1. Chỉ số sàng lọc trước sinh Double test an toàn
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test được thực hiện vào tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ thông qua việc định lượng 2 chỉ số:
- Nồng độ β - hCG tự do (free beta-human chorionic gonadotropin).
- PAPP - A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của thai phụ.
Giá trị bình thường của các thông số β-hCG tự do và PAPP-A máu thai phụ sau khi hiệu chỉnh đều bằng 1 MoM. Thai nhi không có nguy cơ với hội chứng Down, hội chứng Trisomy 13 và trisomy 18 nếu:
- β-hCG tự do trong máu > 0,4 hoặc < 2,5 MoM
- PAPP - A > 0,4 MoM
Xét nghiệm Double test cho kết quả chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn an toàn là khi được kết luận thai nhi có nguy cơ thấp mắc hội chứng Down, hội chứng Trisomy 13 và Trisomy 18.
Qua bảng kết quả trên, ta thấy: Nồng độ PAPP - A= 0,64 lớn hơn 0,4 MoM và β-hCG= 1,96 nhỏ hơn 2.5Mom, vì vậy thai nhi có nguy cơ thấp mắc dị tật Down, Trisomy 13/18/
Lưu ý: Chỉ số sàng lọc trước sinh Double test có độ chính xác chỉ khoảng 75%. Vì vậy, kết quả này chỉ đánh giá thai nhi có nguy cơ cao hay thấp bị dị tật, không có giá trị chẩn đoán. Vì vậy, nếu thai nhi được đánh giá nguy cơ thấp, trong ngưỡng an toàn không có nghĩa 100% thai nhi không mắc dị tật, mẹ bầu không nên chủ quan và cần theo dõi sức khỏe định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết A - Z về kết quả sàng lọc trước sinh double test
2. Chỉ số sàng lọc trước sinh Triple test an toàn
Kết quả Triple test bình thường là một kết quả được kết luận thai có “nguy cơ thấp” mang dị tật bẩm sinh. Ngưỡng an toàn của các chỉ số này là: Hội chứng Down < 1/250, với hội chứng Edward <1/350 và MoM AFP nhỏ hơn 2,5 với dị tật ống thần kinh.
Phiếu kết quả xét nghiệm Triple test của một sản phụ tại 17 tuần 6 ngày của thai kỳ
Qua bảng trên ta thấy, chỉ số hội chứng Down =1/100 > 1/250, thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, các chỉ số còn lại trong ngưỡng bình thường.
Xét nghiệm Triple test cho chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn không có nghĩa 100% thai nhi không bị dị tật vì phương pháp này có độ chính xác chỉ khoảng 75%. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan, cần theo dõi thăm khám định kỳ.
Xem thêm: 10 thông tin quan trọng về sàng lọc trước sinh Triple test
3. Chỉ số sàng lọc trước sinh NIPT test an toàn
Xét nghiệm NIPT phân tích các đoạn ADN tự do (cfDNA) của thai nhi chuyển động tự do trong máu của thai phụ, từ đó giúp phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, đặc biệt là các thể tam nhiễm gây ra các hội chứng Down, Edwards và Patau.
Chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn nếu phiếu trả kết quả sẽ trả lời là: “Không phát hiện thấy lệch bội NST: 13, 18, 21, nhiễm sắc thể giới tính và các nhiễm sắc thể khác; không phát hiện thấy đột biến vi mất đoạn.
Chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn
4. Phải làm gì khi chỉ số sàng lọc trước sinh có nguy cơ cao
Nếu chỉ số sàng lọc trước sinh có nguy cơ cao, mẹ bầu không nên hoang mang và cần giữ bình tĩnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì các loại sàng lọc này không có ý nghĩa chẩn đoán, không chắc chắn 100% thai nhi bị dị tật. Lúc này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các loại xét nghiệm khác.
Chỉ số sàng lọc trước sinh không an toàn
Chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn cho biết thai nhi có nguy cơ thấp mắc dị tật. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan khi kết quả an toàn vì chúng chỉ có ý nghĩa sàng lọc, không có ý nghĩa thống kê.
Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn. Nếu cần tìm hiểu về dịch vụ xét nghiệm NIPT, mẹ có thể đặt lịch tại GENTIS qua hotline 0988002010. GENTIS chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.