Hiểu về virus HPV và ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là ung thư nữ phổ biến thứ tư sau ung thư vú, đại trực tràng và phổi. Năm 2018, có khoảng 570.000 ca ung thư cổ tử cung mới và 311.000 ca tử vong trên toàn thế giới.
Virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV (papillomavirus ở người). Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất lây lan qua quan hệ tình dục. HPV có thể gây ra nhiều bệnh trong đó có ung thư cổ tử cung.
- Loại HPV nguy cơ thấp: Có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc thay đổi tế bào rất nhỏ ở cổ tử cung. Những loại HPV nguy cơ thấp bao gồm: HPV 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81. Các loại HPV 6 và 11 có liên quan đến khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.
- Loại HPV nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung: Có thể gây ra các tế bào bất thường hình thành ở cổ tử cung. Những thay đổi tế bào bất thường có thể dần dần phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được loại bỏ. Những loại HPV nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68. Trong đó, HPV 16 và 18 là nguy hiểm nhất, vì chúng gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.
Thông thường phải mất khoảng 10 đến 15 năm để nhiễm trùng HPV dai dẳng tiến triển thành ung thư. Do đó, xét nghiệm HPV rất quan trọng để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung.
HPV lây truyền qua đường nào?
Để trả lời cho câu hỏi ai nên xét nghiệm HPV chị em nên tìm hiểu con đường lây truyền của virus HPV.
Các virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Tiếp xúc với bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền vi rút HPV.
Virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục
Phòng tránh nhiễm HPV như thế nào?
1. Tiêm vắc-xin HPV
Đây là cách giảm nguy cơ bị nhiễm virus an toàn và hiệu quả. CDC khuyến nghị tất cả bé trai và gái nên tiêm 2 liều vắc-xin HPV ở độ tuổi 11 - 12, hoặc có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc 9 tuổi. Để vắc-xin HPV phát huy hiệu quả tối đa, nên tiêm trước khi có tiếp xúc với virus. Do đó, vắc-xin HPV được khuyến nghị ở trẻ em để đảm bảo khả năng bảo vệ lâu dài. Ngoài ra, mọi người dưới 26 cũng có thể tiêm vắc-xin nếu chưa được chủng ngừa trước đây.
2. Quan hệ tình dục an toàn
Dựa trên cơ chế virus HPV lây truyền qua đường nào, bạn có thể chủ động tìm cách hạn chế nhiễm virus cho bản thân. Đối với người có sinh hoạt tình dục, cần ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do HPV gây ra bằng cách:
- Dùng bao cao su: Mặc dù có thể hạn chế tỷ lệ bị nhiễm HPV, nhưng virus này vẫn có khả năng lây nhiễm thông qua các khu vực không được bao phủ bởi bao cao su.
- Quan hệ một vợ một chồng: Chỉ quan hệ tình dục với một người. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người bạn tình lại bị lây nhiễm từ người khác và truyền sang cho bạn;
- Đối với nữ giới từ 21 - 65 tuổi, nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tại sao nên chọn GENTIS để xét nghiệm virus HPV?
- Với 10 năm kinh nghiệm, GENTIS là nơi quy tụ đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực di truyền, cùng đội ngũ kỹ thuật viên, tư vấn viên chuyên nghiệp…
- Đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống phòng xét nghiệm đồng bộ quy mô lớn tại Hà Nội và Tp.HCM đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, ISO 15189:2012…
- Ra đời năm 2010, đến nay GENTIS đã thực hiện thực hiện phân tích thành công hơn 200.000 mẫu.
- Có hơn 30 điểm thu mẫu trên khắp cả nước, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và chính xác nhất.
- Tiên phong áp dụng các công nghệ phân tích di truyền tiên tiến hàng đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu u, Hàn Quốc.
- GENTIS còn là nơi quy tụ đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực di truyền, cùng đội ngũ kỹ thuật viên, tư vấn viên chuyên nghiệp….
Với xét nghiệm GenHPV các bạn có thể tự thu mẫu tại nhà sau đó gửi mẫu đến GENTIS và nhận kết quả sau 2 ngày. Để đặt bộ thu mẫu vui lòng gọi: 1800.2010.