Theo báo cáo của trung tâm thông tin HPV 2018, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó 7 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung (UTCTC). Con số này cao gấp 2 đến 3 lần số ca tử vong do các biến chứng liên quan tới thai sản.
Đứng trước nguy cơ cùng sự nguy hiểm của căn bệnh UTCTC, các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về việc cần thiết tầm soát sớm những nguy cơ gây nên bệnh này.
GENTIS có buổi trò chuyện với Ths. Bs Nguyễn Cảnh Chương, Phó GĐ Trung tâm Sàng lọc và Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về việc sàng lọc sớm bệnh UTCTC và đặc biệt là xét nghiệm virut HPV.
Ths.Bs Nguyễn Cảnh Chương cho biết hiện có hai xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm sinh hoá Pap smear và xét nghiệm gen DNA HPV. Các xét nghiệm này giúp phát hiện sớm sự có mặt của virus HPV - một trong những tác nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh việc lấy mẫu tại các cơ sở y tế như hiện nay, Ths.BS Nguyễn Cảnh Chương còn cung cấp thông tin về phương pháp lấy mẫu tại nhà bằng bộ tự thu mẫu của Gentis. Mặc dù phương pháp này còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng hiệu quả của nó cũng đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng với quy mô hơn 13.000 mẫu tại Copenhagen, Đan Mạch năm 2019 do Uỷ ban Châu Âu tài trợ, tỷ lệ mẫu hợp lệ khi dùng bộ kit tự thu đạt tới 99.69%.
Còn theo nghiên cứu mới nhất với đề tài “Đánh giá chất lượng mẫu tự thu của bệnh nhân thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” do các nhà khoa học Gentis kết hợp cùng các bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội cho thấy kết quả của phương pháp tự lấy mẫu có chất lượng y hệt với kết quả do bác sĩ thu tại phòng khám.
Với việc tự lấy mẫu bằng bộ kit tự thu của GENTIS, người bệnh không cần phải lo lắng về nguy cơ lây nhiễm chéo như khi làm xét nghiệm HPV tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid 19 đang bùng nổ. Đây là một phương pháp dễ dàng, an toàn và đáng tin cậy để thu thập mẫu dịch phết âm đạo/cổ tử cung. Đồng thời bệnh nhân không còn tâm lý ngại ngùng, xấu hổ hay khó chịu như khi bác sĩ trực tiếp lấy mẫu.
Trong thời gian tới, phương pháp tự lấy mẫu HPV tại nhà do GENTIS triển khai sẽ có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy người dân chủ động xét nghiệm HPV, từ đó góp phần nâng cao nhận thức phòng tránh ung thư cổ tử cung trong cộng đồng.