Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 810
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Chức năng của ADN là gì? Ứng dụng ADN trong đời sống

Ngày đăng : 13-01-2022
Ngày cập nhật: 22-04-2022
Tác giả: Gentis
ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ, góp phần quy định các tính trạng của sinh vật. Cụ thể về chức năng của ADN và ứng dụng của ADN trong đời sống sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính

1. ADN là gì?

ADN là một phân tử phức tạp chất mang thông tin di truyền của hệ thống sống. Hầu như các sinh vật đa bào đều có đủ bộ ADN của sinh vật đó. Trong quá trình sinh sản phân tử ADN trải qua quá trình phân chia nên một phần ADN của chúng được truyền cho đời sau. 

ADN được hình thành từ nhiều nucleotide. Một nucleotide gồm ba thành phần: nhóm photphat (H3PO4), đường deoxyribose (C5H10O4) và một nitơ base. Mỗi nitơ base gồm bốn loại: A- Adenine, T- Thymine, G- Guanine, C- Cytosine. Mà kích thước phân tử của A, T lớn hơn so với kích thước phân tử của G, C. 

Cấu trúc ADN là một chuỗi xoắn kép được thành bằng liên kết của nitơ base và chuỗi đường xen kẽ với photphat tạo khung xương chắc chắn. 

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu ADN và bản chất của gen là gì?

Cấu tạo của ADN

Cấu tạo của ADN

Theo NLM (thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ), DNA của con người được tạo thành từ khoảng 3 tỷ cặp bazơ và hơn 99% các cặp bazơ đó giống nhau ở tất cả mọi người.

ADN có khả năng tự nhân lên và sao chép. Quá trình nhân đôi là quá trình tổng hợp hai tế bào con giống nhau từ tế bào mẹ dựa theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Với cơ chế tự sao chép thì hai mạch đơn của ADN mẹ bị tách từ từ tạo thành hai mạch khuôn mới. Mạch mới sẽ tổng hợp và đóng xoắn tạo thành hai phân tử ADN con.

Vậy nên, sau khi tổng hợp ADN xong thì từ một tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ.

Cơ chế nhân đôi của ADN

Cơ chế nhân đôi của ADN: từ một ADN mẹ tạo thành hai ADN con giống nhau.

Bên cạnh đó, mỗi loài sinh vật đều có một loại gen di truyền và trình tự sắp xếp các nucleotide khác nhau và đặc trưng riêng. Nếu thay đổi vị trí của bốn nucleotide sẽ tạo ra một phân tử ADN khác so với loài sinh vật ấy. Do đó, ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù. 

2. Chức năng của ADN

ADN có 3 chức năng quan trọng là:

  • Mã hóa các thông tin di truyền: ADN sẽ mã hoá về số lượng, thành phần, trình tự các nucleotide trên ADN.
  • Bảo quản thông tin di truyền: Khi tổng hợp hay phân chia ADN, nếu trong quá trình ấy có sai sót thì phân tử ADN gần như sẽ được hệ thống enzym sửa sai trong tế bào sửa lại.
  • Bảo tồn các thông tin di truyền: Nhờ quá trình nhân đôi ADN nên thông tin di truyền được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

Như vậy, chức năng của ADN là mang thông tin di truyền, bảo quản, bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng cho sự tiến hóa. Thông tin di truyền mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể sinh vật, do đó ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính của sinh vật. 

3. Ứng dụng chức năng ADN trong đời sống

Vì ADN có chức năng chứa đựng thông tin di truyền nên nó có thể ứng dụng trong việc xác định một số bệnh nhất định hoặc xét nghiệm huyết thống.

3.1. Xét nghiệm tiền lâm sàng

Một số căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như bệnh tim, ung thư vú, ung thư trực tràng… Mà gen mang bệnh di truyền có thể mang gen lặn nên không thể biết mình có mang bệnh di truyền hay không. Do đó, nên sử dụng xét nghiệm ADN giúp xác định tình trạng sức khỏe để tìm ra phương pháp trị bệnh sớm.

Bác sĩ dùng chức năng của ADN trong giải thích cho bệnh nhân

ADN được ứng dụng trong xét nghiệm tiền lâm sàng

3.2. Xét nghiệm trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18…

Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi với người cha giả định, nhờ đó phát hiện được có quan hệ huyết thống không.

3.3. Sử dụng ADN làm xét nghiệm huyết thống

ADN là vật chứa đựng thông tin di truyền từ nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy nên, xét nghiệm ADN giúp xác định mối quan hệ huyết thống cha con, quan hệ họ hàng,... 

Trong một trường hợp đặc biệt như giấy khai sinh, chứng minh quan hệ trong gia đình, các vụ kiện tụng,... thì các cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu giấy xét nghiệm ADN chứng minh quan hệ huyết thống. Cụ thể:

  • Giấy khai sinh: khi mà con được sinh ra trước khi bố mẹ có giấy đăng ký kết hôn, hay khi trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ nhưng chưa có tên bố cần bổ sung... 
  • Thủ tục nhận người thân: ADN giúp xác nhận huyết thống ông - cháu, bố - con, mẹ - con,...
  • Xác nhận cấp dưỡng sau ly hôn cần xác nhận quyền thừa kế và các thủ tục pháp lý khác…
  • Phân chia tài sản.

Tìm hiểu thêm: Phân tích ADN (xét nghiệm ADN) xác định huyết thống được thực hiện như thế nào?

Một gia đình ba người

ADN giúp xác định huyết thống cha con, mẹ con và quan hệ họ hàng

4. Xét nghiệm ADN ở đâu uy tín?

Chính vì những chức năng của ADN vượt trội như vậy nên nhu cầu xét nghiệm ADN để sàng lọc trước sinh hay chứng minh quan hệ huyết thống khá nhiều. Hiện nay, có nhiều công ty làm xét nghiệm ADN như GENTIS, Vinmec, Novagen… Trong đó, dịch vụ xét nghiệm ADN của GENTIS có nhiều ưu điểm sau:

  • Tiên phong trong lĩnh vực phân tích di truyền tại Việt Nam: GENTIS là đơn vị tiên phong trong xét nghiệm gen, kinh nghiệm dày dặn và hệ thống phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 và 15189:2012 - tiêu chuẩn chất lượng top đầu hiện nay!
  • Công nghệ hiện đại theo khuyến cáo của FBI - Mỹ: GENTIS là đơn vị được chuyển giao công nghệ hoàn toàn từ trang thiết bị, thuật toán, quy trình giải trình tự gen bởi Illumina - Hãng công nghệ giải mã gen lớn nhất thế giới. Cùng với công nghệ hiện đại thì phòng xét nghiệm cũng được xây dựng theo khuyến cáo của FBI - Mỹ về giám định ADN. 
  • Kết quả nhanh chóng: Nhờ quy trình chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại, chỉ sau từ 4h kể từ khi thu mẫu bạn đã nhận kết quả xét nghiệm ADN mà không cần chờ đợi lâu.
  • Chuyên gia hàng đầu đảm bảo kết quả: Đặc biệt, tất cả kết quả xét nghiệm của GENTIS đều được giám sát và thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu - Đại tá Hà Quốc Khanh – Giám định viên Tư pháp, Nguyên Giám đốc Trung tâm giám định ADN, Nguyên viện phó Viện khoa học Hình sự Bộ công an. Người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về giám định ADN sẽ đảm đảm bảo kết quả chính xác 99.99999998%.

Hướng dẫn thu mẫu tóc làm xét nghiệm ADN tại nhà

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng của ADN và ứng dụng của ADN trong đời sống. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ tổng đài 0988.002.010 hoặc để lại bình luận ở dưới bình luận để được đội ngũ chuyên gia của GENTIS tư vấn chi tiết nhé!

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác