Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. Theo một nghiên cứu do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh.
Một thống kê của Bộ Y tế, khoảng 40% nguyên nhân vô sinh là do nữ giới, và 40% nguyên nhân do người chồng, 10% nguyên nhân do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân. Đáng lo ngại là độ tuổi vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa, trong đó, vô sinh nam cũng đang có xu hướng tăng và mắc bệnh ở độ tuổi dưới 30.
Ngày nay, nam giới đang phải phơi nhiễm với nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, cụ thể như: Lạm dụng bia rượu, lạm dụng chất kích thích, ô nhiễm môi trường, lười vận động, hay là có chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đồ ăn nhanh cho qua bữa)...
Liệu đó đã là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ hoá và gia tăng tỷ lệ vô sinh nam ở Việt Nam?
Có nguyên nhân liên quan đến gen di truyền ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của nam giới?
Hãy cùng GENTIS và các chuyên gia đầu ngành tìm hiểu Thực trạng căn bệnh vô sinh nam & Giải pháp hiện nay ở Việt Nam thông qua toạ đàm trực tuyến mang chủ đề “Vô sinh nam - thực trạng & giải pháp”.
Buổi toạ đàm được tổ chức với sự tham gia của:
Ths BS Dương Quang Huy - Trưởng khoa Nam Học bệnh viện quốc tế Gia Khang, TpHCM
TS. Phạm Đình Minh - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển GENTIS
Buổi toạ đàm sẽ được phát sóng trực tiếp trên fanpage của GENTIS tại địa chỉ: https://www.facebook.com/Adn.GENTIS, vào lúc 14 ngày 7/1/2022.
Đăng ký tham gia ngay hôm nay tại:https://forms.gle/ypxjDSJGqRqPeSrL6