Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 853
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Tiêm phòng dị tật thai nhi: 5 loại vacxin và những lưu ý quan trọng

Ngày đăng : 30-11--0001
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Tiêm phòng dị tật thai nhi trước khi mang bầu là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro bé mắc dị bẩm sinh nghiêm trọng. Vậy những loại vacxin nào nên được tiêm trước khi có thai để phòng dị tật thai nhi? Mẹ bầu nên tiêm gì và không được tiêm gì trong thai kỳ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ, cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính

1. 5 vacxin tiêm phòng dị tật thai nhi trước khi mang bầu 

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ thường suy yếu, mẹ có nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công cao hơn. Mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể khiến bé mắc các dị tật nghiêm trọng. Để phòng ngừa nguy cơ thai nhi mắc các khiếm khuyết bẩm sinh, mẹ cần tiêm đầy đủ 5 loại vacxin sau trước khi mang thai:

1.1. Tiêm phòng cảm cúm

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân mẹ khỏi bệnh cúm và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ do cúm gây ra. Ngoài ra, mẹ tiêm phòng cúm trước khi mang bầu còn đem lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm khả năng mẹ sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) hoặc sinh con nhẹ cân.
  • Giảm nguy cơ bé mắc các dị tật bẩm sinh: Theo trang thông tin chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh March of Dimes, thai nhi có khả năng cao mắc các khuyết tật ống thần kinh liên quan đến não và tủy sống nếu mẹ mắc bệnh cúm trong 12 tuần đầu của thai kỳ. 

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: tháng 9 hoặc tháng 10 là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vacxin ngừa cúm. Phụ nữ có ý định mang thai được khuyến cáo nên tiêm phòng bệnh cúm trước khi có bầu một tháng và tiêm nhắc lại mỗi năm. Bởi thành phần của vacxin cúm thường thay đổi hàng năm để thích ứng với các chủng virus dự kiến ​​sẽ phổ biến nhất vào năm đó.

Vaccin ngừa cúm

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, tháng 9 hoặc tháng 10 là thời điểm tốt nhất để phụ nữ có dự định mang thai tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

1.2. Tiêm phòng HPV 

HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh cũng rất dễ lây lan khi tiếp xúc da kề da, thân mật kéo dài với người mang virus. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho biết, virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ như: sùi mào gà, u nhú bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, theo nghiên cứu, nếu mẹ nhiễm virus HPV trong khi mang bầu thì khả năng trẻ mắc các dị tật bẩm sinh nặng là 2,2% và nguy cơ tử vong thai nhi là 1,5%. Do vậy, mẹ tiêm phòng HPV trước khi mang bầu là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo phụ nữ nên tiêm chủng ngừa HPV trước 26 tuổi với ba mũi tiêm. Lịch trình các mũi được khuyến cáo là: mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên từ 1 - 2 tháng, mũi tiêm thứ ba cách mũi đầu tiên 6 tháng. Khoảng cách giữa ba mũi tiêm có thể thay đổi linh động nhưng thời gian hoàn tất ba mũi không được quá một năm.

Tiêm phòng ngừa HPV

Phụ nữ nên tiêm phòng ngừa HPV trước 26 tuổi với 3 mũi tiêm để phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi không mong muốn

3. Tiêm phòng MMR (Tiêm bệnh sởi, quai bị và rubella)

Vắc xin MMR giúp bảo vệ mẹ chống lại ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ mắc khi mang bầu là: sởi, quai bị và rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức). 

Sởi là một bệnh rất dễ lây lan, gây ra các triệu chứng: phát ban, ho và sốt. Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong quá trình mang bầu, thai nhi có nguy cơ bị chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường. Điều này có thể dẫn đến trẻ sinh ra mắc các khiếm khuyết về cấu trúc, chức năng của các cơ quan.

Nổi mẩn trên người do bệnh sởi

Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong quá trình mang bầu, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Quai bị gây sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ, chán ăn và sưng hạch ở má hoặc hàm cho người bệnh. Phụ nữ mang thai mắc quai bị gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và tăng trưởng của em bé, nghiêm trọng nhất là bé sinh ra bị dị dạng.

Rubella là một bệnh nhiễm trùng gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ và phát ban trên da. Mẹ bầu mắc bệnh rubella có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: sẩy thai, thai chết lưu (em bé chết trong bụng mẹ sau 20 tuần của thai kỳ), sinh non hoặc hội chứng rubella bẩm sinh. Theo trang thông tin về sức khỏe Heathline, hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) có thể khiến trẻ sinh ra bị chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, dị tật tim, điếc tai, các cơ quan hoạt động kém. 

Như vậy, MMR là mũi vacxin 3 trong 1 rất quan trọng cho mẹ trước khi mang bầu để phòng chống dị tật thai nhi cho con và nguy cơ sức khỏe cho chính mẹ. Tuy nhiên, MMR là loại vacxin sống, giảm độc lực bao gồm hỗn hợp các virus sởi, quai bị và rubella còn sống nhưng đã làm yếu đi. Do vậy, mẹ nên tiêm vacxin này trước khi mang thai ít nhất ba tháng để đào thải hết lượng virus đã tiêm vào cơ thể, tránh gây hại cho sức khỏe thai nhi.

4. Tiêm phòng Varicella

Varicella là vacxin có tác dụng bảo vệ mẹ khỏi bệnh thủy đậu - một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan gây ngứa da, phát ban và sốt. Theo trang thông tin về sức khỏe uy tín MayoClinic, mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 20 tuần đầu của thai kỳ thì em bé có nguy cơ mắc các dị tật nghiêm trọng như: bất thường chân, tay hoặc não bộ.

Vì thế, nếu có dự định mang thai, mẹ hãy tiêm phòng vacxin ngừa bệnh thủy đậu để bảo vệ sức khỏe con yêu. Thời điểm phù hợp nhất để thụ thai là 3 tháng sau khi tiêm bởi varicella cũng thuộc loại vacxin sống, giảm độc lực.

Mẹ mắc bệnh thủy đậu

Mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 20 tuần đầu của thai kỳ thì em bé có nguy cơ mắc các dị tật nghiêm trọng như: bất thường chân, tay hoặc não bộ.

1.5 Tiêm phòng Adacel

Adacel là mũi vacxin tiêm phòng ba bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván trong một mũi tiêm .

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae xâm nhập vào mũi, hầu họng, thanh quản hoặc các màng nhầy niêm mạc. Sau đó, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố đi vào máu gây nhiễm độc cơ tim, thận, các dây thần kinh trung ương và ngoại biên. Từ đó làm tăng tỉ lệ tử vong cho mẹ bầu hoặc tác động tiêu cực đến sức khỏe của em bé, bé sinh ra dễ mắc dị tật.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, lây lan nhanh qua đường hô hấp, thường là do ho hoặc hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi. Ho gà kéo dài trong thai kỳ dễ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó thở, đuối sức. Khi sức khỏe của mẹ bị suy giảm thì em bé trong bụng cũng sẽ ốm yếu hoặc phát triển bất thường.

Mẹ bầu ho gà kéo dài trong thai kỳ

Mẹ bầu ho gà kéo dài trong thai kỳ dễ khiến mẹ bị mệt mỏi, khó thở, đuối sức. Khi sức khỏe của mẹ bị suy giảm thì em bé trong bụng cũng sẽ ốm yếu hoặc phát triển bất thường.

Uốn ván là loại bệnh do vi khuẩn Clostridium tenani xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da rồi đi vào máu và tấn công hệ thần kinh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng uốn ván có thể gây tử vong cho mẹ bầu và em bé trong bụng.

Như vậy, để giảm thiểu rủi ro dị tật thai nhi cùng với những hậu quả nghiêm trọng mà bạch hầu, ho gà và uốn ván gây ra, hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến khích tất cả phụ nữ nên tiêm mũi vacxin 3 trong 1 Adacel trước khi có ý định làm mẹ.

Tiêm phòng dị tật bẩm sinh với mũi vacxin 3 trong 1 Adacel

Tiêm phòng dị tật bẩm sinh với mũi vacxin 3 trong 1 Adacel là điều mẹ nên làm để bảo vệ sức khỏe của con yêu trong tương lai.

2. Mẹ bầu nên tiêm gì và không được tiêm gì trong thai kỳ? 

Trường hợp mẹ phát hiện ra mình có thai mà chưa kịp tiêm đủ các loại vacxin được liệt kê ở phần một của bài viết, mẹ được phép tiêm bổ sung những loại vacxin Covid 19.

Covid-19 là một bệnh mới do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do Covid-19. Do đó, Hiệp hội phụ sản Mỹ khuyến nghị tất cả phụ nữ có thai nên tiêm phòng vacxin Covid 19 để giảm các biến chứng nguy hiểm do các chủng virus gây ra cho mẹ và bé. Trong đó, vacxin Pfizer/BioNTechModerna là những lựa chọn tốt nhất, được chứng minh là không gây ra các mối nguy hại về sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

vaccin tiêm phòng Covid 19

Vacxin Pfizer và Moderna là những lựa chọn tốt nhất để tiêm phòng Covid 19 cho mẹ bầu, được chứng minh là không gây ra các mối nguy hại về sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Dưới đây là những loại vacxin được các bác sĩ sản khoa chống chỉ định cho phụ nữ mang thai để giảm tỷ lệ thai nhi mắc dị tật:

  • Viêm não mô cầu
  • Vacxin phòng lao (BCG)
  • Bệnh thương hàn
  • Varicella (vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu)

Đây đều là những loại vacxin có chứa chủng virus sống có thể gây hại cho thai nhi, nguy hiểm nhất là các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Mẹ cần chờ tối thiểu một tháng, an toàn nhất là 3 tháng sau khi tiêm rồi mới có ý định thụ thai.

vaccin có thể gây dị tật thai nhi

Viêm não mô cầu, vacxin phòng lao (BCG), bệnh thương hàn, Varicella (phòng ngừa bệnh thủy đậu) đều là những loại vacxin chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. 

3. Chuyên gia khuyến cáo thời điểm tiêm phòng dị tật thai nhi 

Sau đây, GENTIS sẽ trả lời những thắc mắc của mẹ về thời điểm tiêm phòng dị tật thai nhi:

3.1. Lịch tiêm phòng cho người dự định mang bầu lần 1

Đối với câu hỏi: Phụ nữ có dự định mang bầu lần đầu nên tiêm phòng khi nào? Lịch trình các mũi cụ thể như thế nào?, GENTIS giải đáp như sau:

Phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin chống dị tật thai nhi sau:

  • Cúm: tiêm trước khi có thai một tháng. Thời điểm tiêm tốt nhất là tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.
  • HPV: tiêm trước 26 tuổi với ba mũi tiêm, mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất  từ 1 - 2 tháng, mũi tiêm thứ ba cách mũi thứ nhất 6 tháng. 
  • MMR (phòng bệnh sởi, quai bị và rubella): tiêm trước khi có bầu ít nhất ba tháng.
  • Varicella (phòng bệnh thủy đậu): tiêm trước khi mang thai ít nhất ba tháng.
  • Adacel: tiêm 1 mũi trước khi mang bầu.

Các thông tin chi tiết về 5 loại vacxin này đã được nêu rõ ở phần một của bài viết, mẹ có thể kéo lên xem lại. Lịch trình các mũi tiêm còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và tình hình sức khỏe của từng mẹ. Do đó, mẹ hãy đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám lớn để được đội ngũ bác sĩ sản khoa tư vấn cụ thể nhất, phù hợp nhất với tình trạng hiện tại. 

Tiêm vaccin chống dị tật thai nhi cho mẹ bầu

Phụ nữ có dự định mang bầu lần đầu nên tiêm phòng đầy đủ

3.2. Lịch tiêm phòng cho người dự định mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng cho mẹ bầu lần 2 phụ thuộc vào trước đây mẹ đã tiêm hay chưa và tiêm cách đây bao lâu. Đối với các loại vacxin chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định thì mẹ nên tiêm nhắc lại. Ví dụ, vacxin phòng bệnh cúm được Bộ Y tế khuyến cáo mẹ nên tiêm hàng năm. Vacxin Adacel được khuyến khích nên tiêm nhắc lại sau 10 năm kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.

Tiêm vaccin chống dị tật thai nhi

Phụ nữ có ý định mang bầu lần 2 nên tiêm những mũi vacxin nào? - Điều này còn phụ thuộc nhiều vào lịch tiêm phòng và các mũi vacxin mẹ đã tiêm trong lần mang thai đầu tiên. Đối với vacxin chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định thì mẹ nên tiêm nhắc lại.

4. Câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng dị tật thai nhi

4.1. Nếu không tiêm phòng trước mang bầu thì phải làm sao?

Trường hợp mẹ chưa tiêm đủ các mũi vacxin phòng ngừa dị tật thai nhi mà có bầu thì mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bé mắc các khuyết tật bẩm sinh bằng cách chăm sóc tốt sức khỏe bản thân khi mang thai:

Ăn uống lành mạnh: Trong thời kỳ mang thai, mẹ ăn uống đủ chất để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: vitamin A, vitamin C, acid folic, sắt, canxi… Nghiên cứu đã chỉ ra axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh như: thiếu não, nứt đốt sống. Mẹ nên bổ sung 400mcg - 600mcg acid folic mỗi ngày thông qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Mẹ cần ăn uống đủ chất để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng

Trường hợp mẹ chưa tiêm đủ các mũi vacxin phòng ngừa dị tật thai nhi mà có bầu thì mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ cần ăn uống đủ chất để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: vitamin C, acid folic…để giảm thiểu rủi ro bé mắc các khuyết tật bẩm sinh.

Vệ sinh vùng kín khoa học: Khi mang bầu, cơ thể mẹ có sự gia tăng các hormon tuyến nội tiết khiến cho dịch nhầy ở âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, mẹ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa, mẩn đỏ vùng kín. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng dành riêng cho phụ nữ mang thai, tránh dùng xà phòng hay các dung dịch rửa có pH cao gây mất cân bằng pH âm đạo.

Tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ: Trong thời kỳ mang thai, mẹ phải đối mặt với sự thay đổi tâm sinh lý ở các mức độ khác nhau, mẹ rất dễ mệt mỏi, ốm yếu, đau chân, chuột rút. Các bài tập yoga đơn giản hoặc đi bộ nhẹ nhàng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp mẹ dễ dàng chuyển dạ hơn và sinh con suôn sẻ.

mẹ bầu tập thể dục

Trong thời kỳ mang thai, mẹ rất dễ mệt mỏi, đau chân, chuột rút. Các bài tập yoga đơn giản không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp mẹ dễ dàng chuyển dạ và sinh con suôn sẻ.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng: Mẹ bầu bị căng thẳng kéo dài có thể làm tăng khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Theo trang web chăm sóc sức khỏe mẹ và bé March of Dimes, trẻ sinh ra quá sớm hoặc quá nhỏ có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: thiểu năng trí tuệ, giảm thính lực, bệnh võng mạc…

Thêm vào đó, mẹ cũng cần tránh những thói quen nguy hại sau:

  • Sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá: Khi mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Một trong số đó chính là chất độc Nicotin gây hại nghiêm trọng cho não và phổi của bé. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, ngay cả khi mẹ tiếp xúc với thuốc lá và rượu ở mức độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.
  • Làm việc quá sức: Mẹ bầu làm việc quá sức dễ khiến cơ thể đau nhức mỏi, sức khỏe suy yếu, chán ăn, ăn không ngon gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lớn lên của em bé trong bụng. Chính vì vậy, mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, thư giãn, nâng cao sức khỏe để thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

mẹ bầu bị mệt mỏi

Mẹ bầu làm việc quá sức dễ khiến cơ thể đau nhức mỏi, sức khỏe suy yếu, chán ăn, ăn không ngon gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lớn lên của em bé trong bụng.

4.2. Tiêm phòng dị tật thai nhi ở đâu uy tín

Vậy tiêm phòng dị tật thai nhi ở đâu uy tín? GENTIS khuyên mẹ nên tiêm tại trạm y tế hoặc các đơn vị tiêm chủng đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành như:

  1. Hệ thống tiêm chủng VNVC thuộc Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam: https://vnvc.vn
  2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/
  3. Trung tâm dịch vụ y tế dự phòng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương: http://yteduphong.com.vn/
  4. Hệ thống phòng tiêm chủng SAFPO: http://www.safpo.com/

Mẹ nên lựa chọn địa điểm tiêm phòng dị tật thai nhi uy tín để đồng hành trong suốt quá trình từ lúc có ý định mang bầu đến khi sinh để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin quan trọng.

Bài viết trên đây đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc tiêm phòng dị tật thai nhi trước khi mang bầu để giảm thiểu khả năng bé mắc các khuyết tật bẩm sinh nguy hiểm, gây ra những di chứng suốt đời cho trẻ. Mọi thắc mắc cần được giải đáp mẹ hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 0988 00 2010 để được đội ngũ chuyên gia GENTIS giải đáp tận tình nhé!

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác