Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 313
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Những vụ án nổi tiếng được giải mã bằng ADN (phần 2)

Ngày đăng : 04-12-2019
Ngày cập nhật: 03-12-2019
Tác giả: Gentis
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, việc ra đời của công nghệ ADN ứng dụng trong điều tra và xét xử tội phạm đã mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của Khoa học hình sự thế giới.

Bằng công nghệ ADN, các chuyên gia thực thi pháp luật có thêm được công cụ trong tay để xác định đích danh tội phạm hoặc xác định chính xác các mối quan hệ huyết thống trong các vụ việc hình sự hoặc dân sự. Những vụ án nổi tiếng sau đây sẽ được kể lại tóm tắt. 

Vụ loạn luân ở Bình Phước

Vụ việc đầu tiên gây chấn động dư luận được thực hiện bằng công nghệ ADN tại Viện Khoa học hình sự là xác định quan hệ huyết thống trong vụ án nghi loạn luân giữa bố đẻ và con gái xảy ra tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang vào năm 1999 chỉ sau ít thời gian phòng giám định ADN của Viện Khoa học hình sự được khánh thành. 

Đối tượng nghi vấn là Nguyễn Văn Tho (bố đẻ Hiếu), Nguyễn Thành Trung (người hàng xóm); bị hại Nguyễn Thị Minh Hiếu (con gái Tho) và Nguyễn Văn Hai (con trai Hiếu). Trên cơ sở mẫu được thu của những người có liên quan (mẹ, con và hai người đàn ông nghi vấn) do cơ quan điều tra cung cấp, với sẵn có công nghệ hiện đại trong tay như máy giải trình ADN tự động ABI Prism 377 Sequencer (thế hệ thiết bị hiện đại nhất lúc đó) cùng với bộ Kit Profiler Plus 10 locus gen, việc giám định và kết luận không có gì phức tạp. Kết quả giám định đã chỉ ra rằng: Người bố đẻ (đối tượng nghi vấn) của người mẹ chính là bố đẻ của em bé với độ tin cậy 99,997%; tức người bố này vừa là bố đẻ vừa là ông ngoại. Đồng thời một người đàn ông khác sống ở nhà bên cạnh được loại trừ, không phải là bố đẻ của em bé.

Vụ việc tưởng như được khép lại với chứng cứ khoa học hiển nhiên. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau người bố này đã kháng cáo và đề nghị được giám định lại ở một cơ quan giám định khác là Viện Pháy y, Bộ Y tế. Yêu cầu này của người bố được cơ quan chức năng chấp nhận và một bản kết luận giám định nữa ra đời có kết luận ngược lại với kết luận của Viện Khoa học hình sự.

Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Căn cứ vào bản kết luận do cơ quan giám định lại của Viện pháp y, Bộ Y tế trình bày cho thấy: Số lượng locus gen được phân tích chỉ có 2 locus và kèm theo một vài chỉ số về xét nghiệm nhóm máu; kỹ thuật xét nghiệm ADN thủ công dựa trên điện di gel acrylamide và nhuộm bạc. Vậy nên việc định danh các alen trên cơ sở các băng ADN là không thể chính xác do phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ thuật và kỹ năng của xét nghiệm viên. Như vậy cả 2 yếu tố số lượng locus gen và kỹ thuật thực hiện đều không đảm bảo, nên việc kết luận không phù hợp với kết quả của Viện Khoa học hình sự là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, trước hai kết quả giám định cho 2 kết luận khác nhau, nên theo luật định thì cơ quan chức năng của Bộ Công an phải thành lập Hội đồng giám định lại lần 2 để đi đến kết luận cuối cùng. Hội đồng này bao gồm: Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Viện Pháp y quân đội - Bộ Quốc phòng và Viện Pháp y - Bộ Y tế. Kết quả của Hội đồng giám định cho thấy: Người bố đẻ (đối tượng nghi vấn) của người mẹ chính là bố đẻ của em bé. Kết luận này hoàn toàn đúng như kết luận của Viện Khoa học hình sự trước đây.

Mặt khác, Viện khoa học hình sự là cơ quan giám định đầu tiên vụ việc này, để bảo đảm tính khách quan cũng như thẩm định kết quả của chính mình nên đã phối hợp với phòng thí nghiệm ADN của trường đại học tổng hợp bang North Rhein – Westfalen, Cộng hòa Liên bang Đức để giám định. Kết quả cho thấy hoàn toàn phù hợp với kết luận của Viện Khoa học hình sự và của Hội đồng giám định. 

Vụ án tưởng như đã kết thúc, nhưng Viện Kiểm sát nhân tối cao lại quyết định tổ chức giám định lại một lần nữa vào tháng 01/2009 và giao cho Viện Pháp y Trung ương tiến hành. Đến tháng 11/2009, Viện Pháp y Trung ương đã kết luận: Nguyễn Văn Tho là bố đẻ của cháu bé Nguyễn Văn Hai với độ tin cậy 99,999%. Như vậy phải đến 10 năm vụ án mới có thể kết thúc nhờ vào kết quả giám định ADN. 

Vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường

Một vụ án khác đó là vụ: chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong tại cơ sở thẩm mỹ Cát Tường tháng 10 năm 2013. Vụ án này đã gây chú ý của đông đảo dư luận lúc bấy giờ bởi, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của chị Huyền, xác chị Huyền đang ở đâu đang là câu hỏi cần được giải đáp? Vì xác được coi như là vật chứng và chỉ tìm thấy xác mới có thể xác định được nguyên nhân chết.

Để tìm xác chị Huyền cơ quan điều tra tốn khá nhiều công sức và thời gian, thuê thợ lặn tìm kiếm nhiều ngày trên đoạn sông Hồng khu vực cầu Thanh Trì nghi do thủ phạm vứt xuống thế mà vẫn không thấy.

Vì nếu không tìm thấy xác của chị Huyền thì việc xét xử và xác định tội danh sẽ rất khó khăn. Vậy mà sau gần 10 tháng (7/2014) người dân đã phát hiện được một xác người không đầu tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội. Liệu đây có có phải là xác chị Huyền không? 

Việc giám định ADN đã được Viện Khoa học hình sự khẩn trương tiến hành. Mẫu được lấy từ mẫu xương của tử thi, các mẫu so sánh được lấy từ người thân là bố mẹ và con của nạn nhân. Kết quả giám định đã khẳng định, xác chết được phát hiện chính là nạn nhân Huyền. Nhờ kết quả giám định này mà công tác điều tra, xét xử trở nên dễ dàng và vụ án được khép lại. 

Ở vụ án này có chút tình tiết khá ly kỳ khiến dư luận bàn tán. Bởi vì khi phát hiện xác vẫn còn quần áo bên ngoài và trên quần áo còn có một lớp cát trắng bao quanh giống như xi măng, do đó khiến cho dư luận phỏng đoán rằng thủ phạm đã đổ bê tông nạn nhân cho dễ chìm rồi mới mang đi phi tang. Tại sao xác chết ngâm trong nước đến gần 10 tháng mà vẫn không phân hủy hết. Để giải tỏa những nghi ngờ thắc mắc này, Viện Khoa học hình sự đã tiến hành phân tích mẫu nghi là xi măng bám trên quần áo của nạn nhân cho thấy thành phần chính là cát được kết dính lại với nhau, không thấy có thành phần của xi măng. Đồng thời theo nhận xét của các chuyên gia giám định pháp y, hiện tượng cát bám thành mảng trên cơ thể nạn nhân giống như đổ bê tông như vậy là hiện tượng “xà phòng hóa” trong quá trình phân hủy xác chết. Chính vì hiện tượng này mà làm cho xác chậm bị phân hủy so với các trường hợp thông thường, và không loại trừ xác bị chìm sâu ở chỗ nước không bị tác động của dòng chảy nhiều, mãi đến khi có một tác động nào đó thì mới nổi lên. Đây là trường hợp hiếm, nhưng không phải không thể xảy ra.

 Đại tá Hà Quốc Khanh tổng hợp

Tham khảo:

Những vụ án nổi tiếng được giải mã bằng ADN (phần 1)

Xét nghiệm ADN huyết thống

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác