Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 238
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Vai trò quan trọng của xét nghiệm di truyền trong hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam

Ngày đăng : 08-04-2019
Ngày cập nhật: 21-10-2019
Tác giả: Gentis
Mặc dù được xem là một trong những quốc gia có tỉ lệ phát triển dân số cao trên thế giới song tỉ lệ hiếm muộn trong độ tuổi sinh sản tại Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ cao (7-10%).

Với thực tế đó, các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam sau hơn 23 năm đã có 24 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong cả nước với tỉ lệ thành công ngang với các nước trong thế giới và khu vực (40-60%). Các kỹ thuật xét nghiệm di truyền, ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần to lớn trong việc nâng cao tỉ lệ thành công này.  

Sáng ngày 5 tháng 4, Hội nghị Tư vấn di truyền hỗ trợ sinh sản 2019 đã diễn ra tại Gem Center, Tp.HCM. Đây là một sự kiện quan trọng được tổ chức bởi Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM nhằm cung cấp những kiến thức và giải pháp mới cho các bác sĩ sản khoa khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc: GS.TS Trương Đình Kiệt - Viện trưởng Viện Di truyền Y học nhấn mạnh: “Nhờ vào những bước phát triển vượt trội trong điều trị hiếm muộn, vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong nước đã giúp giấc mơ có con của nhiều cặp vợ chồng đã được thực hiện và đảm bảo sức khỏe cho bé sơ sinh.”

TS.BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương  cho biết: “Nếu như năm 1996, Việt nam chỉ có 1 trung tâm hỗ trợ sinh sản, và tỉ lệ thành công hỗ trợ sinh sản lúc bấy giờ chỉ đạt 24-26%. Thì nay sau hơn 23 năm, cả nước đã có 24 trung tâm HTSS trong cả nước, gồm hệ thống công lập lẫn tư nhân với tỉ lệ thành công đạt mức ngang bằng các nước trên thế giới và trong khu vực: 40-60%.”

GS.TS Trương Đình Kiệt - Viện trưởng Viện Di truyền Y học, trao hoa và giấy chứng nhận cho TS.BS.Hoàng Thị Diễm Tuyết – GĐ Bệnh viện Hùng Vương.

ThS. Mai Công Minh Tâm - Trưởng Labo TTTON, Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ có bài báo cáo “Giới hạn và hướng tối ưu cho công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam”.

ThS. Mai Công Minh Tâm - Trưởng Labo TTTON, Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ

GS.TS Nguyễn Đình Tảo - GĐ TT Hỗ trợ sinh sản BV Đa khoa 16A, Chủ tịch Hội hỗ trợ sinh sản Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Công nghệ Phôi - Học viện Quân y cũng có bài trình bày về những “Ứng dụng Xét nghiệm di truyền trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản”. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sàng lọc di truyền trước chuyển phôi PGT.

GS.TS Nguyễn Đình Tảo - GĐ TT Hỗ trợ sinh sản BV Đa khoa 16A, Chủ tịch Hội hỗ trợ sinh sản Hà Nội trình bày về những ứng dụng xét nghiệm di truyền trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản

BS. Nguyễn Vạn Thông - Khoa Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Hùng Vương có bài báo cáo “PGT: Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ hiện tại và tương lai.” Theo BS Thông: “PGT - Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ là phương pháp được sử dụng để sàng lọc các bất thường về lệch bội và cấu trúc nhiễm sắc thể của phồi để tránh việc chuyển một phối mang các bất thường nhiễm sắc thể nghiêm trọng vào tử cung người mẹ. PGT được coi là một công cụ bổ sung cho việc đánh giá phôi truyền thống (dựa vào hình thái phôi) trong thực hành Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay.”

BS. Nguyễn Vạn Thông - Khoa Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Bên cạnh vấn đề vô sinh hiếm muộn, số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta cũng không hề nhỏ. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó: khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ mắc hội chứng Edwards (Trisomy 18); 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; khoảng 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)… 

Do đó, việc ứng dụng phân tích di truyền trong điều trị vô sinh hiếm muộn, sàng lọc và chẩn đoán các hội chứng di truyền trước sinh mang lại nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội nghị, TS.BS Trần Nhật Thăng - Phụ trách Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh đã trình bày về Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT. BS Thăng cho biết: “NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là phương pháp chẩn đoán di truyền trước sinh không xâm lấn được Hiệp hội ISPD (International Society for Prenatal Diagnosis) khuyến cáo nên là xét nghiệm đầu tiên cho tất cả phụ nữ mang thai. Khác với phương pháp xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau có thể gây sảy thai với tỷ lệ 1/500, NIPT chỉ sử dụng từ 7- 10ml máu của mẹ bầu, an toàn tuyệt đối cho thai nhi và thai phụ. Phương pháp này có thể thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10, cho kết quả chính xác lên tới 99,98%, hỗ trợ các bác sĩ tư vấn kịp thời cho thai phụ”.

TS.BS Trần Nhật Thăng - Phụ trách Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh

Là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực phân tích di truyền và hỗ trợ sinh sản, GENTIS tự hào là đơn vị tài trợ chính cho Hội nghị. Với uy tín gần 10 năm hoạt động, GENTIS đã cung cấp các dịch vụ như: Xét nghiệm di truyền hỗ trợ sinh sản, Phân tích xác định thông tin di truyền, Xét nghiệm di truyền hỗ trợ điều trị bệnh, Xét nghiệm di truyền tầm soát ung thư,... là đối tác lớn, tin cậy của các bệnh viện hàng đầu tại khu vực phía Nam như: Bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM, Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Phụ sản Âu Cơ…

Ngay từ khi mới thành lập, GENTIS luôn chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, nghiên cứu khoa học và hợp tác với các chuyên gia uy tín trong ngành nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ xét nghiệm di truyền đang cung cấp.

Hiện nay, GENTIS sở hữu hệ thống phòng Lab 1200m2 hiện đại tại hai trụ sở chính ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (thành lập năm 1994) là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín của hàng triệu người bệnh. Là một Bệnh viện của trường đại học cùng tầm nhìn đạt chuẩn quốc tế, Bệnh viện luôn nỗ lực nâng cao chất lượng chuyên môn, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong và ngoài nước. Đặc biệt, đội ngũ Thầy thuốc – Thầy giáo bộ môn Sản, Nhi của Đại học Y Dược TPHCM không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu, mà còn giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, tư vấn và điều trị cho người bệnh.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác