừ Đại lý chính thức do cơ sở xét nghiệm ủy quyền). Tại Việt Nam hiện nay, nếu tính nhanh sẽ có khoảng vài chục cơ sở xét nghiệm ADN kể cả các cơ sở công lập và ngoài công lập. Nhưng, ngoài cơ quan công lập của nhà nước ra thì khá nhiều cơ sở thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Chính vì vậy giữa các phòng thí nghiệm hoạt động trên cơ sở mạnh ai nấy làm. Chất lượng giữa các cơ sở xét nghiệm ADN hiện nay đang bị đánh đồng và không có sự phân biệt rõ rệt đâu là nơi có phòng thí nghiệm tốt và đâu là cơ sở chưa đạt chuẩn. Giữa mê cung các website với những hình ảnh hoành tráng về hệ thống máy móc, con người... khách hàng không thể tự tìm hiểu được đâu là nơi họ cần đến.
 
Người dân nên chọn đơn vị xét nghiệm uy tín, có chứng chỉ ISO, cơ sở vật chất, đội ngũ… đảm bảo

Suy cho cùng, bản chất xét nghiệm ADN huyết thống nói riêng và các khoa học chính thống của văn minh con người nói chung không hề có lỗi gì cả, chỉ có điều con người cần hiểu và cư xử với nó như thế nào mà thôi. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền sớm tạo sân chơi bình đẳng giữa các cơ sở xét nghiệm ADN công lập và ngoài công lập, đồng thời nắm quyền kiểm soát nó theo đúng quy định của pháp luật. Đối với người dân, khi có nhu cầu cần xét nghiệm nên tìm hiểu kỹ nơi mình cần đến hoặc được tư vấn cụ thể để có được một kết quả xét nghiệm chính xác, khách quan và khoa học.

Đại tá Hà Quốc Khanh
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác