Triple test - xét nghiệm sàng lọc trước sinh quen thuộc được thực hiện tại mọi phòng khám, bệnh viện
1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test là gì?
Triple test là xét nghiệm đo nồng độ các protein, glycoprotein nguồn gốc bào thai, nhau thai lưu hành trong máu mẹ, từ đó tiên lượng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. |
Thực hiện Triple test giúp tầm soát: hội chứng Down, hội chứng Edward và các dị tật ống thần kinh. Xét nghiệm này hoàn toàn an toàn với thai nhi cũng như an toàn với sức khỏe của thai phụ.
2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh triple test khác gì double test?
So sánh với Double test, Triple test là bộ ba xét nghiệm khác nhau bởi 2 tiêu chí chính: Thời điểm phát hiện, loại dị tật có thể phát hiện.
- Với Double test: Thực hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất, từ tuần 11 tới tuần thứ 14. Mục đích là sàng lọc nguy cơ mắc 3 hội chứng bệnh Down, Edward, Patau.
- Với Triple test: Thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai, từ tuần 15 tới tuần thứ 20 ( tốt nhất là tuần 16 - 18). Mục đích là sàng lọc nguy cơ mắc 3 hội chứng bệnh Down, Edward và dị tật ống thần kinh.
Từ đó có thể thấy, mỗi loại xét nghiệm tuy đều sàng lọc 2 hội chứng bệnh giống nhau nhưng vẫn có khả năng sàng lọc mặt bệnh khác nhau. Giá trị của hai xét nghiệm này là không thể thay thế cho nhau và tùy theo thời gian phát triển của thai mà nồng độ các chất được khảo sát trong Double test và Triple test là khác nhau.
Sàng lọc với Triple test được thực hiện song song với siêu âm nhằm tăng độ chính xác trong đánh giá nguy cơ thai mang dị tật
3. Quy trình thực hiện sàng lọc trước sinh triple test
Quy trình thực hiện sàng lọc trước sinh triple test có thể tóm tắt trong 6 bước sau:
- Bước 1: Siêu âm thai. Siêu âm giúp khảo sát hình ảnh thai nhi quý 2, tìm kiếm các dấu hiệu nghi ngờ dị tật thai nhi.
- Bước 2: Lấy máu ngoại vi của mẹ. Mẫu máu đủ để làm xét nghiệm Triple test có thể tích 2ml.
- Bước 3: Khám thai. Bác sĩ hỏi và khám bệnh định kỳ cho sản phụ.
- Bước 4: Phân tích mẫu máu. Đo nồng độ 3 chất trong huyết thanh mẹ gồm AFP, free beta hCG và Estriol.
- Bước 5: Đánh giá sự thay đổi nồng độ các chất từ đó tiên lượng nguy cơ mắc các dị tật của thai. Nếu nồng độ cả 3 chất đều giảm, thai có nguy cơ cao mắc hội chứng Edward. Nếu có chỉ số free beta hCG tăng, các chỉ số còn lại giảm, thai có nguy cơ mắc Down.
- Bước 6: Kết luận nguy cơ thấp/nguy cơ cao của thai.
4. Thời điểm sàng lọc trước sinh Triple test chính xác nhất
Thời điểm sàng lọc Triple test chính xác nhất là trong khoảng tuần 16 - 18 của thai kỳ. Lý do là bởi trong 3 chất xét nghiệm bộ 3 khảo sát, có AFP là chất cần được đo nồng độ trong khoảng tuần này cho kết quả chính xác nhất. Nếu tuổi thai bị dự đoán sai khiến xét nghiệm không chính xác, Triple test có thể phải làm lại hoặc nếu ngoài tuần 20 thì xét nghiệm sẽ đánh mất giá trị tiên đoán.
5. Chi phí xét nghiệm Triple test hiện nay
Quá trình xét nghiệm Triple test được thực hiện lần lượt theo 3 bước: Siêu âm thai – lấy mẫu máu xét nghiệm – khám thai (tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa). Giá của xét nghiệm Triple test dao động từ khoảng 450.000 vnđ – 1.000.000 vnđ tùy theo cơ sở xét nghiệm mà mẹ bầu lựa chọn.
6. Xét nghiệm Triple test có chính xác không?
Triple test chỉ là xét nghiệm sàng lọc, để chẩn đoán chính xác thai nhi mắc dị tật sau khi Triple test trả kết quả nguy cơ cao, mẹ vẫn cần được thực hiện chọc ối khẳng định chẩn đoán.
Bởi độ chính xác thấp đồng nghĩa Triple test có tỷ lệ nhỏ khiến mẹ bầu chọc ối không cần thiết, bác sĩ sản khoa hiện thường khuyên mẹ xét nghiệm sàng lọc NIPT để độ chính xác được cao hơn. NIPT là phương pháp sàng lọc không xâm lấn có tỷ lệ dương tính giả thấp nhất hiện nay. Kết luận không phát hiện dị tật của NIPT có độ chính xác >99%.
Độ chính xác của Triple test bản chất đã không chính xác bằng NIPT do đánh giá gián tiếp nguy cơ thông qua các chất tiết trong huyết thanh
7. Xét nghiệm Triple test ở đâu uy tín?
Một cơ sở uy tín để mẹ tin tưởng lựa chọn sàng lọc trước sinh là nơi đảm bảo 3 yếu tố:
- Được cơ quan y tế cấp phép
- Có bác sĩ uy tín giàu kinh nghiệm
- Hệ thống máy móc chất lượng
Gợi ý cho mẹ bầu một số đơn vị uy tín hiện nay:
- Bệnh viện phụ sản trung ương
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
- Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Các đơn vị có phòng xét nghiệm được trang bị máy móc hiện đại là địa điểm tin cậy để khám thai và làm sàng lọc trước sinh
8. Lưu ý khi xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test
Quy trình xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test rất đơn giản. Các bước đăng ký và xét nghiệm bằng máu trong chỉ trong vòng 20 - 30 phút. Thông thường sau khoảng 1 giờ xét nghiệm Triple test sẽ có kết quả. Với một số bệnh viện lượng mẹ bầu làm xét nghiệm đông, kết quả có thể được gửi cho mẹ sau 3 - 4 ngày. Khi đi làm sàng lọc bộ 3 xét nghiệm này, mẹ cần có lưu ý:
- Thời điểm xét nghiệm: Nên xét nghiệm buổi sáng và không cần nhịn ăn sáng.
- Thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang dùng: Để bác sĩ có thể đánh giá tổng quát và đưa ra lời khuyên trải qua thai kỳ tốt hơn.
- Cần mang theo sổ và kết quả khám lần trước. Bác sĩ có thể dựa vào Double test làm trong quý 1 để đánh giá toàn diện hơn nguy cơ của trẻ, hạn chế bỏ sót chẩn đoán.
- Cần thông báo với bác sĩ nếu chồng, những con trước, người thân, con đẻ của người thân trong gia đình bạn có những bất thường. Bác sĩ sẽ dựa vào phả hệ gia đình của bạn để có cái nhìn tổng quát hơn về nguy cơ dị tật của thai.
Nói với bác sĩ sản khoa mọi triệu chứng, tiền sử nghi ngờ cũng như mọi thuốc mẹ đang sử dụng trước khi làm Triple test
9. Hướng dẫn cách đọc kết quả triple test
Kết quả xét nghiệm Triple test được đánh giá dựa vào hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG, Estriol:
- Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tam nhiễm 21 (Down): Khi nồng độ AFP, estriol thấp nhưng nồng độ beta hCG cao.
- Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tam nhiễm 18 (Edward): Khi nồng độ cả 3 chất đều thấp.
- Trẻ có nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh: Khi nồng độ AFP tăng cao kết hợp với siêu âm khảo sát hình ảnh.
Ngoài ra, Triple test đồng thời có thể xác định được chính xác tuổi thai.
Triple test giúp sàng lọc sớm hội chứng Edward ở thai nhi
10. Giải đáp thắc mắc về xét nghiệm Triple test
10.1. Làm xét nghiệm NIPT rồi có cần làm Triple test không?
Như đã phân tích trong các mục trên, Triple test có độ chính xác thấp, khoảng 80%. Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y Tế và khuyến cáo của các chuyên gia, NIPT là biện pháp sàng lọc trước sinh bao trùm và có thể thay thế Double test và Triple test với độ chính xác cao hơn hai phương pháp này khoảng 10 - 15%.
Xét nghiệm NIPT Illumina là công nghệ tách và phân tích ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ
10.2. Kết quả triple test thế nào là bình thường
Kết quả Triple test bình thường là một kết quả được kết luận thai có “nguy cơ thấp” mang dị tật bẩm sinh.
Ngưỡng an toàn của các chỉ số này là < 1/250 với hội chứng Down, < 1/350 với hội chứng Edward và MoM AFP nhỏ hơn 2,5 với dị tật ống thần kinh.
Phiếu kết quả xét nghiệm Triple test của một sản phụ tại 17 tuần 6 ngày của thai kỳ
Hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm sàng lọc trước sinh triple test thường quy hiện nay. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn gì về NIPT Illumina (GenEva), phụ huynh vui lòng liên hệ hotline của GENTIS 0988 00 2010 để được tư vấn và giải đáp.