Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 489
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

GS Mai Trọng Khoa chia sẻ về ứng dụng các xét nghiệm phân tích gene trong Ung bướu tại GENTIS

Ngày đăng : 28-08-2020
Ngày cập nhật: 08-09-2021
Tác giả: Gentis
Ung thư là nỗi đau của hàng vạn gia đình người Việt, mắc bệnh nào chứ mắc bệnh ung thư ai cũng nghĩ đến “án tử”. Ung thư cũng là nỗi niềm đau đáu của những người làm y. Ngày 21/8/2020, GENTIS đã mời GS.TS Mai Trọng Khoa – chuyên gia đầu ngành về ung thư tại Việt Nam đến chia sẻ.

Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Khoa - Nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử, nguyên là Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng bộ môn Y học hạt nhân, Đại học Y Hà Nội và là phó Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Giáo sư Khoa đã chia sẻ cùng GENTIS rất nhiều thông tin quý giá đặc biệt là việc ứng dụng các xét nghiệm phân tích gene trong sàng lọc nguy cơ, hỗ trợ điều trị đích và dùng thuốc trong Ung thư (UT).

Ung thư và những con số đáng sợ

Giáo sư Khoa chia sẻ ung thư thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu khi số lượng người mắc và tử vong ngày một lớn. Theo Globocan 2018: mỗi năm thế giới có trên 18 triệu người mới mắc ung thư và trên 9,5 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam (2018) mỗi năm có 165.000 ca mới mắc và 115.000 ca tử vong, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong rất gần nhau, tỷ lệ tử vong tại Việt Nam rất cao. Ở nam giới cao nhất là ung thư phổi của nữ cao nhất là ung thư vú; nếu cộng chung cả 2 giới thì 5 loại UT có tỷ lệ mắc cao là: UT gan, phổi, dạ dày, vú, đại trực tràng.

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát được của các tế bào bất thường. 

Nguyên nhân và phương pháp điều trị ung thư

Có nhiều yếu tố gây đột biến hình thành ung thư

- Thuốc, hoá chất: thuốc lá, thuốc lá, ăn trầu, thuốc nội tiết (estrogen), thuốc hoá chất điều trị ung thư, thuốc dioxin trong chất độc màu da cam

- Chế độ ăn uống: chế độ ăn không hợp lý (nhiều chất béo, ít xơ), ăn đồ lên men (dưa muối), thực phẩm bị nấm mốc.

- Nhiễm trùng: một số virus (EBV, HPV), vi khuẩn (HP trong dạ dày), sán...

- Tia bức xạ: X-quang, nổ bom nguyên tử, nổ lò phản ứng hạt nhân, tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.

- Các rối loạn miến dịch: bệnh lý HIV

Điều trị ung thư

Các yếu tố đánh giá: mô bệnh học, yếu tố nguy cơ, giai đoạn bệnh, kích thước u, hội chứng B…

Phương thức:

  • Hóa trị kinh điển: phối hợp đa hóa trị
  • Xạ trị (Radiotherapy), Xạ phẫu (Radiosurgery)
  • Phẫu thuật
  • Hóa trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc
  • Điều trị đích (Targeted therapy), điều trị miễn dịch (Immunotherapy)
  • Điều trị miễn dịch phóng xạ (Radioimmunotherapy: RIT)
  • Hiện tại rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi không thể mổ, không thể hóa trị thì việc xét nghiệm gen rồi điều trị đích, điều trị miễn dịch được áp dụng ngay từ đầu.

Ứng dụng công nghệ gen trong chẩn đoán, điều trị ung thư

GS Mai Trọng Khoa đặc biệt nhấn mạnh về việc ứng dụng công nghệ gen trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư – việc mà trong đó những đơn vị như GENTIS có vai trò rất lớn, có thể đóng góp sức mình. GS Khoa cho biết công nghệ gen có vai trò:

  • Dự báo nguy cơ mắc ung thư: sự biến đổi di truyền (đột biến gen, methyl hóa promoter của gen) ảnh hưởng đến các gen gây nên bệnh ung thư
  • Tư vấn di truyền ung thư: các hội ứng di truyền gây ung thư, các bệnh ung thư do di truyền
  • Phục vụ điều trị đích ung thư: đích tác động của thuốc, enzyme chuyển hóa thuốc

Dự báo nguy cơ mắc ung thư

Ung thư vú, tụy, tiền tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày, thực quản, phổi là những cái có yếu tố di truyền. Ví dụ ung thư vú với gen BRCA1 và BRCA2

Câu chuyện Diễn viên Angelina Jolie

- Bà ngoại, mẹ và dì đều mắc ung thư vú/buồng trứng.

- Đột biến gen BRCA1 di truyền, nguy cơ mắc ung thư vú (87%) và ung thư buồng trứng (50%).

- Cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú (2013) và buồng trứng, ống dẫn trứng (2015) từ khi biểu hiện bệnh sớm.

Tạo nên “Hiệu ứng Angelina”: nâng số lượng phụ nữ xét nghiệm BRCA1/2 ở Mỹ, Canada, Úc, châu Âu,.. lên gấp 2-3 lần.

Xét nghiệm đột biến gen phục vụ chẩn đoán và điều trị ung thư

- Đột biến gen EGFR – điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

- Đột biến gen KRAS, NRAS, BRAF – điều trị ung thư đại trực tràng

- Đột biến gen trong ung thư tuyến giáp: BRAF, RAS, RET…

- Xét nghiệm tính đa hình gen DPYD cần thiết, giúp lựa chọn liều 5–FU phù hợp

- Xét nghiệm tính đa hình gen TPMT cần thiết, giúp lựa chọn liều thiopurin phù hợp

- Xét nghiệm tính đa hình các gen FCGR có vai trò dự đoán, đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh nhân khi được điều trị bằng khác thể đơn dòng nhóm IgG. 

Điều trị đích - ứng dụng sinh học phân tử trong ung thư

Điều trị đích: Tác động trực tiếp vào đích là tế bào khối u.

TT YHHN-UB BV Bạch Mai đã triển khai ĐT đích từ 2007:

  • Hơn 6200 case được ĐT đích trong đó:

     + 4200 case được ĐT đích phân tử nhỏ

     + Hơn 2000 case ĐT đích bằng kháng thể đơn dòng

  • Hiệu quả ĐT tốt
  • Là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ

Điều trị miễn dịch - ứng dụng sinh học phân tử trong ung thư

Điều trị miễn dịch: điều trị gián tiếp, thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh (tế bào T…) để tiêu diệt tế bào và khối u.

  • Tác động vào các đích tế bào: trên bề mặt tế bào u hoặc con đường tín hiệu trong tế bào.
  • Tăng cường khả năng phát hiện, nhận diện tế bào u để tiêu diệt.
  • Thay đổi yếu tố vi môi trường giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào u.
  • Sử dụng các tế bào đã được biến đổi để tiêu diệt tế bào u.
  • Hậu quả: làm giảm sự tăng sinh và phát triển tế bào u, gây ly giải tế bào u và gây chết tế bào theo chương trình…

Miễn dịch ung thư là phương pháp điều trị khác biệt so với các phương pháp trước đó: do sử dụng các khả năng tự nhiên của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư.

Liệu pháp miễn dịch ung thư tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư chứ không tác động trực tiếp vào khối u. 

Kết luận về ứng dụng sinh học phân tử trong ung thư

  • Sinh học phân tử có thể giúp cho chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và đánh giá nguy cơ bệnh tật.
  • Xét nghiệm các gen giúp phát hiện sớm, dự báo nguy cơ mắc ung thư, tư vấn di truyền cho bệnh nhân.
  • Xét nghiệm các gen giúp phân tích, đánh giá đáp ứng thuốc, dự đoán độc tính thuốc điều trị từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, giảm chi phí và tác dụng phụ của thuốc cho bệnh nhân.
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác