Những tác nhân và ảnh hưởng của những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Tại hội thảo khoa học quốc tế VNU 2024 với chủ đề: “Cập nhật xu hướng mới trong sức khoẻ giới tính” do Hội Y học Giới tính Việt Nam phối hợp với trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, các chuyên gia đã đề cập đến vấn đề bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections - STIs hay Sexually transmitted diseases - STDs). Đây là những loại bệnh lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng và những phương tiện phi tình dục như qua đường máu. Nhiều loại bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm cũng có thể di truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở như giang mai, viêm gan B, HIV, chlamydia, lậu, herpes, và HPV. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 376 triệu trường hợp mắc 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được (chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis, syphilis), tương đương với hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi ngày.
Các chuyên gia cũng đã chỉ ra những triệu chứng phổ biến của STDs bao gồm tiết dịch niệu đạo, loét bộ phận sinh dục và đau bụng, tiết dịch âm đạo ở nữ giới, hoặc nóng rát khi đi tiểu ở nam giới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mắc STDs mà không có các triệu chứng rõ ràng nào của bệnh. Từ đó, các hội chứng không bị phát hiện và không được điều trị cho đến khi có các biến chứng phát sinh. Tác nhân của STDs thường được đánh giá là ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới, nhưng nặng hơn ở phụ nữ, bao gồm: vô sinh, mang thai ngoài ống dẫn trứng, đau mãn tính, ung thư cổ tử cung và các biến chứng khác.
Xét nghiệm STDs - giải pháp toàn diện cho sức khỏe của người chuyển giới
Cộng đồng người chuyển giới thường có nguy cơ cao hơn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Một phần bắt nguồn từ sự ngại ngùng và mặc cảm khiến họ do dự tiếp cận những dịch vụ y tế và giáo dục sức khoẻ. Đồng thời xã hội cũng chưa dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe của người chuyển giới. Hơn nữa, lối sống của một số người trong cộng đồng này có thể dẫn đến việc không sử dụng biện pháp bảo vệ, tăng nguy cơ mắc STDs. Sàng lọc, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm có thể ngăn chặn sự lây lan của STDs và giảm thiểu các biến chứng của bệnh và một trong những phương pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Xét nghiệm STDs là một phương pháp y tế nhằm phát hiện sự hiện diện của các bệnh lây truyền qua tình dục như HIV, giang mai, lậu, và chlamydia. Những bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tổng thể của người bệnh.
Công dụng của xét nghiệm STDs rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Đầu tiên, việc phát hiện sớm các bệnh này giúp người bệnh có thể điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ lây lan cho người khác. Thứ hai, xét nghiệm thường xuyên cũng giúp các cá nhân nhận thức được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có những quyết định đúng đắn trong quan hệ tình dục.
Ưu điểm của xét nghiệm STDs là tính chính xác cao và khả năng phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau chỉ trong một lần xét nghiệm. Nhiều phương pháp xét nghiệm hiện nay, như xét nghiệm máu hay mẫu nước tiểu, mẫu phết âm đạo (đối với nữ), và mẫu dịch niệu đạo (đối với nam) dễ thực hiện và không gây đau. Thêm vào đó, sự riêng tư và bảo mật thông tin cũng được đảm bảo, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái khi tham gia xét nghiệm. Nhờ những lợi ích này, xét nghiệm STDs ngày càng được khuyến khích, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tại GENTIS, xét nghiệm STDs có thể xác định 12 tác nhân gây bệnh bao gồm: Chlamydia trachomatis; Ureaplasma parvum; Trichomonas vaginalis; Mycoplasma genitalium; Mycoplasma hominis; Neisseria gonorrhoeae; Ureaplasma urealyticum; Gardnerella vaginalis; Candida albicans; Treponema pallidum; Herpes simplex virus 1; Herpes simplex virus 2. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa có chuyên môn hoặc tự thực hiện bằng bộ kit tự thu mẫu HPV. Sau đó mẫu sẽ được mang phân tích bằng công nghệ realtime-PCR để phát hiện sự có mặt và định lượng DNA vi khuẩn trong mẫu thu bằng bộ kit PANA RealTyper™ STD (PANAGENE) đã đạt chứng nhận IVD. Quy trình từ khi lấy mẫu đến khi trả kết quả nhanh chóng và chính xác chỉ trong 2 - 3 ngày. Với 2 trung tâm xét nghiệm được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại đạt chứng chỉ ISO 15189:2022 phù hợp với yêu cầu quốc tế cùng đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên có kinh nghiệm nhiều năm, GENTIS đảm bảo sẽ mang đến cho bạn và người thân những trải nghiệm tốt nhất.
GENTIS - Người bạn đồng hành của VNU 2024
Đồng hành với tư cách là nhà tài trợ cho hội thảo, GENTIS vinh dự khi cung cấp thông tin cho bài báo cáo của PGT.TS.BS Phạm Xuân Đà - Giám Đốc Trung Tâm Y Cao, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN với chủ đề ‘Thực trạng LGBT, nhu cầu chuyển giới và khía cạnh pháp lý ở Việt Nam’.
Ngoài ra, GENTIS còn ghi dấu ấn tại hội thảo khoa học quốc tế VNU 2024 với gian hàng đặc biệt, nơi Quý bác sĩ/ Quý chuyên gia/ Quý đại biểu tham dự có thể tìm hiểu về các thông tin liên quan đến những dịch vụ xét nghiệm STDs cho người chuyển giới. Cùng với đó, gian hàng của GENTIS nhận được nhiều sự chú ý với hoạt động vòng quay may mắn và nhiều phần quà hấp dẫn. Qua sự đồng hành này, GENTIS mong muốn giúp mọi người, đặc biệt là cộng đồng người chuyển giới nâng cao nhận thức về sức khỏe giới tính và thể hiện cam kết của mình trong việc hỗ trợ cộng đồng.
Sự kiện không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới mà còn tạo cơ hội kết nối các nhà chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực sức khỏe giới tính. GENTIS tự hào là một phần của sự kiện và hy vọng qua những nỗ lực về y tế của mình sẽ có hỗ trợ cho cộng đồng.