Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 332
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Xét nghiệm HLA trong bệnh lý cơ xương khớp

Ngày đăng : 08-01-2020
Ngày cập nhật: 08-01-2020
Tác giả: Gentis
“Cơ địa” là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các bệnh cơ xương khớp. Vốn là một thuật ngữ mang tính chung chung, tuy nhiên 15 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của khoa học và y học, “cơ địa” dần dần được cụ thể hoá. Sinh học phân tử đang dần tìm ra mối liên quan giữa các yếu tố HLA với các bệnh cơ xương khớp cụ thể.

HLA B5801 liên quan đến nguy cơ phản ứng dị ứng nặng do điều trị Allopuriol trong bệnh Gút (gout)

Bệnh Gút ngày càng gia tăng kéo theo số ca ghi nhận dị ứng thuốc trong quá trình điều trị bệnh cũng tăng, điều này trở thành một trong những khó khăn chính trong điều trị Gút. Nghiên cứu dị ứng thuốc điều trị Gút đặc hiệu trên 21 bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ số ca dị ứng với allopuriol chiếm 28,57% [1].

Hội thấp khớp Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm HLA B5801 trước khi điều trị bằng Allopurinol với quần thể châu Á

Theo Lê Thị Thảo (2014), nhóm thuốc điều trị Gút đứng thứ 3 về nhóm thuốc nghi ngờ gây dị ứng, 11,8%, sau nhóm thuốc kháng khuẩn beta-lactam (20,5%) và thuốc điều trị lao (16,7%) [2].

Bài báo “Khảo sát liên quan giữa HLA B*5801 và nguy cơ mắc các phản ứng dị ứng nặng do điều trị Allopurinol tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội” đăng trên tạp chí Y học dự phòng số 8/2015, kết quả phát hiện alen HLA B*5801 cho thấy 21/22 bệnh nhân dị ứng allopurinol mang alen HLAB*5801 (95,4%), trong khi tỷ lệ này trong cộng đồng là 18,6%. Người dùng thuốc allopurinol mang alen HLA B*5801 có nguy cơ rất cao so với người không mang alen này (OR: 91,5, 95% CI: 11,3-738,7). Kết quả này có thể là một minh chứng ban đầu về liên quan giữa HLA B*5801 và nguy cơ mắc phản ứng da nặng do allopurinol [3].

Hội thấp khớp Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm HLA B5801 trước khi điều trị bằng Allopurinol với quần thể châu Á.

 HLA B27 trong chẩn đoán viêm cột sống dính khớp

HLA B27 được coi là một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm bệnh viêm cột sống dính khớp, đặc biệt ý nghĩa trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ nhưng hình ảnh X quang thường quy chưa rõ ràng.

Tỷ lệ bệnh nhân viêm cột sống dính khớp dương tính với HLA B27 tại Trung Quốc là 88%, Việt Nam là 86,8% (ghi nhận tại viện E).

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp” của Bộ Y tế, xét nghiệm HLA-B27 là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp.

 HLA khác và các bệnh cơ xương khớp

Bài báo “Mối liên quan giữa thoái hoá khớp gối và HLA-DRB1*0101 tại miền Đông Iran” vừa được công bố đầu năm 2019, do Kooshkaki O và công sự (Iran) thực hiện. Kết quả cho thấy 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gối dương tính với HLA-DRB1*0101, trong khi chỉ có 26,7% nhóm chứng là dương tính (p = 0,015). Do vậy, nhóm tác giả cho rằng có mối liên quan giữa HLA-DRB1*0101 với bệnh thoái hoá khớp gối. [5]

Về mối liên quan giữa HLA DR4 và viêm khớp dạng thấp, Mohammed (2018) đã thực hiện nghiên cứu trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2010. Kết quả cho thấy, 53/80 (66,25%) bệnh nhân dương tính với HLA DR4. [6]

 Thúy Ngân - GENTIS Hà Nội 

Bài viết liên quan:

Xét nghiệm HLA B27

Kháng nguyên bạch cầu người B27

Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Văn Đoàn (2005),”Nghiên cứu dị ứng thuốc điều trị bệnh Gút đặc hiệu tại khoa Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí nghiên cứu Y học, 36(3), tr. 33-38. 


[2] Lê Thị Thảo (2014),“Khảo sát tình hình dị ứng thuốc thông qua ghi nhận tại trung tâm dị ứng – miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Bai và cơ sở dữ liệu báo tự nguyện của Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ  - Đại học Dược Hà Nội.

[3] Đỗ Thị Quỳnh Nga (2015), “Khảo sát liên quan giữa HLA B*5801 và nguy cơ mắc các phản ứng dị ứng nặng do điều trị Allopurinol tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng, Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt

[4] Park DJ (2015), “Cost-effectiveness analysis of HLA-B5801 genotyping in the treatment of gout patients with chronic renal insufficiency in Korea”.

[5] Kooshkaki O và công sự (2019), “The association between knee osteoarthritis with HLA-DRB1*0101 in the East of Iran”.

[6] Mohammed Yousef và cộng sự, “Association of anti-RNP with HLADR4 and its prevalence in rheumatoid arthritis patients”

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác