Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 538
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Dấu hiệu sảy thai nhiều lần mẹ bầu cần chú ý

Ngày đăng : 05-10-2020
Ngày cập nhật: 13-10-2020
Tác giả: Gentis
Lo lắng về nguy cơ sảy thai là tâm trạng chung của nhiều mẹ bầu. Tìm hiểu về những dấu hiệu sảy thai nhiều lần sẽ giúp các bà bầu yên tâm hơn, chủ động nâng cao sức khỏe thai kỳ. Hãy cùng GENTIS tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Dấu hiệu sảy thai nhiều lần

Dấu hiệu sảy thai có thể khác nhau ở mỗi người, có một số thai phụ trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể:

dấu hiệu sảy thai nhiều lần

  • Mất triệu chứng mang thai: Đối với các mẹ đang bị nghén nhưng đột nhiên mất các dấu hiệu như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn…
  • Chảy máu bất thường: Nếu âm đạo bị chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sảy thai có thể xảy ra.
  • Đau bụng dưới, đau lưng: Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai và mang thai ngoài tử cung. Do vậy, nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho bạn đau thắt và thở khó khăn và theo sau đó là chảy máu âm đạo thì phải đi khám ngay.
  • Chuột rút kèm chảy máu: Nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sảy thai.
  • Áp lực vùng chậu: Nếu áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sảy thai.
  • Dịch nhờn ở âm đạo nhiều: Dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại.
  • Thử thai âm tính: Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm.

Hội chứng Thrombophilia gây sảy thai, thai lưu liên tiếp. Thrombophilia (hay hội chứng tăng đông) được định nghĩa là nhóm các rối loạn di truyền hoặc mắc phải, điển hình bởi xu hướng hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.

Nghiên cứu được thực hiện trên quần thể phụ nữ Syria (2017) với mẫu nghiên cứu là 100 phụ nữ có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp cho thấy và nhóm chứng là 106 phụ nữ khỏe mạnh cho thấy: Đồng hợp tử C677T và/hoặc A1289C của yếu tố MTHFR là 2 yếu tố nguy cơ cao dẫn tới sảy thai, thai lưu liên tiếp.

Một phân tích tổng hợp gần đây của Li et al. (2015) bao gồm 22 nghiên cứu với 4.306 trường hợp và 3.076 ca đối chứng cho thấy rằng đa hình PAI-1 4G/5G liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp (p = 0,0003), đặc biệt là trong quẩn thể người da trắng (p <0,001).

Khosravi và cộng sự (2014) tiếp tục phát hiện ra rằng tỷ lệ đột biến PAI-1-675 4G/5G tăng cao ở bệnh nhân sảy thai liên tiếp cũng như ở bệnh nhân thất bại chuyển phôi (p <0,001).

Dấu hiệu sảy thai nhiều lần 1

Xét nghiệm Thrombophilia di truyền

Xét nghiệm Thrombophilia di truyền nhằm giúp bác sĩ xác định nguy cơ tăng đông do đột biến các yếu tố di truyền.

Xét nghiệm Thrombophilia tại GENTIS phát hiện 6 đột biến (đồng hợp tử hoặc dị hợp tử) xảy ra trên 4 gen thường  và phát hiện 12+ biến thể trên 11 gen:

Phát hiện 6 biến thể (đồng hợp tử hoặc dị hợp tử) xảy ra trên 4 gen thường gặp bao gồm:

  • Gen yếu tố V: G1691A (FV Leiden) và A4070G (FV R2)
  • Gen yếu tố II: G20210A
  • Gen MTHFR: C677T và A1298C
  • Gen mã hoá Plasminogen activator inhibitor - 1 (PAI-1)

Phát hiện 12+ biến thể trên 11 gen:

- MTHFR: C677T, A1298C

- F2: G20210A (Prothrombin FII)

- F5: G1691A (FV Leiden); A4070G (FVR2)

- PAI-1 Separin: PAI-1 4G/5G

- F7: G10967A (Arg353Gln)

- F13A1 (FXIII): G103T (Val34Leu)

- ITGA2: C807T (Phe224Phe)

- ITGB3: T1565C (Leu33Pro)

- FGB (BF): -455G>A

- MTRR: A66G (Ile22Met)

- TFPI: C536T (Pro179Gln)

Thời gian trả kết quả: 5 ngày.

Mẫu xét nghiệm: Mẫu máu toàn phần trong ống chống đông EDTA.

Công nghệ: Giải trình tự gen trên hệ thống tự động ABI3130xl (ABI, Hoa Kỳ)

GENTIS HCM:

8/24 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

1800.2010 - 0888.40.2010

GENTIS HÀ NỘI:

Tầng 2, Tòa nhà HCMCC, 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

1800.2010 - 0988.00.2010

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác