1. Ăn hoa quả có thực sự giúp chống dị tật thai nhi?
Trái cây đóng vai trò quan trọng giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa các dị tật thai nhi bẩm sinh là bởi vì nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như:
Acid Folic giúp hình thành các tế bào hồng cầu và làm giảm nguy cơ nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh và chứng thiếu não ở trẻ sơ sinh. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mẹ bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa đến 70% các dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống.
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Bên cạnh đó, vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen - một loại protein tham gia xây dựng cấu trúc của sụn, gân, xương và da của thai nhi. Hơn nữa, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho mẹ bầu. Lượng sắt trong cơ thể thấp có thể khiến mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng, dẫn đến sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.
Có thể mẹ quan tâm: Vitamin A có gây dị tật thai nhi không? Cách bổ sung KHOA HỌC
Hoa quả là nguồn cung cấp acid folic tự nhiên cho mẹ bầu hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật thai nhi bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống.
Canxi tham gia xây dựng cấu trúc của xương và răng cho trẻ. Nếu phụ nữ mang thai bị thiếu canxi, con sinh ra sẽ rất dễ bị dị tật về xương.
Kali tham gia cấu tạo nên cơ bắp và tim của thai nhi, giúp ngăn ngừa các dị tật tim bẩm sinh cho bé.
Ngoài ra, việc bổ sung hoa quả khoa học đều đặn hàng ngày trong suốt thai kỳ còn mang lại cho mẹ nhiều lợi ích như:
Ngăn ngừa táo bón: Chất xơ trong hoa quả có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho phụ nữ mang thai.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Mẹ ăn trái cây giàu chất xơ sẽ giúp giảm mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng tim mạch không mong muốn trong thai kỳ.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh: Trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng đề kháng cho mẹ bầu, chống lại các bệnh nhiễm trùng hay gặp như: cảm lạnh và phát ban.
Trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường và phát ban trong thai kỳ.
2. Top 12 loại hoa quả chống dị tật thai nhi dễ ăn cho mẹ bầu
Tất cả mẹ bầu đều mong muốn em bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện trong suốt thai kỳ. Vậy làm sao để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ? Dưới đây là danh sách 12 loại hoa quả chống dị tật thai nhi dễ ăn cho mẹ bầu:
1.1. Hoa quả họ quýt
Hoa quả họ quýt là nhóm trái cây chứa hàm lượng cao vitamin C. Vai trò quan trọng của vitamin C là cải thiện và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, hàm lượng cao acid folic trong hoa quả họ quýt có thể giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh bẩm sinh như: nứt đốt sống, chứng thiếu não ở trẻ sơ sinh.
Lưu ý nhỏ: Hoa quả họ quýt có tính axit cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, gây cồn cào bụng nếu mẹ ăn lúc đói. Vì thế, hàng ngày mẹ bầu chỉ nên ăn một quả cam hoặc uống một cốc nước ép cam và hạn chế uống khi đói nhé! |
Hoa quả họ quýt có tính axit cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, gây cồn cào bụng nếu mẹ ăn lúc đói.
1.2. Dâu tây
Theo trang báo điện tử y tế Heathline, dâu tây là nguồn giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết như: vitamin C, axit folic, kali, chất xơ, chất béo…Nhờ hàm lượng cao vitamin C, dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Acid folic trong dâu tây là một trong những vitamin B rất quan trọng đối với sự phát triển mô và tế bào của thai nhi, giảm thiểu rủi ro thai nhi mắc khiếm khuyết ống thần kinh.
Chú ý: Mẹ nên bổ sung 100g dâu tây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Mẹ hãy ưu tiên chọn những trái dâu tây căng mọng, màu chín đều và rửa sạch kĩ trước khi ăn để loại bỏ những hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư gây hại cho sức khỏe của thai nhi. |
Mẹ nên ưu tiên chọn những trái dâu tây căng mọng, chín đều và rửa sạch kĩ trước khi ăn để loại bỏ những chất hóa học tồn dư gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
1.3. Dưa vàng
Dưa vàng là một loại hoa quả có tác dụng chông dị tật thai nhi rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể, dưa vàng cung cấp lượng lớn acid folic cùng nhiều loại vitamin quan trọng: vitamin A, vitamin C, sắt, magie…Trong đó, acid folic đã được chứng minh là giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh và các khuyết tật khác cho thai nhi. Vậy nên mẹ đừng quên bổ sung loại quả ngọt mát này trong thời kỳ mang thai nhé!
Chú ý: Vỏ quả dưa vàng có thể chứa vi khuẩn Listeria - nguyên nhân gây rủi ro sinh non cho mẹ bầu. Do vậy, mẹ hãy chú ý gọt sạch vỏ dưa vàng để tránh vi khuẩn gây hại này nhé! |
Dưa vàng là lựa chọn rất tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé.
1.4. Quả bơ
Bơ là một trong những loại trái cây bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bà bầu. Lý do là vì trong bơ có chứa: acid folic, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B, kali, chất béo… có tác dụng hỗ trợ cho quá trình hình thành, phát triển các cơ quan của thai nhi, phòng ngừa các khiếm khuyết có thể xảy ra.
Lưu ý: Quả bơ chứa lượng chất béo cao. Bởi thế, mẹ bầu chỉ nên ăn một trái bơ hàng ngày và ăn trước bữa chính khoảng 1 - 2 giờ để tránh bị tích chất béo. |
Bơ là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, có tác dụng giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi mà bà bầu nên dùng.
1.5. Quả xoài
Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ & bé, xoài có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển toàn diện như: acid folic, vitamin C, vitamin A, chất xơ... Vitamin A trong xoài cần thiết cho sự phát triển xương, răng và thị giác của thai nhi. Ngoài ra, xoài còn cung cấp một lượng nhỏ chất sắt cho cơ thể bà bầu, hỗ trợ sản xuất các tế bào máu, cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu.
Lưu ý: Tuy xoài rất tốt đối với mẹ bầu nhưng xoài chín chứa nhiều đường và calo khiến mẹ dễ tăng cân và tăng đường huyết. Vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên ăn 1 - 2 quả/tuần, mẹ hãy kết hợp ăn bổ sung thêm các loại quả khác nữa. |
Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ & bé, xoài có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển toàn diện như: acid folic, vitamin C, vitamin A, chất xơ.
1.6. Việt Quất
Trong quả việt quất có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp đẩy lùi các dị tật thai nhi bẩm sinh như: vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, omega 3, axit folic… Hàm lượng axit folic cao trong việt quất chính là yếu tố giúp giảm đáng kể tỷ lệ thai nhi mắc các dị tật về não và cột sống. Lượng việt quất được khuyến cáo cho mẹ bầu mỗi ngày là 50g để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
Trong quả việt quất có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp đẩy lùi nguy cơ mắc các dị tật thai nhi bẩm sinh như: vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, omega 3, axit folic…
1.7. Chuối
Chuối là một nguồn giàu axit folic, vitamin C, vitamin B6, kali và magie. Axit folic có trong chuối giúp bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật bẩm sinh ở não và cột sống có thể phát triển trong vài tuần đầu của thai kỳ. Còn vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của em bé, tạo điều kiện để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Chính vì những lợi ích mà chuối đem lại cho mẹ bầu và thai nhi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn ít nhất một quả chuối mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không nên ăn chuối khi đói vì sẽ làm giảm tác dụng của chuối đối với cơ thể mẹ và bé.
Axit folic có trong chuối giúp bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật bẩm sinh ở não và cột sống có thể phát triển trong vài tuần đầu của thai kỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn ít nhất một quả chuối mỗi ngày.
1.8. Bưởi
Bưởi có vị chua, mát, chứa nhiều nước, thường được mẹ bầu sử dụng để làm giảm tình trạng ốm nghén trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Không chỉ thế, nhờ chứa lượng cao acid folic, bưởi cũng là một loại hoa quả chống dị tật bẩm sinh, giúp giảm nguy cơ thai nhi gặp các vấn đề về não và tủy sống trong 3 tháng đầu.
Các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong bưởi như: vitamin B, vitamin C, kali… đều cần thiết cho sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ. Với những công dụng tuyệt vời mà bưởi đem lại, mẹ nên ăn ít nhất nửa quả bưởi mỗi ngày.
Nhờ chứa lượng cao acid folic, bưởi giúp giảm khả năng thai nhi mắc dị tật liên quan đến não và tủy sống trong 3 tháng đầu. Không chỉ thế, bưởi có vị chua nên thường được mẹ bầu sử dụng để cải thiện tình trạng nghén thai kỳ.
1.9. Quả cherry
Cherry là loại quả được nhiều mẹ bầu yêu thích do vừa có vị chua vừa có vị ngọt, rất dễ ăn. Thành phần dinh dưỡng trong quả cherry bao gồm: chất xơ, chất đạm, vitamin C, axit folic, kali… Trong đó, axit folic có trong cherry giúp bảo vệ sức khỏe thai nhi, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch mẹ bầu, chống lại các bệnh nhiễm trùng thường gặp khi mang thai như: phát ban, cảm cúm…Mẹ khỏe mạnh chính là điều kiện tốt nhất để em bé phát triển bình thường, giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật.
Vitamin C có trong cherry giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch mẹ bầu. Mẹ khỏe mạnh chính là điều kiện tốt nhất để em bé phát triển bình thường, giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật.
1.10. Quả nho
Mẹ bầu thường xuyên ăn nho trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích. Nho được biết đến là loại quả chứa nhiều acid folic, vitamin B, canxi, chất xơ…Đặc biệt, trong ba tháng đầu của thai kỳ, acid folic trong nho giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh. Ngoài ra, các flavonoid trong nho có khả năng phòng ngừa bệnh tim và các biến chứng thai kỳ khác cho mẹ bầu.
Lưu ý: Quả nho chứa một lượng lớn đường. Mẹ ăn lượng nho vượt quá 100 - 200g mỗi tuần có thể gây tăng cân không mong muốn hoặc đường huyết trong máu tăng cao gây tiểu đường thai kỳ. |
Mẹ bầu thường xuyên ăn nho trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thai nhi.
1.11. Quả kiwi
Kiwi là loại trái cây giàu các chất dinh dưỡng như: axit folic, vitamin C, vitamin B3, vitamin K. Đây đều là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho phụ nữ mang thai. Trong đó, axit folic cần thiết cho quá trình sản xuất các tế bào máu và đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
Lưu ý: Mẹ nên ưu tiên chọn những quả kiwi có màu vàng bởi hàm lượng vitamin C trong kiwi vàng cao gần gấp đôi quả kiwi xanh. |
Mẹ bầu nên ưu tiên ăn những quả kiwi có màu vàng bởi hàm lượng vitamin C trong kiwi vàng cao gần gấp đôi quả kiwi xanh.
1.12. Quả dừa
Nước dừa là thức uống mát và bổ cho mẹ bầu. Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ uống nước dừa thường xuyên trong thai kỳ sẽ giúp tăng lượng nước ối. Điều này vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.
Các thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa giúp nó trở thành một loại trái cây có tác dụng chống dị tật bẩm sinh là: vitamin C, kali, natri, canxi, chất béo, chất xơ…Đây là là các chất thiết yếu giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho thai nhi, giúp chống lại các bệnh tật và khuyết tật bẩm sinh.
Lưu ý: Mẹ bầu được khuyến cáo không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ. Bởi nước dừa có tác dụng lợi tiểu rất tốt, mẹ dễ bị tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ. |
Theo bác sĩ sản khoa, mẹ uống nước dừa thường xuyên trong thai kỳ sẽ giúp tăng lượng nước ối. Điều này vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ.
3. Lưu ý khi mẹ bầu ăn hoa quả chống dị tật thai nhi
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ bầu nên ghi nhớ khi ăn các loại trái cây có tác dụng chống dị tật thai nhi:
- Chú ý hàm lượng, không ăn quá nhiều: Nhiều loại trái cây như: nho, xoài chín… chứa hàm lượng đường cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Do đó, mẹ chỉ nên ăn đủ lượng trái cây mỗi ngày, tránh ăn quá dư thừa. Mẹ cũng nên ăn đan xen nhiều loại quả trong ngày, không nên ăn chỉ một loại quả.
- Chọn hoa quả có nguồn gốc uy tín: Mẹ nên tìm trái cây sạch, rõ nguồn gốc, không chứa các chất bảo quản độc hại giúp quả nhanh chín, tươi lâu. Việc mẹ ăn hoa quả chứa nhiều hóa chất sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
- Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng để vệ sinh hoa quả trước khi ăn: Bất kỳ loại trái cây nào cũng có thể tồn dư thuốc trừ sâu hoặc đất còn sót lại sau khi thu hoạch. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con. Do đó, mẹ hãy rửa sạch hoa quả bằng các nước rửa chuyên dụng trước khi ăn nhé!
Mẹ hãy rửa sạch hoa quả bằng các nước rửa chuyên dụng trước khi ăn để loại bỏ thuốc trừ sâu tồn dư hoặc đất còn sót lại sau khi thu hoạch.
4. Băn khoăn khác của mẹ bầu về phòng chống dị tật thai nhi
Sau đây, GENTIS sẽ giải đáp các băn khoăn khác của mẹ bầu về phòng chống dị tật thai nhi. Mẹ theo dõi nhé!
4.1. Nên tránh món ăn gì khi mang thai để thai nhi không bị dị tật?
Để ngăn ngừa một số dị tật và các biến chứng không mong muốn cho thai nhi, mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:
Phô mai mềm: Các loại phô mai như Brie, Feta, Camembert được làm từ sữa chưa tiệt trùng nên có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria. Listeria là một nhóm vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc gây tử vong ở mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ nên ăn các loại phô mai có nhãn "được làm bằng sữa tiệt trùng".
Các loại phô mai như Brie, Feta, Camembert được làm từ sữa chưa tiệt trùng nên có nguy cơ nhiễm Listeria - vi khuẩn có thể gây sẩy thai hoặc tử vong ở mẹ bầu và thai nhi.
Hải sản có chứa thủy ngân: Theo tổ chức an toàn thực phẩm Hoa Kỳ các loại cá lớn như: cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá thu,... chứa lượng thủy ngân cao. Nếu mẹ ăn cá chứa hàm lượng lớn thủy ngân trong thời kỳ mang thai, bé có thể bị tật não hoặc gặp các vấn đề về thị giác, thính giác.
Các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm…có chứa lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi bị tật não hoặc gặp các vấn đề về thị giác, thính giác.
Thịt chưa nấu chín hoặc nấu chín một phần: xúc xích, thịt nguội…Những món thịt này có thể chứa vi khuẩn Listeria có khả năng gây sẩy thai hoặc sinh non cho mẹ bầu.
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây tăng co bóp tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai phụ bị nôn trớ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm đến sức khỏe của em bé trong bụng. Vì thế, mẹ hãy tránh ăn: bánh quy sống, bột đánh bông, trứng tráng nắng, sốt mayonnaise, kem làm bánh. Bởi chúng đều được làm từ trứng chưa được nấu chín.
Cá sống và chưa được nấu chín (bao gồm cả sushi, sashimi): Cá chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, có thể gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, một số dị tật, khiếm khuyết bẩm sinh có thể xảy ra.
Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như: cà phê, các sản phẩm có hương vị cà phê (sữa chua, kem), sô cô la, cacao nóng...Bởi Caffeine làm tăng nhẹ huyết áp và nhịp tim của mẹ bầu. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy buồn nôn lâng lâng, bồn chồn, khó tiêu hoặc khó ngủ. Khi đó, sức khỏe của em bé cũng bị ảnh hưởng theo, tăng khả năng mắc các dị tật nghiêm trọng. Theo tổ chức chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh Hoa Kỳ (March of Dimes), mức caffeine khuyến cáo cho mẹ bầu là dưới 200 mg mỗi ngày.
Mẹ bầu nên tránh các thực phẩm có chứa caffeine như: cà phê, các sản phẩm có hương vị cà phê để tránh khả năng thai nhi mắc các dị tật nghiêm trọng.
Có thể mẹ bầu quan tâm: Mẹ bầu ăn gì chống dị tật thai nhi? 7 loại nên ăn & 6 loại cần tránh
4.2. Những loại thuốc chống dị tật thai nhi cho mẹ bầu
Vậy mẹ bầu nên uống thuốc nào để phòng chống dị tật thai nhi? Mẹ cần bổ sung acid folic vì axit folic đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Axit folic tham gia cấu tạo nên ống thần kinh của thai nhi, sau này phát triển thành não và tủy sống của bé.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, axit folic có thể làm giảm hơn 70% các khuyết tật bẩm sinh của não và tủy sống. Những dị tật bẩm sinh này được gọi là dị tật ống thần kinh (NTDs). Dị tật ống thần kinh phổ biến nhất là tật nứt đốt sống. Em bé có thể bị liệt hai chân và sau này có thể mắc các vấn đề về bàng quang và ruột. Dị tật ống thần kinh nghiêm trọng nhất là chứng thiếu não, trẻ sinh ra không có một phần hộp sọ và não, trẻ có tỷ lệ tử vong rất cao.
Acid folic tham gia cấu tạo nên ống thần kinh của thai nhi, sau này phát triển thành não và tủy sống của bé. Do đó, việc mẹ bổ sung acid folic trong thai kỳ là vô cùng cần thiết.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, lượng axit folic mẹ nên dùng từ trước khi mang thai tới sau sinh là:
- Trước khi mang thai: 400mcg/ngày.
- Trong 3 tháng đầu mang thai: 400mcg/ngày.
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg/ngày.
4.3. Siêu âm dị tật thai nhi tuần thứ bao nhiêu?
Siêu âm thai là kỹ thuật sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung mẹ. Hình ảnh siêu âm thai có thể giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, sớm phát hiện các bất thường và dị tật thai nhi. Ba thời điểm quan trọng mẹ nên thực hiện siêu âm thai để kịp thời phát hiện dị tật thai nhi là:
Giai đoạn thai 12 - 14 tuần tuổi: Đây là giai đoạn thai nhi phát triển, hoàn thiện cấu trúc cơ thể và các cơ quan. Hầu hết sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong giai đoạn này. Mốc siêu âm thai này có thể dự đoán được các dị tật liên quan đến: hội chứng Down, dị tật tim, dị dạng chân, tay…
Siêu âm ở giai đoạn thai 12 - 14 tuần tuổi này có thể dự đoán được các dị tật liên quan đến: hội chứng Down, dị tật tim, dị dạng chân, tay…
Giai đoạn thai 21 - 24 tuần tuổi: Thời điểm này, thai nhi đã phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Siêu âm lúc này giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái (sứt môi, hở hàm ếch…), bất thường về tim (thông nhĩ thất, thiếu van tim…), bất thường về thận (không có thận, thận lạc chỗ…).
Giai đoạn thai 30 - 32 tuần tuổi: Giai đoạn này bé đã hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc và lớn rất nhanh. Khi đó, siêu âm thai giúp bác sĩ phát hiện những dị tật thai nhi muộn như là bất thường ở tim (hở van tim…), bất thường động mạch hoặc não bộ…
Như vậy, siêu âm thai đúng thời điểm là rất cần thiết để sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh, từ đó có các biện pháp giải quyết phù hợp. Bên cạnh đó, độ chính xác của siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị và trình độ chuyên môn của bác sĩ sản khoa.
Ngoài việc siêu âm đủ 3 mốc thời gian quan trọng trên, mẹ cũng nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc NIPT để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể như: hội chứng Edwards, hội chứng Jacobs…Vậy xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT Illumina (GenEva) ở đâu tốt nhất?
Trung tâm xét nghiệm quốc tế GENTIS là đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh. Phòng xét nghiệm NIPT tại GENTIS đạt chứng chỉ ISO 15189:2012, được ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó mà kết quả xét nghiệm tại GENTIS được trả sau 5 ngày với độ chính xác >99%, đặc biệt là phát hiện hội chứng Down.
12 loại hoa quả chống dị tật thai nhi được liệt kê trong bài viết này là những lựa chọn ưu tiên nhất cho mẹ bầu. Mẹ ăn nhiều trái cây sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ thai nhi phát triển, đồng thời giảm thiểu nguy cơ thai nhi mắc một số khuyết tật. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về chế độ ăn uống khi mang thai, đừng ngần ngại liên hệ tới tổng đài 0988 00 2010 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của GENTIS nhé!