Tin GENTIS
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 302
    [category_id] => 14
    [id] => 14
    [language_code] => vi
    [title] => Tin GENTIS
    [description] => Tin GENTIS
    [slug] => tin-gentis
    [meta_title] => Tin hoạt động công ty - GENTIS
    [meta_description] => Những hoạt động của GENTIS trên tất cả phương diện từ hoạt động cộng đồng, hỗ trợ từ thiện, tài trợ sự kiện,... thể hiện sự phát triển vững mạnh của GENTIS trong quá trình phát triển.
    [meta_keyword] => Tin Gentis,Tin hoạt động công ty
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 11:20:36
    [updated_time] => 2022-03-17 16:27:07
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Tổng hợp thông tin Hội nghị khoa học lần thứ 75 của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa kỳ ASRM

Ngày đăng : 14-11-2019
Ngày cập nhật: 14-11-2019
Tác giả: Gentis
ASRM mang đến nhiều thông tin khoa học mới nhất về sinh sản từ các chuyên gia thế giới. Đại diện GENTIS tham dự ASRM 2019 có ông Trần Quốc Quân – Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quang Vinh – Giám đốc Trung tâm xét nghiệm.

 1, Lợi ích PGT-A và PGT-A sử dụng NGS đối với chu kì IVF

PGT-A được sử dụng rất phổ biến tại nhiều trung tâm IVF trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của PGT-A đối với việc cải thiện kết quả lâm sàng của IVF (Dahdouh et al, 2015; Chang et al, 2016). PGT-A giúp các bác sĩ lựa chọn một phôi bình thường cho chuyển phôi, giúp giảm thời gian để có thai, giảm tỉ lệ mang đa thai và giúp tăng tỉ lệ đậu thai và tỉ lệ sinh sống ở phụ nữ có tuổi mang thai cao.

Bác sĩ Shweta Bhatt (trường Đại học Y Rutges New Jersey) với nghiên cứu của mình tại Hội nghị cũng đã chứng minh rằng PGT-A giúp tăng tỉ lệ đậu thai cũng như tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp nhiều lần (khác biệt có ý nghĩa thống kê).

 

Các kỹ thuật thực hiện xét nghiệm PGT-A khác nhau cũng đã được đề cập. Theo đó, PGT-A thực hiện bằng kỹ thuật NGS được đánh giá cao do:

+ PGT-A sử dụng NGS cho tỉ lệ làm tổ (70.1% so với 62.4%) và tỉ lệ sinh sống (61.7% so với 53.2%) cao hơn so với nhóm PGT-A sử dụng kỹ thuật khác (aCGH+SNP).

(Theo báo cáo Poster tại Hội nghị của TS. Caroline McCaffrey từ trung tâm IVF NYU Langone, New York)


+ PGT-A sử dụng NGS cho phép phát hiện phôi khảm với độ phân giải cao, có thể phát hiện mức độ khảm từ 20% đến 80%.

2, Phôi khảm

Theo báo cáo của GS. BS. Carlos E Sueldo, Khoa Sản phụ khoa, Đại học California San Francisco-Fresno tại Hội nghị, tỉ lệ phôi khảm trong sinh thiết phôi ngày 5 có thể giao động từ 20% đến 30%, tỉ lệ này không phụ thuộc vào tuổi người mẹ mang thai. Trong trường hợp không có phôi bình thường, các bác sĩ có thể lựa chọn chuyển phôi khảm. Mặc dù phôi khảm cho tỉ lệ làm tổ thấp hơn (53% so với 71%) và tỉ lệ sảy thai cao hơn (24% so với 10%) việc chuyển phôi bình thường, tuy nhiên vẫn có khoảng 40% số phôi khảm có thể dẫn đến kết quả đậu thai. Việc chuyển phôi khảm mức độ thấp (20% - 40%) cho tỉ lệ làm tổ cao hơn và tỉ lệ sảy thai thấp hơn việc chuyển phôi khảm mức độ cao (40% - 80%).

Tác giả Andria Besser, trung tâm IVF NYU Langone, New York còn cho thấy việc chuyển phôi khảm cấu trúc nhiễm sắc thể (segmental mosaic) có tỉ lệ mang thai cao hơn (50.9% so với 17.2%) và tỉ lệ sảy thai thấp hơn (14.7% so với 50%) việc chuyển phôi khảm toàn bộ nhiễm sắc thể (whole chromosome mosaic).

3, Kết hợp PGT-A/PGT-M

Việc kết hợp PGT-A/PGT-M thành một quy trình xét nghiệm cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tại Hội nghị, tác giả Heather Garnsey (The Foundation For Embryonic Competence, New Jersey) đã công bố quy trình xét nghiệm kết hợp PGT-A/PGT-M trên NGS cho một số bệnh di truyền trong đó có bệnh xơ nang, một bệnh phổ biến ở chủng người da trắng ở Mỹ. Việc kết hợp PGT-A/PGT-M thành một quy trình xét nghiệm giúp giảm số lần sinh thiết phôi, từ đó giảm chi phí cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, GENTIS là một trong những đơn vị đầu tiên đã xây dựng thành công quy trình xét nghiệm kết hợp PGT-A/PGT-M cho một số bệnh di truyền như teo cơ tủy SMA, bệnh Hemophilia và đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia - một bệnh rất phổ biến ở người Việt Nam.

4, Xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi không xâm lấn – NiPGT

Xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi không xâm lấn – NiPGT (noninvasive preimplantation genetic testing) phân tích cfDNA có trong môi trường nuôi cấy phôi hoặc dịch khoang phôi cũng đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị. Đây là xét nghiệm nếu thành công sẽ có nhiều ưu điểm so với xét nghiệm PGT xâm lấn: không làm tổn thương phôi bào, giảm giá thành của chu kì IVF do không thực hiện sinh thiết phôi, cho phép phân tích di truyền cả với những phôi không phù hợp để sinh thiết.

Tuy nhiên, có nhiều khó khăn dẫn đến việc mức độ phù hợp giữa kết quả NiPGT và PGT xâm lấn là không cao, một trong những nguyên nhân chính là việc nhiễm mẫu từ người mẹ.

5, Ảnh hưởng của nội mạc tử cung đến khả năng làm tổ của phôi và xét nghiệm ERA test

Bên cạnh việc đánh giá chất lượng phôi, việc đánh giá điều kiện của nội mạc tử cung cũng quyết định sự thành công của IVF, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ liên tiếp nhiều lần (Recurrent Implantation Failure - RIF). Một trong những xét nghiệm được nhiều bác sĩ quan tâm là xét nghiệm đánh giá khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung (Endometrial receptivity assay – ERA test), xét nghiệm này giúp các bác sĩ xác định đúng thời điểm chuyển phôi thích hợp (window of implantation - WOI), cho phép phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi.

TS. BS. Svetlana Dambaeva, Đại học Y khoa và Khoa học Rosalind Franklin (Bắc Chicago, Illinois, Hoa Kỳ) đã thực hiện giải trình RNA-sequencing 43 gen liên quan đến khả năng tiếp nhận phôi của màng nội mạc tử cung trên hệ thống giải trình tự thế hệ mới NGS với 60 mẫu sinh thiết nội mạc tử cung (48 mẫu ở bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân, thất bại làm tổ nhiều lần và 12 mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy mức độ biểu hiện của các gen này có sự khác biệt giữa nhóm phụ nữ thất bại làm tổ nhiều lần và nhóm đối chứng, từ đó đưa ra kết luận việc xét nghiệm mẫu nội mạc tử là rất quan trọng trong việc đánh giả khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung cũng như trong việc đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân.

Tác giả Simón C và cộng sự, tại Hội nghị đã công bố nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên nhằm so sánh việc chuyên phôi cá thể hóa (xác định cửa sổ chuyển phôi nhờ xét nghiệm ERT – endometrial receptivity test) với việc chuyển phôi đông lạnh và phôi tươi không thực hiện xét nghiệm ERT. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi cá thể hóa có làm xét nghiệm ERT có tỉ lệ đậu thai tích lũy cao hơn so với việc việc chuyển phôi không thực hiện xét nghiệm ERT, 93.6% so với 79.7% và 80.7% (khác biệt có ý nghĩa thống kê).

Ngoài ra, việc đánh giá số lượng tế bào NK trong mẫu nội mạc tử cung cũng như đánh giá hệ vi sinh vật có mặt trong mẫu sinh thiết nội mạc tử cung cũng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị.

Nhóm tác giả: Nguyễn Quang Vinh và team R&D

- Trung tâm xét nghiệm GENTIS

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác