Tin tức

Tin chuyên ngành

                        Array
(
    [0] => stdClass Object
        (
            [id] => 1112
            [id_crawler] => 
            [category_product] => NULL
            [thumbnail] => thiết_kế_chưa_co_ten_(5).jpg
            [album] => 
            [url_video] => 
            [is_status] => 1
            [is_featured] => 0
            [is_form] => 0
            [displayed_time] => 2023-07-20
            [program] => 0
            [number] => 1
            [viewed] => 0
            [type] => 
            [type_career] => 
            [level] => 
            [address] => 
            [address_career] => 
            [expiration_time] => 0000-00-00
            [created_time] => 2023-07-20 15:20:07
            [updated_time] => 2023-08-22 14:12:50
            [files] => 
            [salary] => 
            [time] => 
            [created_by] => 63
            [is_table_content] => 1
            [language_code] => vi
            [slug] => y-nghia-cua-xet-nghiem-da-hinh-gen-thu-the-fsh-trong-ho-tro-sinh-san
            [title] => Ý nghĩa của xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH trong hỗ trợ sinh sản
            [description] => FSH là là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH cho phép xác định các biến thể di truyền liên quan đến đáp ứng với kích thích buồng trứng.
            [content] => 

1. Hormone FSH là gì?

FSH (Follicle Stimulating Hormone, hay còn gọi là Kích noãn bào tố) là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. 

Khi bắt đầu phát triển, noãn bào giải phóng estradiol, từ đó gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường giải phóng GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng. Trước khi rụng trứng, nồng độ FSH đạt mức cực đại, kích thích buồng trứng và gây ra rụng trứng. Khi sự rụng trứng đã xảy ra, nồng độ FSH trở lại mức cơ bản hoặc giảm nhẹ dưới mức bình thường.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH trong hỗ trợ sinh sản

Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH là xét nghiệm cho phép xác định các biến thể di truyền liên quan đến đáp ứng với kích thích buồng trứng. Mục đích là để tạo ra phôi chất lượng tốt và tăng tỉ lệ có thai trong thụ tinh nhân tạo. 

Khi thực hiện kích thích buồng trứng, phụ thuộc vào từng phản ứng của buồng trứng mà kết quả có thể được phân loại thành 4 nhóm chính:

  • Đáp ứng kém (poor responder) theo tiêu chí Bologna: ≤ 3 tế bào trứng thu được
  • Đáp ứng cận tối ưu (sub-optimal responder): 4 đến 9 tế bào trứng thu được
  • Đáp ứng bình thường (normal responder): 10 đến 15 tế bào trứng thu được
  • Đáp ứng quá kích (hyper-responder): ≥ 15 tế bào trứng thu được

Do đó, việc xác định và phân loại người bệnh là mấu chốt để lựa chọn chiến lược điều trị chính xác. Hiện nay, đáp ứng kém kích thích buồng trứng là vấn đề hết sức được quan tâm vì đây là nhóm bệnh nhân rất khó điều trị trong thụ tinh ống nghiệm. 

Bên cạnh những vấn đề về yếu tố dự trữ buồng trứng như nang thứ cấp AFC, nội tiết AMH, chỉ số khối cơ thể BMI, vấn đề tuổi của bệnh nhân… thì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đa hình gen thụ thể FSH có mối liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém.

Tại Việt Nam, xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số đa hình gen thụ thể FSH khiến lượng thuốc mà bệnh nhân cần dùng nhiều hơn. Đó là 4 SNP được chứng minh có liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém là rs6165, rs6166, rs1394205, rs10835638. 

Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH sẽ là một phương án hứa hẹn và cần thiết để cá nhân hóa kích thích buồng trứng và thu được số trứng tối ưu cho các phương pháp điều trị.

Nếu người bệnh thuộc nhóm mang đa hình gen thụ thể FSH liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém, sẽ cần tăng liều thuốc để có thể thu được đủ số lượng trứng tối ưu. Như này, bệnh nhân sẽ phải kích thích nhiều lần hơn, đồng nghĩa với việc phải tăng chi phí điều trị. Do đó, chúng ta nên sàng lọc ngay từ đầu để xếp loại xem bệnh nhân thuộc nhóm nào.

Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH đã được nghiên cứu và chứng minh là có liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém, đồng thời hỗ trợ bác sĩ trong việc cá nhân hóa, tối ưu phác đồ kích thích buồng trứng. Với việc thực hiện xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ kích thích buồng trứng tối ưu và cá nhân hóa với từng bệnh nhân, cũng như hỗ trợ xác định nguyên nhân của phản ứng buồng trứng kém (POR).

Có thể thấy rằng, việc thực hiện xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH là vô cùng quan trọng đối với những người phụ nữ chuẩn bị thực hiện kích thích buồng trứng. Bằng việc thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả, giúp các trường hợp vô sinh tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như sớm “gặt hái trái ngọt”.

[content_more] => [meta_title] => Ý nghĩa của xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH trong hỗ trợ sinh sản [meta_description] => Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH cho phép xác định các biến thể di truyền liên quan đến đáp ứng với kích thích buồng trứng. [meta_keyword] => gentis,xét nghiệm đa hình gen thụ thể fsh [thumbnail_alt] => [post_id] => 1112 [category_id] => 15 ) [1] => stdClass Object ( [id] => 1107 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => lay-mau-nipt-geneva.png [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 1 [displayed_time] => 2023-07-07 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-07-07 08:52:56 [updated_time] => 2024-06-19 14:36:39 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 1 [language_code] => vi [slug] => nguyen-ly-cua-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-khong-xam-lan-nipt [title] => Nguyên lý của xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT [description] => Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive prenatal testing) giúp phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn này được hầu hết thai phụ ở những quốc gia tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam lựa chọn. NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn vì nó chỉ cần lấy máu từ mẹ bầu và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì là một xét nghiệm sàng lọc nên NIPT sẽ không đưa ra câu trả lời khẳng định về việc thai nhi có mắc bệnh di truyền hay không. [content] =>

1. Giới thiệu sơ lược về xét nghiệm NIPT

(NIPT – Non – Invasive Prenatal Test) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn giúp phát hiện các hội chứng liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi thông qua máu mẹ như hội chứng Down, Edwards, Patau, đột biến vi mất/lặp đoạn… đảm bảo an toàn và độ chính xác trên 99%. Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc và phát hiện được nhiều hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách thu mẫu máu mẹ nên đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Quy trình xét nghiệm tối ưu, nhanh chóng với kết quả có độ chính xác hơn 99%. Đặc biệt, xét nghiệm NIPT giúp loại bỏ các ca chọc ối không cần thiết và giảm tỷ lệ sảy thai/ nhiễm trùng ối/ bệnh truyền nhiễm do chọc ối.

2. Nguyên lý của xét nghiệm NIPT

Năm 1997, Denis Lo lần đầu tiên mô tả sự hiện diện của ADN tự do (cfADN) của thai nhi lưu thông trong huyết tương của người mẹ. Nguồn gốc của ADN tự do này là từ tế bào lá nuôi của nhau thai, có kích thước từ 150 - 200bp.

ADN tự do của thai nhi có thể phát hiện từ tuần thai thứ 5 và nồng độ tăng dần theo tuổi thai,  ổn định từ tuần thai thứ 10. Nó chiếm tỉ lệ trung bình 2-20% tổng số cfADN trong máu mẹ.

Dựa trên nguyên lý này, xét nghiệm NIPT được thực hiện trên mẫu máu của mẹ bầu. Để thực hiện xét nghiệm NIPT, bác sĩ sẽ lấy 7ml - 10ml mẫu máu của người mẹ, sau đó sử dụng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới, phân tích các ADN tự do này, qua đó xác định và sàng lọc các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Với công nghệ giải trình tự gen, xét nghiệm NIPT cho độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao ở các nhiễm sắc thể được phân tích, thậm chí ngay khi hàm lượng ADN tự do của thai nhi ở mức thấp. Nhờ vậy, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT có thể phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể của thai nhi gây ra các dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm NIPT có mấy loại thì đều thực hiện dựa trên nguyên lý này.

Kết quả từ xét nghiệm NIPT sẽ được báo cáo theo thang điểm nguy cơ, từ đó giảm tối đa tỷ lệ dương tính giả hoặc âm tính giả. Đáng chú ý là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT có thể thực hiện được từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Chính vì vậy, xét nghiệm NIPT có thể làm giảm 95% trường hợp phải thực hiện các phương pháp xâm lấn (sinh thiết gai nhau hay chọc ối).

3. Đối tượng nào nên xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT?

Xét nghiệm NIPT được khuyến cáo thực hiện ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Đặc biệt, với những đối tượng có nguy cơ cao:

  • Thai phụ trên 35 tuổi
  • Kết quả sinh hóa và siêu âm - đo độ mờ da gáy nguy cơ cao
  • Có tiền sử mang thai dị tật, thai lưu không rõ nguyên nhân hay sinh con bị dị tật bẩm sinh
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền

4. Tại sao mẹ bầu nên làm xét nghiệm NIPT từ tuần thai thứ 10

Như đã đề cập ở trên, khi mang bầu, trong máu của người mẹ ngoài các đoạn nhỏ ADN của tế bào tự thân giải phóng vào máu sẽ có thêm sự xuất hiện ADN tự do của bào thai cùng lưu thông bắt đầu từ tuần thứ 5

Xét nghiệm NIPT được thực hiện bằng cách lấy 7 - 10ml máu của mẹ, tách lấy ADN tự do của thai nhi và phân tích. Quá trình phân tích dựa vào định lượng ADN thai nhi và so sánh với lượng ADN mẫu chuẩn với từng cặp NST. Sai số được ghi lại dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho phép phát hiện bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, vi mất đoạn gây ra các hội chứng bệnh bẩm sinh ở trẻ em.

Mặc dù ADN tự do của bào thai (cfADN) xuất hiện từ tuần thứ 5 nhưng cho tới tuần thứ 10, lượng cf ADN mới đủ và ổn định đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác. Do đó nếu thực hiện NIPT trước tuần thứ 10, kể cả vào tuần thai thứ 9, kết quả sẽ có sai số lớn vì:

  • Độ chính xác kém hơn: Theo WHO và Bộ Y Tế Việt Nam, tuần thai thứ 10 là thời điểm sớm nhất mà ADN tự do của thai nhi đạt độ ổn định từ 10% đến 15% để làm xét nghiệm NIPT. Nếu xét nghiệm sớm, nồng độ cfADN có thể không đủ khiến kết quả có thể âm tính giả, bỏ sót dị tật.
  • Nguy cơ thực hiện các thủ thuật không cần thiết nguy hiểm: Độ chính xác thấp có thể dẫn tới dương tính giả khiến mẹ bầu được chỉ định chọc ối, sinh thiết gai nhau để phân tích tế bào. Khi phải chọc ối, hay sinh thiết gai nhau, phụ nữ có thai đứng trước nguy cơ bị sảy thai, rò dịch ối, nhiễm trùng.

Do đó, mẹ bầu nên đợi đến tuần thứ 10 để thực hiện xét nghiệm NIPT. Mặc dù đây là phương pháp được các chuyên gia khẳng định là phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến và sớm nhất, 10 tuần là mốc thời gian cần thiết để tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả trở thành không đáng kể.

5. Xét nghiệm NIPT sàng lọc hội chứng gì?

Xét nghiệm NIPT thường được sử dụng để sàng lọc và tìm kiếm các rối loạn nhiễm sắc thể gây ra do sự thừa hoặc thiếu một nhiễm sắc thể trong cặp. Dựa trên kết quả mà phương pháp xét nghiệm này mang lại, các bác sĩ có thể chẩn đoán thai nhi có nguy cơ mắc những hội chứng sau:

  • Bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng phổ biến: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.
  • Bất thường NST gây ra: Hội chứng Turner, Hội chứng Klinefelter, Hội chứng siêu nữ, Hội chứng Jacobs.
  • Bất thường số lượng tất cả các NST còn lại.
  • 86 đột biến vi mất đoạn/vi lặp đoạn.

Hiện nay, xét nghiệm NIPT được ứng dụng sâu rộng ở Việt Nam nhờ Quyết định 1807 của Bộ Y tế. Theo đó, phương pháp này được đưa vào quy trình kỹ thuật sàng lọc trước sinh để tầm soát dị tật thai nhi do sai lệch số lượng nhiễm sắc thể.

NIPT có thể được xem là xét nghiệm đầu tiên cho thai phụ ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ, thay thế cho xét nghiệm Double Test hay Triple Test như trước đây. Ngoài ra, xét nghiệm NIPT cũng đóng vai trò là bước trung gian với những thai phụ có kết quả xét nghiệm Double Test hay Triple Test thuộc nhóm nguy cơ trung bình và cao.

6. Ưu điểm của xét nghiệm GenEva tại GENTIS

  • An toàn: Không xâm lấn, chỉ cần lấy 7-10 ml máu tĩnh mạch thai phụ từ tuần thai thứ >10.
  • Chính xác: Trực tiếp phân tích ADN tự do (cfDNA) của người mẹ và thai nhi với thuật toán chuyên dụng, có độ chính xác lên tới 99,9%.
  • Nhanh chóng: Thời gian nhận kết quả từ 5 - 7 ngày làm việc kể từ khi thu mẫu.
  • Chất lượng quốc tế: Xét nghiệm GenEva được thực hiện tại phòng xét nghiệm quốc tế GENTIS theo giải pháp công nghệ Veriseq NIPT. Xét nghiệm GenEva tại phòng xét nghiệm quốc tế phù hợp với tiêu chuẩn ISO 15189:2012 do văn phòng quản lý chất lượng BOA cấp.

GENTIS là nơi hội tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực di truyền kết hợp với các bác sĩ sản khoa uy tín trên khắp cả nước cùng đội ngũ tư vấn được đào tạo chuyên sâu, nhiệt tình, tận tâm. Do đó, mẹ bầu có thể an tâm làm xét nghiệm GenEva tại GENTIS.

[content_more] => [meta_title] => Nguyên lý của xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT [meta_description] => Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive prenatal testing) giúp phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. [meta_keyword] => gentis,xét nghiệm nipt,geneva [thumbnail_alt] => [post_id] => 1107 [category_id] => 15 ) [2] => stdClass Object ( [id] => 1106 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => pgt-a.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 1 [displayed_time] => 2023-07-07 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-07-07 08:47:02 [updated_time] => 2023-07-07 08:47:02 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 1 [language_code] => vi [slug] => xet-nghiem-pgta-canh-cua-moi-cho-cac-cap-vo-chong-hiem-muon [title] => Xét nghiệm PGT-A - “Cánh cửa mới” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn [description] => Trong những năm gần đây, xét nghiệm phân tích di truyền trước chuyển phôi đã không còn quá xa lạ với nhiều cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, sự thật là không phải ai cũng hiểu rõ được hết những loại xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về xét nghiệm PGT-A. [content] =>

1. Xét nghiệm phân tích di truyền trước chuyển phôi PGT-A là gì?

Xét nghiệm PGT-A là xét nghiệm sàng lọc xác định bất thường số lượng nhiễm sắc thể và các bất thường cấu trúc lớn (mất đoạn, thêm đoạn) nhiễm sắc thể của phôi trước khi chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Xét nghiệm này dựa trên việc phân tích di truyền trước chuyển phôi được tạo ra trong quá trình điều trị IVF, từ đó giúp chuyên gia sàng lọc được những phôi có chất lượng tốt để cấy vào buồng từ cung của người mẹ, giúp tăng cơ hội mang thai thành công và sinh con khỏe mạnh.

2. Tầm quan trọng của xét nghiệm PGT-A

Tất cả những bệnh nhân IVF đều có nguy cơ tạo ra những phôi mang bất thường NST. Đặc biệt, khi tuổi mẹ càng cao, tỷ lệ phôi mang bất thường NST càng tăng. Do đó, xét nghiệm PGT-A có ý nghĩa quan trọng đối với những phụ nữ >35 tuổi:

  • Giúp chọn lựa ra những phôi có chất lượng, khỏe mạnh chuyển vào tử cung của mẹ trong quá trình IVF
  • Xác định bất thường số lượng NST, thể khảm nhằm chọn lựa ra các phôi bào không mang bất thường cho quá trình chuyển phôi
  • PGT-A có thể giúp tăng tỷ lệ làm tổ thành công, giảm tỷ lệ sảy thai và tăng tỷ lệ trẻ được sinh ra bình thường
  • Cho phép chuyển phôi chính xác hơn, giảm tỷ lệ đa thai

3. Ai nên thực hiện xét nghiệm phân tích di truyền PGT-A?

Xét nghiệm PGT-A phù hợp với đại đa số trường hợp IVF. Nhóm đối tượng được gợi ý sử dụng xét nghiệm là:

  • Người mẹ tuổi cao >35 tuổi
  • Thất bại khi làm IVF nhiều lần hoặc sảy thai liên tiếp
  • Tiền sử gia đình đã sinh em bé với bất thường di truyền về số lượng nhiễm sắc thể 
  • Chồng vô sinh nặng (mất đoạn AZF)

4. Xét nghiệm PGT-A được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm phân tích di truyền trước sinh PGT-A là kỹ thuật tiên tiến trong hỗ trợ sinh sản. Quy trình của xét nghiệm này được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Do đó, nó cần phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị hỗ trợ sinh sản và Phòng xét nghiệm GENTIS từ khâu lấy mẫu sinh thiết, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện và các phôi được nuôi trong môi trường nuôi phôi.
  • Bước 2: Sinh thiết phôi ngày 3 hoặc ngày 5, thu thập 1 lượng tế bào. Đây là kỹ thuật quan trọng đòi hỏi sự chính xác và tay nghề của bác sĩ.
  • Bước 3: Phôi bào sinh thiết ra được chuyển đến Phòng xét nghiệm GENTIS để phân tích.
  • Bước 4: Các phôi có kết quả bình thường được lựa chọn để chuyển phôi. Các phôi bình thường còn lại được đông lạnh để sử dụng về sau.

Hiện nay, GENTIS là một trong những đơn vị tiên phong, có khả năng thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ PGT-A một cách chính xác, chuyên nghiệp với công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất (hệ thống máy giải trình tự, hóa chất và phần mềm phân tích của Mỹ) cùng đội ngũ chuyên gia cao cấp. Thông qua xét nghiệm PGT-A, GENTIS mong muốn hỗ trợ các bác sĩ và các cặp vợ chồng hiếm muộn để nhanh chóng tìm được con yêu, cũng như sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, mang lại niềm hạnh phúc cho các gia đình trên toàn quốc.

[content_more] => [meta_title] => Xét nghiệm PGT-A - “Cánh cửa mới” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn [meta_description] => Không phải ai cũng hiểu rõ được hết những loại XN phân tích di truyền trước chuyển phôi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về xét nghiệm PGT-A. [meta_keyword] => gentis,pgt-a [thumbnail_alt] => [post_id] => 1106 [category_id] => 15 ) [3] => stdClass Object ( [id] => 1100 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => genratest-1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 1 [displayed_time] => 2023-06-19 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-06-19 09:17:40 [updated_time] => 2023-06-19 09:17:40 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 1 [language_code] => vi [slug] => xet-nghiem-genratest-mang-hy-vong-cho-cac-cap-vo-chong-hiem-muon [title] => Xét nghiệm Genratest mang hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn [description] => Thành công hay thất bại trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường để phôi làm tổ và phát triển ở niêm mạc tử cung là rất quan trọng. Do đó, phương pháp xét nghiệm Genratest được ra đời giúp cải thiện tỷ lệ thành công IVF và đặc biệt là các cặp vợ chồng đã thất bại làm tổ nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt. [content] =>

1. Xét nghiệm Genratest là gì?

  • Genratest là xét nghiệm phân tích dựa trên sự biểu hiện kiểu gen được sử dụng để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi (giai đoạn cửa sổ). Xét nghiệm này sử dụng công nghệ mới nhất (NGS) để phân tích sự biểu hiện của toàn bộ hệ gen liên quan đến trạng thái tiếp nhận tử cung. Từ đó tối ưu hóa thời gian chuyển phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai thành công. 
  • Dựa trên biểu hiện kiểu gen, chia màng trong dạ con thành 3 loại: Trước tiếp nhận, tiếp nhận và sau tiếp nhận. Chuyển phôi dựa trên khuyến cáo của kết quả xét nghiệm xác định cửa sổ chuyển phôi.

2. Tại sao cần xét nghiệm Genratest?

Trong quá trình thụ tinh tự nhiên, phôi sẽ hình thành ở phần cuối của vòi trứng, sau đó di chuyển vào trong tử cung, làm tổ và phát triển. Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, phôi sẽ hình thành ở bên ngoài cơ thể. Sau đó, các bác sĩ sẽ chuyển phôi vào buồng tử cung của người mẹ ở một ngày nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cửa sổ chuyển phôi (WOI) tạo thành một khoảng thời gian ngắn trong chu kỳ kinh nguyệt, trong đó nội mạc tử cung có được trạng thái chức năng tối ưu cho cấy ghép phôi. WOI kéo dài khoảng 30 - 36 giờ và xảy ra giữa LH + 6 và LH + 9 trong các chu kỳ tự nhiên hoặc giữa P + 4 và P + 7 trong các chu kỳ điều trị thay thế nội tiết tố (HRT). Thời gian kéo dài của WOI không nhất quán ở tất cả phụ nữ và một số có WOI dịch chuyển.

Do đó, xét nghiệm Genratest là công cụ tốt nhất để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi. Từ đó có thể đánh giá khả năng tiếp nhận phôi và nâng cao khả năng thụ tinh ống nghiệm thành công.

3. Kết quả của xét nghiệm Genratest được sử dụng để làm gì?

Xét nghiệm Genratest được sử dụng để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi (giai đoạn cửa sổ). Trước đây, người bệnh cần được chuẩn bị niêm mạc để có thể chuyển phôi trữ vào 1 ngày cố định theo phác đồ. Xét nghiệm Genratest giúp cá thể hóa cửa sổ chuyển phôi (WOI) của người bệnh.

Bên cạnh đó, phôi thai có thể bám và phát triển bên trong buồng tử cung khi phôi di chuyển vào tử cung đúng giai đoạn niêm mạc có thể tiếp nhận phôi. Tuy nhiên, khoảng thời gian tiếp nhận này ở từng bệnh nhân khác nhau. 

4. Những trường hợp cần tiến hành xét nghiệm Genratest?

Nhóm đối tượng được gợi ý sử dụng xét nghiệm:

  • Thất bại chuyển phôi nhiều lần: ≥ 2 lần thất bại chuyển phôi với chất lượng phôi tốt, niêm mạc tốt.
  • 1 lần thất bại sử dụng trứng của người nhận, phôi tốt, niêm mạc tốt.
  • Bệnh nhân có can thiệp ở tử cung, Genratest thực hiện sau can thiệp.
  • Bệnh nhân chuẩn bị thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

5. Tầm quan trọng của phương pháp xét nghiệm Genratest

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam sử dụng các dịch vụ IVF và có tỷ lệ thành công tương đối cao trong khu vực. Các yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến kết quả của IVF bao gồm: độ tuổi, chất lượng tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, số lượng phôi được chuyển, yếu tố niêm mạc tử cung. 

Điều kiện chuyển phôi thành công đòi hỏi hai yếu tố thiết yếu bao gồm: chất lượng phôi tốt và nội mạc tử cung ở trạng thái tiếp nhận. Trong đó, sự phát triển đồng bộ của phôi và trạng thái tiếp nhận tử cung đóng vai trò quan trọng trong thành công IVF. Xét nghiệm Genratest chính là công cụ tốt nhất để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi.

Genratest được khuyến nghị cho những trường hợp thực hiện IVF do kết quả của xét nghiệm này giúp nâng cao tỉ lệ thành công cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, nếu muốn thụ tinh trong ống nghiệm thành công ngay từ lần đầu hoặc đã thất bại nhiều lần khi thụ tinh trong ống nghiệm thì nên thực hiện xét nghiệm Genratest trước khi cấy ghép phôi. 

Tóm lại, xét nghiệm Genratest có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm. Nó giúp nâng cao tỷ lệ thành công của ca IVF, mang lại hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Hãy đến GENTIS thực hiện xét nghiệm Genratest để nhận được kết quả chính xác nhé!

[content_more] => [meta_title] => Xét nghiệm Genratest mang hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn [meta_description] => Xét nghiệm Genratest ra đời giúp cải thiện tỷ lệ thành công IVF, đặc biệt là các cặp vợ chồng đã thất bại làm tổ nhiều lần dù chất lượng phôi tốt. [meta_keyword] => genratest,gentis [thumbnail_alt] => [post_id] => 1100 [category_id] => 15 ) [4] => stdClass Object ( [id] => 1097 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => pgt-m-2.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2023-06-09 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-06-09 13:17:43 [updated_time] => 2023-08-22 15:26:26 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 1 [language_code] => vi [slug] => y-nghia-va-tam-quan-trong-cua-pgtm-voi-gia-dinh-mac-benh-di-truyen-de-sinh-con-khoe-manh [title] => Ý nghĩa và tầm quan trọng của PGT-M với gia đình mắc bệnh di truyền để sinh con khỏe mạnh [description] => PGT-M là xét nghiệm phát hiện các đột biến di truyền gây bệnh ở phôi được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ trước khi được lựa chọn để chuyển vào tử cung - phương pháp giúp các mẹ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sinh con khỏe mạnh. Từ đó nâng cao chất lượng phôi chuyển và sinh ra những em bé khỏe mạnh. [content] =>

1. Xét nghiệm PGT-M là gì?

PGT-M là xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi cho các bệnh di truyền đơn gen. Với xét nghiệm này, chúng ta có thể kiểm tra bộ gen của phôi từ rất sớm, giúp phát hiện ra các đoạn bất thường trên một gen cụ thể được di truyền từ bố mẹ.

Từ đó, những phôi đồng hợp gen bệnh sẽ bị loại bỏ trước khi chuyển vào trong buồng tử cung của người mẹ. Hiệu quả của xét nghiệm PGT-M đã được chứng minh giúp hạn chế tình trạng trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia và hạn chế việc phải chấm dứt thai kỳ giữa chừng khi thai nhi bị bất thường thiếu máu nặng.

Không chỉ có hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, xét nghiệm PGT-M còn giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý di truyền đơn gen khác trên phôi như các bệnh lý di truyền liên kết nhiễm sắc thể X, loạn dưỡng cơ Duchenne, Hemophilia,... Hơn nữa, trong tương lai, xét nghiệm này còn được hướng đến ứng dụng trong điều trị cho anh/ chị/ em của trẻ đã ra đời nhưng mang bệnh.

Bên cạnh đó, xét nghiệm PGT-M có thể chẩn đoán sự phù hợp về kháng nguyên bạch cầu người (HLA) của phôi với anh/ chị/ em bị bệnh. Tế bào gốc từ máu cuống rốn của trẻ sinh ra từ những phôi được lựa chọn qua PGT-M sẽ giúp điều trị cho các anh/ chị/ em mang bệnh.

2. Ai nên thực hiện xét nghiệm PGT-M?

Xét nghiệm PGT-M được bác sĩ chỉ định với những trường hợp tiền sử chồng hoặc vợ mang gen bệnh, hoặc trong gia đình có người bị bệnh lý di truyền do đột biến gen như các bệnh di truyền đơn gen thể trội (ví dụ bệnh Huntington), các bệnh di truyền đơn gen thể lặn (ví dụ xơ nang), rối loạn nhiễm sắc thể (ví dụ bất thường số lượng hoặc bất thường cấu trúc NST), các rối loạn liên kết giới tính (ví dụ như loạn dưỡng cơ Duchenne), các yếu tố dự đoán ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...) hoặc xác định tính tương hợp HLA (để lựa chọn phôi tương hợp về kháng nguyên HLA với anh/ chị mắc bệnh cần truyền máu, ghép tủy. Đứa trẻ này về sau có thể chữa bệnh, hiến tủy cho anh/ chị). 

Với những người bệnh có nguy cơ truyền bệnh di truyền sang cho con cái, PGT-M giúp làm giảm nguy cơ và tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Đồng thời tránh các quyết định đầy thách thức về mặt cảm xúc, đạo đức khi quyết định có nên chấm dứt thai kỳ hay không nếu thai nhi mang bất thường di truyền.

Trong thực tế lâm sàng, PGT-M thường được kết hợp với xét nghiệm PGT-A/SR để đánh giá toàn diện về chất lượng phôi và nâng cao tỷ lệ thành công của những phương pháp hỗ trợ sinh sản. Người bệnh mang rối loạn đơn gen chủ yếu là những người trẻ tuổi và tiên lượng tốt, nhưng nguy cơ sảy thai tự phát của họ vẫn khá cao. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu báo cáo khi phôi được kết hợp sàng lọc PGT-M và PGT-A, tỷ lệ mang thai có thể tăng từ 45 - 68% và tỷ lệ sảy thai tự phát giảm từ 15% xuống 5%.

Bên cạnh đó, việc kết hợp sàng lọc PGT-A phù hợp cho đa số những người phụ nữ thực hiện IVF. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ tạo ra những phôi mang bất thường số lượng nhiễm sắc thể (trisomy 13, 18, 21), khi tuổi mẹ tăng thì khả năng phôi có bất thường NST còn cao hơn. Tuy nhiên, xét nghiệm PGT-A có thể giúp phụ nữ ở mọi độ tuổi tăng cơ hội thụ tinh và chuyển phôi thành công. 

3. Xét nghiệm PGT-M được thực hiện như thế nào?

Về cơ bản, để thực hiện được xét nghiệm PGT-M, các cặp vợ chồng cần được hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp IVF. Các phôi được tạo ra sẽ được nuôi lên ngày thứ 5.

Với những phôi ngày 5 (phôi nang) đủ điều kiện sẽ được sinh thiết (lấy ra 3 - 5 tế bào phôi từ vùng tế bào sẽ phát triển thành nhau thai về sau). Những mẫu tế bào sau sinh thiết sẽ được ứng dụng các phương pháp xét nghiệm đặc biệt để phát hiện gen mang bệnh.

Với y học hiện đại, ngày nay, chúng ta còn có thể thực hiện xét nghiệm ASEM test trên mẫu môi trường nuôi cấy phôi mà không cần phải sinh thiết phôi. Với kỹ thuật này, chúng ta không cần phải lo ngại gì về những tác động có thể ảnh hưởng tới phôi trong quá trình sinh thiết. 

4. Ý nghĩa của PGT-M với gia đình mắc bệnh di truyền sinh con khỏe mạnh

Theo nghiên cứu, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam hiện nay chiếm 7,7%, trong đó nguyên nhân do nam giới và nữ giới tương đương nhau, chiếm 40% ở mỗi giới và 20% chưa rõ nguyên nhân. Sự phát triển và tiến độ mau chóng của các công nghệ, kỹ thuật di truyền đã giúp ích lớn cho lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ngay từ giai đoạn phôi tiền làm tổ.

Phương pháp PGT (sàng lọc phôi tiền làm tổ) đã góp phần lớn cho quá trình chọn lọc phôi khỏe mạnh nhất trước khi cấy vào tử cung, tăng cơ hội mang thai, giảm số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và chi phí phải trả. Ngoài ra, PGT-M là xét nghiệm xác định những bất thường, đột biến đơn gen liên quan tới một số hội chứng bệnh di truyền như Thalassemia, Hemophilia, teo cơ tủy, thận đa nang, hội chứng RETT,... PGT-M được chỉ định cho những cặp vợ chồng mang gen đột biến gây bệnh và có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh di truyền đơn gen.

Hiệu quả của xét nghiệm PGT-M đã được chứng minh rõ rệt giúp hạn chế tình trạng trẻ sinh ra mang bệnh, hạn chế phải chấm dứt thai kỳ giữa chừng khi thai nhi có chẩn đoán bất thường. Với những bệnh lý di truyền nguy hiểm, việc thực hiện sàng lọc và chẩn đoán di truyền trước sinh không còn là chuyện cá nhân của một gia đình, mà là bước đi lâu dài với sự đóng góp của xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. 

Vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi, sự phồn vinh của xã hội, PGT-M sẽ cải thiện tình trạng trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền nghiêm trọng và những bất thường sinh sản không mong muốn ở các cặp vợ chồng. 

5. GENTIS - Hệ sinh thái gen toàn diện cho người Việt

Với mong muốn đem tới những phương pháp hỗ trợ sinh sản tốt nhất cho các bác sĩ và người bệnh tại Việt Nam, GENTIS đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng xét nghiệm PGT-M trong sàng lọc phôi tiền làm tổ với các bệnh hiếm gặp. Không chỉ mang lại hiệu quả trong chẩn đoán bệnh Thalassemia, kỹ thuật PGT-M còn giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý di truyền đơn gen hiếm gặp khác của phôi như thoái hóa cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, Hemophilia, loạn sản sụn xương, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng thực bào máu, hội chứng marfan, thận đa nang di truyền trội, tật khuyết mống mắt, khiếm thính bẩm sinh, hội chứng RETT,...

Tại GENTIS, cùng với việc ứng dụng những công nghệ kỹ thuật mới, sử dụng hệ thống máy móc hiện đại (hệ thống giải trình tự ADN thế hệ mới NGS Illumina - Mỹ, công nghệ Veriseq PGS) và các phần mềm phân tích chuyên dụng (phương pháp phân tích STR, SNP), xét nghiệm PGT-M được xây dựng, thực hiện một cách chặt chẽ để đem lại kết quả có độ tin cậy nhất.

Kết hợp PGT-M sàng lọc bệnh lý di truyền đơn gen với PGT-A sàng lọc bất thường lệch bội NST cho phôi sẽ giúp các cặp vợ chồng chọn được những phôi không mang bất thường di truyền được sàng lọc cho chuyển phôi. Với công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, GENTIS mong rằng sẽ triển khai và nghiên cứu, đồng thời xét nghiệm thành công nhiều bệnh lý di truyền hiếm gặp khác, góp phần cho quá trình sàng lọc tiền làm tổ thành công, sinh ra những em bé khỏe mạnh cho mọi gia đình.

Với hệ thống 2 phòng lab đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 15189:2012 cùng năng lực thực hiện hàng chục nghìn ca xét nghiệm mỗi năm, GENTIS luôn đặt mục tiêu phát triển công nghệ gen phù hợp với người Việt Nam, đem lại giá trị lớn trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh lý và hỗ trợ sinh sản. Đặc biệt, GENTIS đang ngày càng khẳng định vị thế vượt trội của mình trong lĩnh vực phân tích di truyền, giữ vững niềm tin trọn vẹn cho quý khách hàng và đối tác.

[content_more] => [meta_title] => Ý nghĩa và tầm quan trọng của PGT-M với gia đình mắc bệnh di truyền [meta_description] => PGT-M là XN phát hiện các đột biến di truyền gây bệnh ở phôi được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ trước khi được chọn để chuyển vào tử cung. [meta_keyword] => pgt-m,gentis,xét nghiệm pgt-m,xét nghiệm di truyền [thumbnail_alt] => [post_id] => 1097 [category_id] => 15 ) [5] => stdClass Object ( [id] => 1090 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => dich-vu/pgt/phoi_the_kham/hinh_1.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2023-05-25 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-05-26 12:35:28 [updated_time] => 2023-05-26 12:35:28 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 0 [language_code] => vi [slug] => tong-quan-ve-phoi-kham-va-ket-qua-chuyen-phoi-the-kham-trong-ho-tro-sinh-san [title] => Tổng quan về phôi khảm và kết quả chuyển phôi thế khảm trong hỗ trợ sinh sản [description] => Hiện tượng phôi khảm xuất hiện tương đối phổ biến ở phôi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm giai đoạn tiền làm tổ. Hiện nay, việc chuyển phôi khảm được gợi ý và được xem là con đường duy nhất để mang thai đối với những cặp vợ chồng không có phôi nguyên bội (bình thường) hay không có điều kiện để thực hiện một chu kỳ IVF mới. Vậy phôi khảm là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào trong hỗ trợ sinh sản, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. [content] =>

1. Giới thiệu về phôi khảm

Phôi khảm là sự hiện diện của hai hoặc nhiều dòng tế bào với các bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong cùng một phôi (Hình 1). Hiện tượng khảm xuất hiện tương đối phổ biến ở giai đoạn tiền làm tổ, ảnh hưởng lên khoảng 20-30% phôi giai đoạn phân cắt và phôi nang [2]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hồi cứu về ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến kết quả phôi khảm cho biết thêm rằng tỷ lệ phôi khảm thường gặp cao hơn ở các gia đình mà người chồng có số lượng tinh trùng thấp [3,4], thiểu tinh hoặc vô tinh [5,6].

Hình 1: Phôi khảm là phôi mà sự bất thường về NST chỉ xảy ra ở một nhóm tế bào, không phải ở tất cả các tế bào

Với kỹ thuật phân tích di truyền tiên tiến hiện nay, có thể phát hiện được tỷ lệ khảm dựa vào tỉ lệ số lượng tế bào bất thường NST trên tổng số lượng tế bào sinh thiết. Theo Hiệp hội quốc tế chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGDIS), để báo cáo kết quả phôi, điểm giới hạn được đề xuất để định nghĩa thể khảm là >20%. Theo đó, <20% được gọi là phôi bình thường (nguyên bội), >80% gọi là phôi bất thường (lệch bội) và nằm trong khoảng từ 20-80% gọi là phôi khảm [1] (Hình 2).

Hình 2: Ngưỡng giới hạn đề xuất định nghĩa phôi khảm

Hiện tượng phôi bị khảm được biết là xảy ra ở một số phôi trong giai đoạn phát triển tiền làm tổ do sai sót trong quá trình phân chia tế bào sau quá trình thụ tinh như: không phân ly nhiễm sắc thể, trễ Anaphase (Anaphase lagging) và nội nhân đôi nhiễm sắc thể (Endoreplication) [2].

- Không phân ly nhiễm sắc thể là toàn bộ nhiễm sắc thể được kéo về một bên cực tế bào thay vì phân chia về hai cực của tế bào, dẫn đến hình thành một tế bào đơn nhiễm và một tế bào tam nhiễm.

- Trễ Anaphase là hiện tượng nhiễm sắc tử không thể gắn vào thoi vô sắc và không thể kết hợp được với nhân, dẫn đến hình thành một tế bào đơn nhiễm và một tế bào hai nhiễm. Nếu việc trễ Anaphase diễn ra trước quá trình biệt hoá, cơ thể tạo ra sẽ mang hai dòng tế bào khác biệt. Nếu xảy ra trong quá trình biệt hoá thì nhau thai phát triển từ nguyên bào nuôi sẽ chứa một dòng tế bào bình thường và một dòng tế bào đơn nhiễm.

- Nội nhân đôi nhiễm sắc thể là sự sao chép của một nhiễm sắc thể mà không có sự phân chia, dẫn đến một tế bào đơn nhiễm mà một tế bào tam nhiễm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sai hỏng trong chu trình tế bào và do quá trình nguyên phân diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn.

2. Phân loại phôi khảm và ảnh hưởng của phôi khảm tới kết quả PGT-A

Dựa vào dòng tế bào bị ảnh hưởng là tế bào bên trong (ICM) hay tế bào lá nuôi (TE) mà phôi khảm sẽ được chia làm 5 loại chính: phôi khảm toàn bộ, phôi khảm ICM, phôi khảm TE, phôi khảm ICM/TE loại 1 và loại 2 [7]. Và cũng tùy vào từng loại phôi khảm mà giá trị dự đoán của kết quả PGT-A cũng sẽ khác nhau (Hình 3).

Ví dụ: ở trường hợp phôi khảm toàn bộ, nghĩa là xuất hiện các tế bào bất thường nhiễm sắc thể ở cả tế bào ICM và cả tế bào TE. Ở những vị trí sinh thiết tế bào TE khác nhau sẽ cho ra các kết quả PGT-A khác nhau, các trường hợp có thể xảy ra là dự đoán sai (trả kết quả phôi bình thường hoặc phôi bất thường), dự đoán đúng (trả kết quả phôi khảm – kèm tỷ lệ khảm).

Hình 3: Các loại phôi khảm và ảnh hưởng của phôi khảm tới kết quả PGT-A

Có thể thấy, vị trí sinh thiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dự đoán của kết quả PGT-A, có thể gây ra các kết quả dương tính giả hay âm tính giả. Bên cạnh đó, các yếu tố như: độ nhạy, độ đặc hiệu của nền tảng thực hiện PGT-A; kỹ thuật phân tích và phần mềm sử dụng; ngưỡng cài đặt cho chú giải thể khảm cũng góp phần vào giá trị dự đoán của kết quả PGT-A. Hiện nay, theo thống kê có khoảng 3-20% số phôi thực hiện PGT-A cho kết quả phôi khảm.

Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu những phôi khảm này có khả năng làm tổ và tạo ra những đứa ra khỏe mạnh không? Và trong những trường hợp cặp vơ chồng thực hiện IVF nhưng kết quả PGT-A không có phôi nguyên bội để chuyển, thì có nên lựa chọn việc chuyển phôi khảm hay không, đây là vấn đề được các y bác sĩ, các nhà chuyên gia đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây.

3. Một số kết quả chuyển phôi khảm trong hỗ trợ sinh sản

Cho đến nay, tác động của thể khảm lên sự phát triển của phôi thai vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thể khảm có liên quan đến sảy thai, dị tật thai nhi và các kết quả chu sinh bất lợi. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều báo cáo cho kết quả về khả năng làm tổ và trẻ sinh sống khỏe mạnh từ phôi khảm.

3.1. Phôi khảm thấp có khả năng làm tổ và phát triển thành một đứa trẻ khỏe mạnh về mặt di truyền

Greco và cộng sự (2015) báo cáo về một nghiên cứu chuyển phôi khảm [8]. Nghiên cứu gồm 8 phụ nữ thực hiện IVF chuyển phôi khảm (tỷ lệ khảm từ 30-50%) do không có phôi nguyên bội để chuyển. Kết quả có 6 đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra (Hình 4).

Hình 4: 18 phôi khảm được chuyển và có 6 trẻ khỏe mạnh được sinh ra

Trong nghiên cứu của Zhang và cộng sự năm 2019, với 102 phôi khảm ở mức độ <50% được chuyển thì có 46,4% trẻ khỏe mạnh được sinh ra [11]. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã thực hiện chuyển 268 phôi nguyên bội để làm nhóm đối chứng, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh sống trên mỗi chu kỳ chuyển ở nhóm phôi khảm thấp hơn so với nhóm đối chứng (46,6% so với 59,1%), với tỷ lệ chênh lệch là 0,6 (khoảng tin cậy 95% [CI], 0,38–0,95; P=0,03). Tỷ lệ mang thai sinh hóa ở nhóm chuyển phôi khảm cũng thấp hơn so với nhóm đối chứng (65,7% so với 76,1%), với tỷ lệ chênh lệch là 0,6 (KTC 95%, 0,37–0,99, P=0,043) và không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ mang thai lâm sàng hoặc sảy thai.

Hình 6: So sánh giữa chuyển phôi khảm và phôi nguyên bội

3.2. Phôi khảm mức độ thấp có thể cho kết quả về tỷ lệ mang thai, tỷ lệ sảy thai tương đương với phôi nguyên bội

Một nghiên cứu của Capalbo và cộng sự, thực hiện chuyển 6 766 phôi bao gồm: phôi nguyên bội, phôi khảm thấp (20-30%), phôi khảm trung bình (30-50%), phôi khảm cao (50-70%) [9]. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang thai, tỷ lệ sẩy thai tương đương nhau giữa phôi nguyên bội và phôi khảm ở mức độ thấp (20-30%)

Một nghiên cứu khác của Spinella và công sự, thực hiện chuyển 77 phôi khảm, do 77 phụ nữ này thực hiện IVF nhưng không có phôi nguyên bội để chuyển [10]. Kết quả có 24 trẻ được sinh ra có karyotype bình thường từ chuyển phôi khảm. Tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm phôi khảm có tỉ lệ lệch bội <50% cao hơn nhiều so với nhóm phôi khảm có tỉ lệ lệch bội ≥50% (Hình 5).

Hình 5: Kết quả chuyển phôi khảm <50% và >50%

4. Kết luận

Có thể thấy, nhiều y văn đã báo cáo rằng việc chuyển phôi khảm cho kết cục thai kỳ thấp hơn đáng kể so với phôi nguyên bội nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu báo cáo các trường hợp trẻ khỏe mạnh được sinh ra, có karyotype bình thường từ những phôi có mức độ khảm thấp. Chính vì vậy, có thể cân nhắc tư vấn chuyển phôi khảm ở mức độ thấp, đặc biệt đối những cặp vợ chồng không có phôi nguyên bội để chuyển với những tiềm năng, lợi ích sau: phôi khảm vẫn có khả năng làm tổ và phát triển thành trẻ khoẻ mạnh; chuyển phôi khảm giúp giảm nguy cơ loại bỏ những phôi có khả năng phát triển tốt, hạn chế số chu kỳ IVF mới cần thực hiện và tăng cơ hội mang thai của phụ nữ thực hiện IVF nhưng không có phôi nguyên bội để chuyển.

Việc chuyển phôi khảm bệnh nhân phải được tư vấn đầy đủ và hướng dẫn về mặt chuyên môn ở mức cao nhất, đảm bảo việc ký kết đồng ý chuyển phôi phải được thực hiện sau khi bệnh nhân được tư vấn và chứng minh rằng đã hiểu rõ. Sau khi chuyển phôi, nên kiểm tra lại bằng chẩn đoán trước sinh. Mẫu dịch ối được khuyến nghị và các kết quả chuyển phôi khảm nên được gửi về phòng lab thực hiện xét nghiệm PGT-A để thu thập dữ liệu cho việc tinh chỉnh và cải thiện các khuyến cáo thực hành.

Đối với những bệnh nhân không có phôi nguyên bội hay không có điều kiện để thực hiện một chu kỳ IVF mới thì việc chuyển phôi khảm được gợi ý và có thể là con đường khả thi duy nhất để mang thai. Và trong tương lai, với nhiều kết quả, bằng chứng nghiên cứu lâm sàng hơn, các bác sĩ, chuyên gia sẽ có những đánh giá và chỉ định kịp thời hơn, giúp nhiều cặp vợ chồng có cơ hội sinh con khỏe mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo:
[1] PGDIS Position Statement on the Transfer of Mosaic Embryos 2021
[2] Levy B, Hoffmann ER, McCoy RC, Grati FR. Chromosomal mosaicism: Origins and clinical implications in preimplantation and prenatal diagnosis. Prenat Diagn. 2021;41(5):631-641. doi:10.1002/pd.5931
[3] Tarozzi, N., Nadalini, M., & Borini, A. (2019). Effect on Sperm DNA Quality Following Sperm Selection for ART: New Insights. Advances in experimental medicine and biology, 1166, 169–187. https://doi.org/10.1007/978-3-030-21664-1_10
[4] Kahraman, S., Sahin, Y., Yelke, H., Kumtepe, Y., Tufekci, M. A., Yapan, C. C., Yesil, M., & Cetinkaya, M. (2020). High rates of aneuploidy, mosaicism and abnormal morphokinetic development in cases with low sperm concentration. Journal of assisted reproduction and genetics, 37(3), 629–640. https://doi.org/10.1007/s10815-019-01673-w
[5] Silber, S., Escudero, T., Lenahan, K., Abdelhadi, I., Kilani, Z., & Munné, S. (2003). Chromosomal abnormalities in embryos derived from testicular sperm extraction. Fertility and sterility, 79(1), 30–38. https://doi.org/10.1016/s0015-0282(02)04407-2
[6] Rodrigo L. (2020). Sperm genetic abnormalities and their contribution to embryo aneuploidy & miscarriage. Best practice & research. Clinical endocrinology & metabolism, 34(6), 101477. https://doi.org/10.1016/j.beem.2020.101477
[7] Vera-Rodriguez, M., & Rubio, C. (2017). Assessing the true incidence of mosaicism in preimplantation embryos. Fertility and sterility, 107(5), 1107–1112. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2017.03.019
[8] Greco E, Minasi MG, Fiorentino F. Healthy Babies after Intrauterine Transfer of Mosaic Aneuploid Blastocysts. N Engl J Med. 2015;373(21):2089-2090. doi:10.1056/NEJMc1500421
[9] Capalbo A, Poli M, Rienzi L, et al. Mosaic human preimplantation embryos and their developmental potential in a prospective, non-selection clinical trial. Am J Hum Genet. 2021;108(12):2238-2247. doi:10.1016/j.ajhg.2021.11.002
[10] Spinella F, Fiorentino F, Biricik A, et al. Extent of chromosomal mosaicism influences the clinical outcome of in vitro fertilization treatments. Fertil Steril. 2018;109(1):77-83. doi:10.1016/j.fertnstert.2017.09.025
[11] Zhang, L., Wei, D., Zhu, Y., Gao, Y., Yan, J., & Chen, Z. J. (2019). Rates of live birth after mosaic embryo transfer compared with euploid embryo transfer. Journal of assisted reproduction and genetics, 36(1), 165–172. https://doi.org/10.1007/s10815-018-1322-2

[content_more] => [meta_title] => Tổng quan về phôi khảm và kết quả chuyển phôi thế khảm trong hỗ trợ sinh sản [meta_description] => Hiện tượng phôi khảm xuất hiện tương đối phổ biến ở phôi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm giai đoạn tiền làm tổ. Hiện nay, việc chuyển phôi khảm được gợi ý và được xem là con đường duy nhất để mang thai đối với những cặp vợ chồng không có phôi nguyên b [meta_keyword] => phôi khảm,phôi thế khảm [thumbnail_alt] => [post_id] => 1090 [category_id] => 15 ) [6] => stdClass Object ( [id] => 1071 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => dich-vu/pgt/ncbi.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2023-03-22 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-03-22 15:38:12 [updated_time] => 2023-03-22 15:38:46 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 0 [language_code] => vi [slug] => ung-dung-lam-sang-cua-xet-nghiem-di-truyen-tien-lam-to-pgta-toi-cac-chu-ky-thu-tinh-ong-nghiem [title] => Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) tới các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm [description] => Đã 45 năm trôi qua từ khi em bé đầu tiên được sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong IVF, nhưng việc chuyển nhiều phôi vẫn là một phương án đang được sử dụng nhiều để đảm bảo rằng ít nhất một phôi đậu (Pandian và cộng sự, 2013). Vì vậy kỹ thuật phân tích di truyền tiền làm tổ PGT phát triển đã trở thành phương án hữu ích nhằm giảm số lượng phôi chuyển đồng thời nâng cao tỷ lệ trẻ sinh sống. [content] =>

Vào năm 2011, khi những cải tiến trong sàng lọc di truyền phát triển, Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (SART) đã báo cáo tỷ lệ thai sinh sống do chuyển phôi không sàng lọc là 4-46% mỗi chu kỳ trong số 26-59% thai phụ, dẫn đến việc sinh thai đơn ở tất cả các nhóm tuổi. Từ đó, PGT-A đã phát triển thành một phương pháp giúp tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xác định chính xác phôi nguyên bội để chuyển, nhằm đạt mục tiêu giảm số lượng phôi chuyển đồng thời nâng cao tỷ lệ trẻ sinh sống. 

Với sự tiến bộ của kỹ thuật nuôi cấy phôi và quy trình sàng lọc di truyền, việc tối ưu hóa hiệu quả đông lạnh phôi đã trở nên phổ biến tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới. Kỹ thuật PGT-A được cho là phương pháp giúp tăng hiệu quả lâm sàng. Tuy nhiên, liệu PGT-A có nên được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân và trong mọi chu kỳ hay không là câu hỏi cần được trả lời.

Vào giữa năm 2012, nhóm tác giả Anderson đã bắt đầu thực hiện đánh giá loại bỏ chuyển phôi tươi ra khỏi quy trình thường quy và chỉ chuyển 1-2 phôi trữ nguyên bội đã được thực hiện PGT-A trước đó cho tất cả các bệnh nhân điều trị tại trung tâm. Nghiên cứu này là tóm tắt những kết quả mà nhóm tác giả đã đạt được trong suốt 6 năm liên tục.

Từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2018, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện 1531 chu kỳ chuyển phôi trữ từ 1703 chu kỳ điều trị đã được PGT-A. Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ là 37,2 ± 4,0. Trong số các bệnh nhân này, 74% có độ tuổi trên 35 tuổi và 51% có độ tuổi trên 38. Các nguyên nhân gây vô sinh ở cặp vợ chồng rất đa dạng, bao gồm yếu tố nam giới 35%, lạc nội mạc tử cung 7%, yếu tố vòi trứng 9%, rối loạn phóng noãn 9%, yếu tố tử cung 7%, 5% sảy thai tái phát và 49% giảm dự trữ buồng trứng. 

Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật NGS để giải trình tự gen và tất cả các phôi sau khi sinh thiết đều được trữ lạnh. Các phôi được đánh giá khảm và nếu tỷ lệ khảm thấp hơn 30%, chúng vẫn được coi là phôi nguyên bội. Các phôi nguyên bội sẽ được chuyển vào tử cung của bệnh nhân chỉ khi độ dày của lớp nội mạc tử cung đạt ít nhất 8mm.

Các kết quả khi chuyển phôi PGT-A và không PGT-A:

Trong nghiên cứu kiểm chứng, nhóm tác giả đã so sánh kết quả của lần chuyển phôi đầu tiên có và không có PGT-A (Whitney và cộng sự, 2016). Kết quả chính là cấy phôi và tỷ lệ sinh sống được thể hiện bằng chỉ định điều trị. Các bệnh nhân được phân tầng theo nhóm tuổi ≤34 tuổi, 35-37 tuổi, 38-40 tuổi, 41-42 tuổi và ≥43 tuổi. 

Ở các nhóm tuổi trừ nhóm ≥43 tuổi, tỷ lệ làm tổ khi sử dụng phôi PGT-A cao hơn so với không thực hiện PGT-A (nhóm chứng). Tỷ lệ làm tổ trung bình ở tất cả các nhóm tuổi đạt 80,5% với PGT-A cao hơn nhiều lần so với 20,5% ở nhóm chứng.

Tỷ lệ sảy thai tự nhiên ở mỗi lần chuyển phôi thấp hơn đáng kể ở nhóm PGT-A so với nhóm chứng, tương ứng 4,4% so với 12,9%.

Các kết quả thu được khi chuyển phôi nguyên bội sau PGT-A:

Tỷ lệ phôi nguyên bội giảm dần theo tuổi mẹ: 56% ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi, 49% ở 35-37 tuổi, 33% ở 38-40 tuổi, 7% ở 41-42 tuổi và 5% ở bệnh nhân từ 43 tuổi trở lên.

Tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ làm tổ trung bình là 75%, tỷ lệ trẻ sinh sống trung bình là 68%.

Mục tiêu cuối cùng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm là sinh được một em bé khỏe mạnh. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiến gần hơn đến mục tiêu này bằng cách áp dụng phương pháp phân tích di truyền trước khi chuyển phôi PGT-A thường quy cho tất cả các bệnh nhân hiếm muộn được điều trị. Kết quả lâm sàng tích cực đã được ghi nhận cho tất cả nhóm bệnh nhân này sau khi áp dụng PGT-A. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm sinh sản trên thế giới đều áp dụng phương pháp PGT-A và chứng minh được lợi ích như nhóm tác giả. Sự khác biệt trong kết quả này có thể được giải thích bởi sự không đồng nhất trong kỹ thuật sinh thiết của các trung tâm. Ngoài ra, thành công của một chu kỳ chuyển phôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kỹ thuật đông lạnh - rã đông phôi hay quy trình nuôi cấy phôi. Nghiên cứu đề xuất rằng những trung tâm đã có kinh nghiệm trong việc sinh thiết phôi và có quy trình ổn định nên áp dụng phương pháp PGT-A để đạt được những kết quả lâm sàng tốt hơn.

Nguồn bài viết: Anderson, R. E., Whitney, J. B., & Schiewe, M. C. (2020). Clinical benefits of preimplantation genetic testing for aneuploidy (PGT-A) for all in vitro fertilization treatment cycles. European journal of medical genetics, 63(2), 103731.

Riêng tại Việt Nam, GENTIS là đơn vị cung cấp xét nghiệm PGT (PGT-A/SR, PGT-M, PGT MAX 1) bằng việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới, hệ thống máy hiện đại (công nghệ Veriseq PGS, hệ thống giải trình tự ADN thế hệ mới NGS Illumina - Mỹ) và các phần mềm phân tích chuyên dụng Bluefuse Multi & phương pháp phân tích SNP, STR. Xét nghiệm PGT tại GENTIS được xây dựng và thực hiện một cách chặt chẽ nhằm mang lại kết quả có độ tin cậy nhất.

Việc kết hợp xét nghiệm PGT-A sàng lọc bất thường lệch bội nhiễm sắc thể và xét nghiệm PGT-M sàng lọc bệnh lý di truyền đơn gen cho phôi giúp các cặp vợ chồng lựa chọn được những phôi không mang bất thường di truyền để chuyển phôi và đảm bảo sức khỏe cho thế hệ sau. GENTIS hy vọng rằng việc áp dụng các kỹ thuật sàng lọc này sẽ giúp mang lại nhiều em bé khỏe mạnh cho mọi gia đình.

Xem thêm:

Xét nghiệm PGT MAX 1 

Phân tích di truyền môi trường nuôi cấy phôi

[content_more] => [meta_title] => Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) tới các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm [meta_description] => Đã 45 năm trôi qua từ khi em bé đầu tiên được sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong IVF, nhưng việc chuyển nhiều phôi vẫn là một phương án đang được sử dụng nhiều để đảm bảo rằng ít nhất một phôi đậu (Pa [meta_keyword] => xét nghiệm di truyền tiền làm tổ,PGT,thụ tinh ống nghiệm [thumbnail_alt] => [post_id] => 1071 [category_id] => 15 ) [7] => stdClass Object ( [id] => 1070 [id_crawler] => [category_product] => NULL [thumbnail] => 03.23 tap chi y hoc lech boi tinh trung/tapchiyhoc2023.jpg [album] => [url_video] => [is_status] => 1 [is_featured] => 0 [is_form] => 0 [displayed_time] => 2023-03-17 [program] => 0 [number] => 1 [viewed] => 0 [type] => [type_career] => [level] => [address] => [address_career] => [expiration_time] => 0000-00-00 [created_time] => 2023-03-21 14:44:01 [updated_time] => 2023-03-21 14:47:57 [files] => [salary] => [time] => [created_by] => 63 [is_table_content] => 0 [language_code] => vi [slug] => hoan-thien-ky-thuat-lai-huynh-quang-tai-cho-fish-trong-phan-tich-lech-boi-nhiem-sac-the-tinh-trung [title] => Hoàn thiện kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trong phân tích lệch bội nhiễm sắc thể tinh trùng [description] => Tinh trùng bị lệch bội nhiễm sắc thể (NST) có thể trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thai kỳ. Hiện nay, phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) là một trong những phương pháp phổ biến nhất và có nhiều ưu thế trong việc xác định sự lệch bội các NST trong tế bào tinh trùng. [content] =>
Nguyễn Việt Trung 1, Nguyễn Thị Huyền 2, Trần Thị Huyền Trang 1, Đào Ngọc Bắc 1, Đoàn Thị Kim Phượng 1, Lương Thị Lan Anh 1, Phạm Đình Minh 2, Vũ Thị Hà 1,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân tích Di truyền Gentis

TÓM TẮT

Tinh trùng bị lệch bội nhiễm sắc thể (NST) có thể trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thai kỳ. Hiện nay, phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) là một trong những phương pháp phổ biến nhất và có nhiều ưu thế trong việc xác định sự lệch bội các NST trong tế bào tinh trùng.

Mục tiêu: hoàn thiện quy trình kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ trong phân tích lệch bội nhiễm sắc thể từ tế bào tinh trùng.

Đối tượng và phương pháp: 15 mẫu tinh dịch được thực hiện lai huỳnh quang tại chỗ để phân tích tỉ lệ lệch bội NST tinh trùng tại Trung tâm Di truyền lâm sàng- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Xét nghiệm quốc tế Gentis - Công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền Gentis.

Kết quả: 15/15 mẫu tinh trùng thực hiện thành công kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ để phân tích lệch bội cho 5 NST (13, 18, 21, X, Y).

Kết luận: Kỹ thuật FISH thực hiện qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng phù hợp với đặc điểm cấu tạo, tính chất màng tế bào và DNA tinh trùng, để đảm bảo quy trình thành công và kết quả phân tích rõ ràng, cho phép phát hiện chính xác tỉ lệ lệch bội NST từ tế bào tinh trùng.

Từ khoá: lai huỳnh quang tại chỗ, nhiễm sắc thể tinh trùng, lệch bội nhiễm sắc thể

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phân tích tinh dịch ở nam giới là phương pháp cơ bản và trực quan nhất để đánh giá khả năng sinh sản của một người nam giới. Các chỉ số phân tích tinh dịch cơ bản bao gồm: mật độ tinh trùng, tổng số lượng tinh trùng, hình thái, khả năng di động của tinh trùng… nhưng thường không đánh giá được vật chất di truyền của các tế bào tinh trùng. Vật chất di truyền của tế bào tinh trùng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự thụ tinh tạo phôi, cũng như kết quả của thai kỳ, từ đó gây hậu quả là người nam mắc vô sinh hiếm muộn, gây sảy thai, thai lưu, hoặc có thể là sinh ra con mắc các dị tật di truyền như lệch bội nhiễm sắc thể (NST). Lệch bội NST tinh trùng là một chỉ số cho phép đánh giá trực tiếp vật chất di truyền của tế bào tinh trùng.

Lai huỳnh quang tại chỗ (fluorescence in situ hybridization - FISH) là một phương pháp phổ biến nhất và hiệu quả nhất để đánh giá tình trạng lệch bội NST tinh trùng người 1, 2. Nguyên lý của kỹ thuật FISH là sử dụng mẫu DNA dò lai với trình tự ADN của mẫu bệnh phẩm bằng trình tự bổ sung, nhờ đó phát hiện, định vị được chuỗi ADN đặc hiệu qua phân tích dưới kính hiển vi huỳnh quang,’ xác định các bất thường NST cụ thể về số lượng hoặc cấu trúc. Kỹ thuật FISH thực hiện trên các tế bào nguyên vẹn màng tế bào, cho phép đánh giá vật chất di truyền ở từng tế bào riêng lẻ.

Trên thế giới, kỹ thuật FISH để phát hiện lệch bội NST tinh trùng đã được thực hiện từ lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lệch NST bội tinh trùng cao có liên quan đến các tình trạng vô sinh hiếm muộn, sảy thai nhiều lần do nam giới 3, 4, 5, 6, 7, thậm chí ảnh hưởng tới kết quả của các biện pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)8, 9, 10. Ngoài ra, tỉ lệ lệch bội NST tinh trùng còn được cho là có mối liên hệ đang kể với các chỉ số phân tích tinh dịch khác như: mật độ tinh trùng, mức độ phân mảnh DNA tinh trùng 5, 11, 12, 13

Ở Việt Nam, việc kỹ thuật FISH để phân tích tỉ lệ lệch bội NST tinh trùng là còn rất mới. Kỹ thuật này đòi hỏi quy trình thực hiện phức tạp và nghiêm ngặt, nhân lực được đào tạo chuyên sâu về việc phân tích cũng như tư vấn kết quả. Thực hiện kỹ thuật này thành công cho phép bác sĩ có thêm chỉ số để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới, cũng như việc áp dụng trong các nghiên cứu về vấn đề vô sinh hiếm muộn, bất thường sinh sản ở nam giới.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là:Hoàn thiện kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ để phân tích tỉ lệ lệch bội NST tinh trùng

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.   Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu: 

+ Lấy mẫu tinh dịch theo đúng hướng dẫn của WHO cho phân tích tinh dịch

+ Mẫu tinh dịch được phân tích cơ bản

- Thời gian nghiên cứu: từ 04/2022 đến 07/2022

- Địa điểm: Trung tâm Di truyền lâm sàng và hệ gen, bệnh viện Đại học Y hà Nội; trung tâm xét nghiệm quốc tế Gentis, công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền Gentis.

2.2.   Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang

2.2.1. Lấy mẫu tinh dịch: theo huớng dẫn của WHO (2021) cho mẫu để phân tích tinh dịch

2.2.2. Cố dịnh tế bào: nhược trương tế bào, sử dụng dung dịch Carnoy (3 Methanol: 1 Acid axetic) để rửa sạch và cố định tế bào tinh trùng trên các lam kính

2.2.3. Bộc lộ DNA tinh trùng: sử dụng Ethanol để khử nước và dung dịch dithiothreitol (DTT) để bộc lộ DNA của tinh trùng

2.2.4. Lai tín hiệu: sử dụng bộ kit Cytocell prenatal enumeration FISH probe cho các NST: 13, 18, 21, X, Y.

2.2.5. Phân tích kết quả: dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt có sẵn

2.2.6. Xử lí số liệu

2.3.   Đạo đức nghiên cứu

Các số liệu và thông tin nghiên cứu là chính xác, trung thực, khách quan và được chấp thuận bởi cơ sở nghiên cứu. Bệnh nhân hoặc người giám hộ hoàn toàn tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ được thông báo về kết quả xét nghiệm để giúp cho các bác sỹ tư vấn di truyền hoặc lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Các thông tin cá nhân sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ công tác nghiên cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Cố định tế bào

Trước khi cố định tế bào tinh trùng bằng dung dịch Carnoy, các tế bào tinh trùng được cho vào trong môi trường nhược trương (dung dịch KCl) nhằm làm giản nở không gian giữa các NST, làm các sợi DNA dễ được bộc lộ hơn ở bước sau. Sau đó tế bào tinh trùng được trải đều và cố định trên các lam kính.

Hình 3.1. Hình ảnh tín hiệu lai trong tế bào tinh trùng với các mức độ nhược trương khác nhau

Nhận xét: Khi tế bào được nhược trương chưa đủ, các sợi DNA khó để được bộc lộ ra, dẫn đến quá trình lai không thể thực hiện được.

Thao tác cố định tinh trùng trên lam kính cần đảm bảo các tế bào tinh trùng không dính vào nhau, nhưng cũng không được có mật độ quá ít, dẫn đến quá trình đọc kết quả tốn nhiều thời gian. Sau khi cố định tế bào, cần kiểm tra lại mật độ tế bào tinh trùng dưới kính hiển vi.

3.2 Bộc lộ DNA tinh trùng

Các tế bào tinh trùng được khử nước từ từ bằng các dung dịch Ethanol có nồng độ tăng dần, với mục đích hạn chế sự tổn thương vật chất di truyền của tế bào khi khử nước quá nhanh. Sau đó sử dụng dung dịch DTT để cắt đứt các cầu nối disulfua của protamine trong cấu trúc sợi nhiễm sắc của tinh trùng, giúp bộc lộ DNA tinh trùng, cho phép quá trình lai diễn ra. Khi không sử dụng dung dịch DTT, sau khi thực hiện kỹ thuật, không có các tín hiệu lai trong tế bào tinh trùng.

Bảng 3.1. Thời gian, nồng độ DTT tối ưu cho lai tín hiệu ở tế bào tinh trùng

Tín hiệu lai

Thời gian tối ưu

(2mM DTT)

Thời gian tối ưu

(4mM DTT)

Probe 13, 21

15 phút

10 phút

Probe 18, X, Y

12 phút

8 phút

Nhận xét: Thời gian và nồng độ tối ưu của dung dịch DTT sử dụng khác nhau ở mỗi loại probe cho các NST khác nhau, để cho tín hiệu lai tốt nhất

  • Lai tín hiệu

Bắt đầu quá trình lai bằng việc biến tính sợi DNA bằng dung dịch Formamide, sau đó phủ kín vùng chứa probe bằng bằng lamen. Ủ slide trong buồng tối ở 370C.

Hình 3.2. Hình ảnh tín hiệu huỳnh quang ở tế bào tinh trùng sau các thời gian lai khác nhau

Nhận xét: Thời gian lai khác nhau cho các kết quả lai khác nhau: lai trong thời gian ngắn (2h), các tín hiệu lai chỉ xuất hiện ở các tế bào bạch cầu, mà không có trong các tế bào tinh trùng. Khi thực hiện lai trong thời gian trung bình (12h), tín hiệu lai không rõ nét xuất hiện trong một số tế bào tinh tùng; khi thực hiện lai trong thời gian dài (24h), tín hiệu lai rõ nét xuất hiện ở hầu hết các tế bào tinh trùng.

  • Phân tích kết quả

Kết quả lai được đọc trên kính hiển vi huỳnh quang với các filter lọc có thông số phù hợp với bước sóng phát ra từ các probe tương ứng. Việc đánh giá các tín hiệu lai trong tế bào cần đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt 1, 14, 15, 16: chỉ đánh giá các tế bào tinh trùng có đường viền nguyên vẹn và nhân giới hạn rõ ràng; các tín hiệu lai phải rõ ràng (trong một tế bào, khi có 2 tín hiệu lai cùng màu, thì các tín hiệu phải cách nhau ít nhất một khoảng cách tương đương với 1 tín hiệu thăm dò). Các tế bào được coi là bất thường khi có nhiều hơn 1 tín hiệu cho cùng một NST được phát hiện. Khi không phát hiện được tín hiệu của một NST, cần xem xét đó là kết quả của sự lai thất bại hay do bất thường NST.

Hình 3.3. Hình ảnh các tín hiệu lai bình thường và bất thường ở tế bào tinh trùng

Nhận xét: Các tế bào được phân tích dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt có sẵn 1, 14, 15, 16

Vì số lượng các tế bào tinh trùng của mỗi người thường là rất nhiều, nhưng tỉ lệ dị bội lại rất thấp, do vậy cần phân tích số lượng lớn các tế bào tinh trùng để có thể phát hiện ra các tế bào dị bội. Tuy nhiên, việc đánh giá số lượng quá lớn cho mỗi bệnh nhân trong thực hành lâm sàng là không khả thi, bởi tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như nhân công thực hiện. Theo nhiều nghiên cứu, để kết quả đánh giá được toàn diện và khách quan nhất, số lượng tế bào cần phân tích cho mỗi bệnh nhân là ít nhất 1000 tế bào 17, 18.

Bảng 3.3. Mật độ, số lượng tinh trùng và số tế bào tinh trùng được phân tích số lượng NST

Tổng số tinh trùng

(triệu/ ml)

Số lượng mẫu

Tín hiệu lai

Số tế bào phân tích

(TB/ probe)

3 – 5

2

Tốt

Dưới 700

6 - 15

3

Tốt

Trên 1000

30 - 140

10

Tốt

Trên 1000

Nhận xét: Tất cả các mẫu tinh trùng đều được thực hiện thành công kỹ thuật FISH, nhưng các mẫu có tổng số tinh trùng từ dưới 6 triệu tinh trùng/ mẫu không đủ tế bào để thực hiện phân tích kết quả.

IV. BÀN LUẬN

FISH là một kỹ thuật khó với quy trình nhiều bước, thao tác phức tạp. Quy trình FISH sử dụng mẫu tinh dịch có nhiều điểm khác biệt so với mẫu các tế bào soma (mẫu máu ngoại vi, mẫu tế bào ối), vì vậy quá trình thao tác quy trình đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm từ người thực hiện được đào tạo chuyên sâu.

Bảng 4.1. So sánh sự khác biệt của quy trình FISH  trên tinh trùng và tế bào soma

Giai đoạn

FISH trên tinh trùng

FISH trên TB soma

Cố định tế bào

Cần nhược trương tế bào đủ

Có thể nhược trương tế bào hoặc không

Bộc lộ DNA tinh trùng

Sử dụng dung dịch DTT để bộc lộ DNA tế bào

Không cần sử dụng dung dịch DTT

Phân tích kết quả

Đọc kết quả là tế bào đơn bội (n):1 tín hiệu cho mỗi NST

Đọc kết quả là tế bào lưỡng bội (2n): 2 tín hiệu cho mỗi NST

Trong các tế bào soma và tế bào trứng, các sợi nhiễm sắc được cấu tạo bởi các nucleosome dựa trên các protein histone, nhưng trong tế bào tinh trùng, 85% protein histon được thay thế bằng protamine 19, 20. Protamine có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn DNA của tinh trùng khỏi các gốc tự do , và giúp ngưng tụ chất nhiễm sắc của tinh trùng, nén các sợi nhiễm sắc của tinh trùng hơn gấp 10 lần so với ở các tế bào soma 20. Chính sự nén chặt của chất nhiễm sắc trong tế bào tinh trùng là nguyên nhân dẫn đến sự khó bộc lộ sợi DNA khi thực hiện kỹ thuật FISH. Quá trình nhược trương tế bào cần đủ để tế bào tinh trùng được mở rộng không gian chứa đựng các sợi nhiễm sắc, làm các hoá chất sử dụng dễ tiếp cận với sợi nhiễm sắc. Giữa các phân tử protamine có các liên kết disulfide -  đóng vai trò giúp ổn định sự ngưng tụ chất nhiễm sắc, bất hoạt tạm thời các sợi DNA, làm các sợi nhiễm sắc trơ với hoạt động của các enzyme 21. DTT là hoá chất có khả năng cắt đứt các cầu nối disulfide này, giúp giải phóng sợi DNA khỏi sự gắn kết với protamine để có thể tiến hành quá trình lai

Với quy trình kỹ thuật được chúng tôi xây dựng, tỉ lệ thực hiện thành công là 100% (15/15 mẫu). Tuy nhiên có 2 mẫu với tổng số lượng tinh trùng dưới 5 triệu tinh trùng/ mẫu, tuy vẫn lai thành công tín hiệu huỳnh quang, nhưng không đáp ứng đủ số lượng tế bào bị phân tích. Các thao tác thực hiện quy trình: ly tâm loại bỏ dịch nổi, cố định tế bào tinh trùng lên lam kính, hay diện tích lai hoá là yếu tố làm mất một số lượng tinh trùng, và một số không được lai hoá. Những nguyên nhân này khiến số lượng tế bào thực tế được lai hoá là rất ít so với tổng số tế bào tinh trùng ban đầu có trong mẫu. Để khắc phục vấn đề này, các thao tác cần được thực hiện chính xác để tiết kiệm tối đa số tinh trùng thu được để phân tích.

Sự phân tích kết quả thu được cần dựa vào các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã được đưa ra từ nhiều tác giả 1, 14, 15, 16 cũng như từ nhà sản xuất. Các tiêu chí nghiêm ngặt này đảm bảo sự khách quan để đánh giá kết quả. Phân tích số lượng lớn các tế bào cho mỗi mẫu là cần thiết để đảm bảo kết quả được chính xác và toàn diện nhất. Tuy nhiên phân tích số lượng quá lớn cho mỗi mẫu là không khả thi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy phân tích 1000 tinh trùng là cần thiết để cung cấp thông tin đáng tin cậy.

V. KẾT LUẬN

Trong số 15 mẫu tinh dịch thực hiện quy trình FISH, 100% các mẫu đều được thực hiện thành công kỹ thuật. Vì sự khác nhau giữa cấu trúc các loại tế bào, kỹ thuật FISH thực hiện trên tế bào tinh trùng không thể dùng các quy trình thông thường cho tế bào lympho máu ngoại vi. Quy trình đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật thực hiện cũng như phân tích kết quả.

Quy trình kỹ thuật của chúng tôi vẫn còn một số nhược điểm về yêu cầu số lượng tinh trùng trong mẫu ban đầu. Do vậy, việc cải tiến kỹ thuật là luôn cần thiết để nâng cao hiệu quả và đơn giản hoá quy trình.

CLICK Tại đây để xem bài được đăng tải trên Tạp chí Y học Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Kathleen Hwang, John W. Weedin, Dolores J. Lamb. The use of fluorescent in situ hybridization in male infertility. Ther Adv Urol. 2010;2(4):157-169.
  2. C.M. Luetjens, C. Rolf, P. Gassner et al. Sperm aneuploidy rates in younger and older men. Human Reproduction. 2002;17(7):1826-1832.
  3. S. Al-Hassan, A. Hellani, A. Al-Shahrani et al. Sperm Chromosomal Abnormalities In Patients With Unexplained Recurrent Abortions. Archives of Andrology. 2005/01/01 2005;51(1):69-76.
  4. Bernardini LM, Costa M, Bottazzi C et al. Sperm aneuploidy and recurrent pregnancy loss. Reprod Biomed Online. 2004;9(3):312-320.
  5. Ines Zidi-Jrah, Amani Hajlaoui, Soumaya Mougou-Zerelli et al. Relationship between sperm aneuploidy, sperm DNA integrity, chromatin packaging, traditional semen parameters, and recurrent pregnancy loss. Fertility and Sterility. 2016;105(1):58-64.
  6. Yifu Pu, Xiaoli Yang, Yujin Guo et al. Sperm aneuploidy and recurrent pregnancy loss: A systematic review and meta-analysis. CELL, MOLECULAR & DEVELOPMENTAL BIOLOGY. 2020;6(1)
  7. Marjan Pourfahraji Fakhrabadi, Seyed Mahdi Kalantar, Fatemeh Montazeri et al. FISH-based sperm aneuploidy screening in male partner of women with a history of recurrent pregnancy loss. Middle East Fertility Society Journal. 2020/07/01 2020;25(1):23.
  8. Munné S, Alikani M, Tomkin G et al. Embryo morphology, developmental rates, and maternal age are correlated with chromosome abnormalities. Fertil Steril. 1995;64(2):382-391.
  9. D Ioannou, J Fortun, H G Tempest. Meiotic nondisjunction and sperm aneuploidy in humans. Reproduction. 2019;157(1)
  10. Lorena Rodrigo, Marcos Meseguer, Emilia Mateu et al. Sperm chromosomal abnormalities and their contribution to human embryo aneuploidy. Biology of Reproduction. 2019;101(6):1091-1101.
  11. R. Ramasamy, J. M. Scovell, J. R. Kovac et al. Fluorescence in situ hybridization detects increased sperm aneuploidy in men with recurrent pregnancy loss. Fertil Steril. Apr 2015;103(4):906-909.e1.
  12. Zaida Sarrate, Francesca Vidal, Joan Blanco. Role of sperm fluorescent in situ hybridization studies in infertile patients: indications, study approach, and clinical relevance. Fertility and Sterility. 2010;93(6):1892-1902.
  13. M. Arumugam, D. P. Shetty, J. S. Kadandale et al. Association of Sperm Aneuploidy Frequency and DNA Fragmentation Index in Infertile Men. J Reprod Infertil. Jul-Sep 2019;20(3):121-126.
  14. Francesca Branch, GiaLinh Nguyen, Nicholas Porter et al. Semi-automated scoring of triple-probe FISH in human sperm using confocal microscopy. Cytometry Part A. 2017;91(9):859-866.
  15. Elena García-Mengual, Juan Carlos Triviño, Alba Sáez-Cuevas et al. Male infertility: establishing sperm aneuploidy thresholds in the laboratory. J Assist Reprod Genet. 2019;36(3):371-381.
  16. WHO laboratory manual for the examination and processing of human semen. Sixth ed. 2021.
  17. Maria Oliver Bonet. FISH on Sperms, Spermatocytes and Oocytes. Fluorescence In Situ Hybridization (FISH) - Application Guide. Springer Science & Business Media; 2008:170:chap 16.
  18. H. G. Tempest, D. J. Gillott, M. Grigorova et al. Sperm aneuploidy: when to stop counting? Fertility and Sterility. 2009;92(3):S141-S142.
  19. L. Moritz, S. S. Hammoud. The Art of Packaging the Sperm Genome: Molecular and Structural Basis of the Histone-To-Protamine Exchange. Frontiers in endocrinology. 2022;13:895502.
  20. Muslim Akmal, Aulanni'am Aulanni'am, M. Aris Widodo et al. The important role of protamine in spermatogenesis and quality of sperm: A mini review. Asian Pacific Journal of Reproduction. 2016/09/01/ 2016;5(5):357-360.
  21. Alexander V. Emelyanov, Dmitry V. Fyodorov. Thioredoxin-dependent disulfide bond reduction is required for protamine eviction from sperm chromatin. Genes & Dev. 2016;30:2651-2656.
[content_more] => [meta_title] => Hoàn thiện kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trong phân tích lệch bội nhiễm sắc thể tinh trùng [meta_description] => Tinh trùng bị lệch bội nhiễm sắc thể (NST) có thể trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thai kỳ. Hiện nay, phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) là một trong những phương pháp phổ biến nhất và có nhiều ưu thế trong việc xác định sự lệch bội các NST [meta_keyword] => lệch bội nhiễm sắc thể,lệch bội NST,lệch bội nhiễm sắc thể tinh trùng,kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ FISH,kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ [thumbnail_alt] => [post_id] => 1070 [category_id] => 15 ) )

Ý nghĩa của xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH trong hỗ trợ sinh sản

FSH là là một loại hormone được giải phóng từ thùy trước tuyến yên trong não. FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. Xét nghiệm đa hình gen thụ thể FSH cho phép xác định các biến thể di truyền liên quan đến đáp ứng với kích thích buồng trứng.

Nguyên lý của xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive prenatal testing) giúp phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn này được hầu hết thai phụ ở những quốc gia tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam lựa chọn. NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn vì nó chỉ cần lấy máu từ mẹ bầu và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì là một xét nghiệm sàng lọc nên NIPT sẽ không đưa ra câu trả lời khẳng định về việc thai nhi có mắc bệnh di truyền hay không.

Xét nghiệm PGT-A - “Cánh cửa mới” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Trong những năm gần đây, xét nghiệm phân tích di truyền trước chuyển phôi đã không còn quá xa lạ với nhiều cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, sự thật là không phải ai cũng hiểu rõ được hết những loại xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về xét nghiệm PGT-A.

Xét nghiệm Genratest mang hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thành công hay thất bại trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường để phôi làm tổ và phát triển ở niêm mạc tử cung là rất quan trọng. Do đó, phương pháp xét nghiệm Genratest được ra đời giúp cải thiện tỷ lệ thành công IVF và đặc biệt là các cặp vợ chồng đã thất bại làm tổ nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của PGT-M với gia đình mắc bệnh di truyền để sinh con khỏe mạnh

PGT-M là xét nghiệm phát hiện các đột biến di truyền gây bệnh ở phôi được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ trước khi được lựa chọn để chuyển vào tử cung - phương pháp giúp các mẹ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sinh con khỏe mạnh. Từ đó nâng cao chất lượng phôi chuyển và sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Tổng quan về phôi khảm và kết quả chuyển phôi thế khảm trong hỗ trợ sinh sản

Hiện tượng phôi khảm xuất hiện tương đối phổ biến ở phôi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm giai đoạn tiền làm tổ. Hiện nay, việc chuyển phôi khảm được gợi ý và được xem là con đường duy nhất để mang thai đối với những cặp vợ chồng không có phôi nguyên bội (bình thường) hay không có điều kiện để thực hiện một chu kỳ IVF mới. Vậy phôi khảm là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào trong hỗ trợ sinh sản, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Ứng dụng lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A) tới các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm

Đã 45 năm trôi qua từ khi em bé đầu tiên được sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong IVF, nhưng việc chuyển nhiều phôi vẫn là một phương án đang được sử dụng nhiều để đảm bảo rằng ít nhất một phôi đậu (Pandian và cộng sự, 2013). Vì vậy kỹ thuật phân tích di truyền tiền làm tổ PGT phát triển đã trở thành phương án hữu ích nhằm giảm số lượng phôi chuyển đồng thời nâng cao tỷ lệ trẻ sinh sống.

Hoàn thiện kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trong phân tích lệch bội nhiễm sắc thể tinh trùng

Tinh trùng bị lệch bội nhiễm sắc thể (NST) có thể trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thai kỳ. Hiện nay, phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) là một trong những phương pháp phổ biến nhất và có nhiều ưu thế trong việc xác định sự lệch bội các NST trong tế bào tinh trùng.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
i9bet https://789bethv.com/ 68gamebai https://jun88.black/ hi88.gives iwin https://157.230.195.11/ Hi88 https://okvip.green/ jun88 ph trang chủ hi88 hi88 trang chủ hi88 hi88 gg nhà cái uy tín website hi88 https://139.59.222.230/ https://hi88o.com/ https://bet88.pictures/ hi88 V9bet

Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt

Link Bóng Đá Lu miễn phí

Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến

Xem tructiep https://xoilaczll.tv/

Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby Xem tructiep https://uniscore.com/vi NEW88 NEW88 789BET 789BET 789BET
Đối tác