Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 763
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Bất thường nhiễm sắc thể khiến người đàn ông hiếm muộn con

Ngày đăng : 06-10-2021
Ngày cập nhật: 02-10-2021
Tác giả: Gentis
Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y ở người đàn ông là nguyên nhân của 10-15% trường hợp vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam.

Anh Tú 27 tuổi, quê Long An cưới vợ hai năm vẫn chưa có con. Vợ khám phụ khoa, bác sĩ kết luận bình thường về khả năng sinh sản nên thuyết phục chồng đi khám nam khoa.

Sau khi đánh giá chức năng sinh sản của anh Tú, bác sĩ Đoàn Anh Sang, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health (TP HCM) cho biết tinh hoàn kích thước nhỏ hơn mức trung bình của đàn ông Việt, các đặc điểm sinh dục khác phát triển bình thường. Các kết quả nội tiết tố sinh sản đều trong giới hạn bình thường nhưng xét nghiệm tinh dịch đồ không tìm thấy con tinh trùng nào. Đó chính là nguyên nhân khiến vợ chồng anh không thể thụ thai.

Làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân, bác sĩ phát hiện anh Tú bị mất một đoạn gen quy định khả năng sản xuất tinh trùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y của nam giới. Có những phương pháp giúp tìm thấy tinh trùng của anh Tú để thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhưng tỷ lệ này không cao. Nếu thành công, nhiều khả năng con trai của anh sinh ra sẽ mắc tình trạng tương tự.

Theo bác sĩ Sang, bộ nhiễm sắc thể nam giới là 46, XY. Người đàn ông sản xuất tinh trùng được chi phối bởi một đoạn gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể giới tính Y có tên là AZF. Những đột biến trên vùng gen AZF ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng. Đây là nguyên nhân của 10-15% trường hợp hiếm muộn có nguyên nhân xuất phát từ nam giới.

Tùy vào vùng bị đột biến trên AZF, người đàn ông có thể mắc tình trạng tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng. Một số trường hợp sau khi điều trị tốt có thể có con như bình thường.

NAM GIỚI VÔ SINH NHƯNG CÓ THỂ DI TRUYỀN CHO THẾ HỆ SAU?

Đây là điều tưởng chừng như không thể nhưng lại đang xuất hiện hiện nay. Nhờ những phương pháp kỹ thuật hiện đại mà nam giới bị vô sinh vẫn có khả năng có con.

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, nguyên nhân vô sinh nam thường gặp nhất là do gen và nhiễm sắc thể, trong đó có khoảng 10-15% trường hợp vô tinh và 5% thiểu tinh có bất thường về di truyền.

Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng - BS nam khoa BV nam học và hiếm muộn HN chia sẻ, vô sinh nam sẽ nhanh chóng được chẩn đoán, sàng lọc và điều trị dễ dàng hơn khi có những xét nghiệm gen chuyên sâu như: xét nghiệm AZF, Phân mảnh ADN tinh trùng, xét nghiệm Karyotype…

Trong thời gian tới, các xét nghiệm này sẽ là kim chỉ nam giúp các bác sĩ trong việc hỗ trợ sinh sản nam chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây vô sinh nam và điều trị thành công cho các gia đình vô sinh hiếm muộn.

Nguồn: báo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác