Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 666
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

ThS. Trần Ngọc Minh chia sẻ về Viêm niêm mạc tử cung mạn tính tại GENTIS

Ngày đăng : 16-03-2021
Ngày cập nhật: 13-04-2021
Tác giả: Gentis
Ngày 13/3/2021, ThS.BS Trần Ngọc Minh Trưởng khoa Giải phẫu bệnh – BV ĐHY Hà Nội, GV Bộ môn Giải phẫu bệnh – ĐHY Hà Nội, đã có buổi chia sẻ tại GENTIS về Viêm niêm mạc tử cung mạn tính và vai trò của nhuộm CD138. Sự kiện nằm trong chuỗi đào tạo diễn ra thường xuyên tại GENTIS để trao đổi, cập nhật nhiều kiến thức chuyên môn giữa CBNV GENTIS và các chuyên gia, bác sĩ.

Về Viêm niêm nội mạc tử cung, Th.S. BS Trần Ngọc Minh đã chia sẻ cùng GENTIS nhiều thông tin giá trị đặc biệt là quá trình thực hiện nhuộm CD138.

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, gọi là nội mạc tử cung. Khu vực này sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không được thụ tinh, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.

Viêm nội mạc tử cung (VNMTC) là viêm lớp trong cùng của tử cung. Triệu chứng chung của VNMTC là đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, đau khi sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa... Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín. Khi bị VNMTC cấp, người bệnh thấy đau bụng dưới, ra nhiều khí hư kèm mủ, sốt. Nếu điều trị không đúng hoặc không chữa trị, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Nguyên nhân: tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, Chlamydia, lao... hoặc vi khuẩn lan truyền từ dưới lên trong hoặc sau khi bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Tuy vậy, nguyên nhân thường thấy nhất là do nhiễm khuẩn sau sảy thai, đẻ bị sót nhau, bế sản dịch, mổ lấy thai (dụng cụ phẫu thuật không vô khuẩn), vỡ màng ối sớm và chuyển dạ kéo dài thăm khám nhiều lần theo đường âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo thai không an toàn)...

ThS.BS Trần Ngọc Minh Trưởng khoa Giải phẫu bệnh – BV ĐHY Hà Nội, GV Bộ môn Giải phẫu bệnh – ĐHY Hà Nội, đã có buổi chia sẻ tại GENTIS về Viêm niêm mạc tử cung mạn tính và vai trò của nhuộm CD138

Viêm nội mạc tử cung mạn tính 

VNMTCMT là tình trạng viêm khu trú của NMTC, lớp lót bên trong của buồng tử cung (10-11% dân số nói chung, tần suất cao hơn ở phụ nữ hiếm muộn).

Nguyên nhân: vi khuẩn thông thường (liên cầu, coli, enterococcus). Thường xuất hiện không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng không đặc hiệu như đau vùng chậu, chảy máu tử cung bất thường, giao hợp đau, tăng tiết dịch âm đạo, viêm bàng quang, viêm âm đạo tái phát hoặc gây khó chịu.

Ảnh hưởng của viêm nội mạc tử cung mạn tính

- Tỷ lệ VNMTCMT dao động 8%-72% phụ nữ độ tuổi sinh sản. 

- Các yếu tố liên quan: Đặt dụng cụ TC thậm chí trong thời gian ngắn và VNMTCMT vẫn tồn tại ngay cả sau khi loại bỏ DCTC. Chảy máu tử cung nhiều lần và không điển hình là các yếu tố nguy cơ. Viêm âm đạo do VK, polyp nội mạc và lạc nội mạc có liên quan đến VNMTCMT. Mối liên quan này cũng được thấy ở những BN hiếm muộn.

- Mối liên quan VNMTCMT và vô sinh gần đây nổi lên như một thách thức lâm sàng quan trọng. Thực tế, VNMTCMT gặp trong 2,8–56,8% phụ nữ hiếm muộn,14–67,5% thất bại trong cấy ghép tái phát (RIF) và 9,3–67,6% sẩy thai liên tiếp. 

=> Là một vấn đề không thể bỏ qua trong quá trình điều trị hiếm muộn. Một số báo cáo đã nghiên cứu ảnh hưởng của VNMTCMT đối với việc thụ thai tiếp theo sau khi chẩn đoán VNMTCMT, cũng như sự phổ biến của VNMTCMT.

Vi khuẩn trong buồng tử cung gây thay đổi:

- Thay đổi quần thể tế bào miễn dịch liên quan đến quá trình cấy phôi, với sự hiện diện nhiều hơn của tế bào lympho B.

- Giảm sự hiện diện của tế bào Nk.

- Tăng số lượng kháng thể.

- Sửa đổi một loạt các gen liên quan đến quá trình cấy phôi.

- Thay đổi bài tiết các cytokine khác nhau và các yếu tố khác liên quan đến khả năng thụ cảm của NMTC

- Gây kháng progesterone ở mức độ NMTC.

- Điều chỉnh mô hình phát triển bình thường của NMTC

- Tăng co bóp của tử cung trong thời kỳ chu kỳ làm tổ.

=> Các thay đổi này tác động tiêu cực đến sự làm tổ của phôi, trên thực tế, nó thường liên quan đến sự thất bại trong việc cấy ghép và sảy thai nhiều lần.

Chẩn đoán xác định Viêm niêm mạc tử cung mạn tính

Chẩn đoán xác định VNMTCMT: chỉ có thể được thực hiện về mặt mô học và được ghi nhận bởi sự tồn tại của tương bào trong vùng mô đệm của nội mạc tử cung. Không có tiêu chí chẩn đoán được chấp nhận và thống nhất cho VNMTCMT trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trên mô học có nhiều tương bào trong mô đệm nội mạc tử cung được coi là phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy nhất.

Mặc dù các đặc điểm bệnh lý như vậy có thể được xác nhận bằng huộm hematoxylin và eosin (HE), nhưng ngay cả các nhà bệnh học có kinh nghiệm cũng khó phát hiện ra tương bào trong nội mạc tử cung vì thâm nhiễm tế bào đơn nhân, sự xuất hiện plasmacytoid của tế bào mô đệm và phản ứng tiền sản, khó phân biệt về mặt hình thái. Do đó, hóa mô miễn dịch (IHC) có thể phát hiện CD138 được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán VNMTCMT.

Sinh thiết nội mạc tử cung: Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn, sau khi đặt mỏ vịt âm đạo và làm sạch dịch âm đạo bên ngoài tử cung bằng dung dịch iốt, ống thông của Novak được đưa vào khoang tử cung dưới sự kiểm soát trực quan, cẩn thận để tránh tiếp xúc với thành âm đạo. Các mẫu nội mạc tử cung được pha loãng vào 2ml nước muối và chia thành hai phần nhỏ để phân tích mô học và vi sinh.

Người bệnh cần làm gì?

VNMTC nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để có chỉ định điều trị. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn. Cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. 

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác