Tầm soát ung thư cổ tử cung giờ đây rất nhanh chóng dễ dàng, chỉ cần gọi 1800 2010
Phối hợp 2 phương pháp
Để tầm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa hai phương pháp: PAP (E – Prep) và HPV (ADN – HPV). Cụ thể:
- Đối với xét nghiệm Pap (E - Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không.
- Đối với xét nghiệm HPV (ADN – HPV), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.
Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp này không thay thể nhau, chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.
Xét nghiệm E – Prep
Kết quả E – Prep sẽ chỉ ra tế bào ở cổ tư cung có bị tổn thương không, tổn thương ở mức độ nào.
Quy trình:
Mẫu bệnh phẩm (dịch phết cổ tử cung) sẽ được cho vào lọ dung dịch Eprep để loại đi những tạp chất (máu, dịch nhầy,...) bằng công nghệ màng lọc kép và hệ thống hút chân không trải 1 lớp mỏng tế bào lên lam kính.
Xét nghiệm ADN – HPV
HPV là một loại virus dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục hoặc làm biến đổi các tế bào cổ tử cung và dẫn đến ung thư cổ tử cung. HPV 16 và HPV 18 được tìm thấy trong hơn 80% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Trong khi đó HPV 6 và HPV 11 có mặt trong gần 90% trường hợp mắc sùi mào gà.
Tại GENTIS cung cấp 2 gói xét nghiệm ADN – HPV nhằm xác định sự hiện diện của virus HPV trong dịch phết tế bào cổ tử cung.
Đối tượng nên tầm soát UTCTC:
Các phụ nữ từng quan hệ tình dục nên chủ động tầm soát UTCTC theo phác đồ do Bộ Y tế Việt Nam đề xuất (2016):
Làm thế nào để tầm soát ung thư cổ cung?
Phụ nữ hiện đại không ngại HPV
Để được tư vấn chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.
Các bạn sẽ được hướng dẫn các bước rất đơn giản:
- Đăng ký bộ lấy mẫu,
- Tự lấy mẫu,
- Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,
- Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày...
Thúy Ngân