Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 851
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Mẹ bầu ăn gì chống dị tật thai nhi? 7 loại nên ăn & 6 loại cần tránh

Ngày đăng : 09-03-2022
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Mẹ bầu ăn gì chống dị tật thai nhi? Câu trả lời mẹ nên ăn đủ dưỡng chất protein, chất béo, chất đạm, bổ sung đầy đủ vitamin C, acid folic, sắt,... Tuy nhiên, thực phẩm chống dị tật thai nhi chỉ góp phần giảm được phần nhỏ, không đảm bảo được 100% hiệu quả ngăn ngừa. Vậy mẹ phải làm như thế nào để giảm nguy cơ con bị dị tật? Có lưu ý gì khác để ngăn ngừa dị tật thai nhi hay không? Mẹ cùng tham khảo bài viết bên dưới đây để hiểu rõ nhất nhé!
Nội dung chính

1. 7 Loại thực phẩm chống dị tật thai nhi mẹ bầu NÊN ăn

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, để ngăn ngừa dị tật thai nhi, mẹ bầu cần có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các chất cần thiết như chất đạm, chất béo, chất xơ,... nhiều hơn, đặc biệt trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi, acid folic vì nhu cầu các chất này tăng cao trong thời kỳ mang thai. 

1.1. Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh rất giàu chất xơ, tốt cho đường ruột của mẹ bầu để ngăn ngừa các biến chứng của thai kỳ như trĩ, táo bón. Ngoài ra, trong thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, vitamin C và giàu acid folic  cần thiết cho sự phát triển và ngăn ngừa dị tật thai nhi. 

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là những thực phẩm giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi 

Một số thực phẩm mẹ nên ăn như: 

  • Hoa quả: Cam, xoài, lựu, cherry, dâu tây, bơ... 
  • Rau xanh: Súp lơ, bí đỏ, bí xanh, rau củ cải, cần tây,... 

Tên thực phẩm

Lượng ăn 

Cách bổ sung

Cam 

Tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 cốc nước ép hoặc 1 quả. 

  • Nên ăn vào buổi sáng, không ăn vào lúc đói vì dễ gây xót ruột. 
  • Bổ sung trong suốt thai kỳ 

Xoài 

1 - 2 lần/ tuần 

Mỗi lần nửa quả xoài chín

  • Nên ăn trước khi ăn cơm.
  • Ăn trong suốt thai kỳ 

Bơ 

2 - 3 lần/ tuần 

Mỗi lần nửa quả

  • Nên ăn vào buổi sáng. 
  • Ăn nhiều vào 3 tháng cuối để ngăn ngừa chuột rút. 

Súp lơ 

2 - 3 bữa/ tuần 

Mỗi lần khoảng 100 gam 

  • Ăn trong suốt thai kỳ
  • Mẹ có thể luộc, xào hoặc hấp để thay đổi khẩu vị. 

Bí đỏ 

1 - 2 bữa/ tuần 

Mỗi lần khoảng 1 bát con nhỏ 

  • Ăn trong suốt thai kỳ
  • Mẹ nấu canh, luộc, xào để thay đổi nhiều món 

Mẹ xem thêm: Các loại hoa quả chống dị tật thai nhi 

1.2. Sữa và thực phẩm từ sữa 

Sữa và thực phẩm từ sữa giúp bổ sung các dưỡng chất như protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, phốt pho, kali và magie. Các chất này có tác dụng nuôi dưỡng bào thai, ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Một số thực phẩm từ sữa như: Váng sữa, phô mai, sữa chua,kem, bơ... 

Sữa và thực phẩm từ sữa

Sữa và thực phẩm từ sữa cung cấp protein, lysin, vitamin,... giúp mẹ bầu ngăn ngừa dị tật thai nhi 

Tên thực phẩm

Lượng ăn 

Cách bổ sung

Sữa

1 - 2 ly mỗi ngày,  mỗi lần khoảng 150 - 180 ml 

Mẹ nên uống vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng sữa không đường để hạn chế tiểu đường thai kỳ 

Sữa chua

2 - 3 lần/ tuần

Mỗi lần 1 hộp nhỏ

Mẹ nên ăn sữa chua vào buổi sáng để tốt cho đường ruột. 

Phô mai 

2 - 3 lần/ tuần

mỗi lần khoảng 20 - 30 gam. 

Mẹ cần chọn sản phẩm uy tín, được thanh trùng kỹ vì phô mai dễ bị nhiễm  Listeria gây tiêu chảy, ngộ độc tiêu hóa. 

1.3. Protein

Protein là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa bào thai chậm phát triển và các dị tật liên quan đến xương. Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí NCBI, phụ nữ mang thai có nhu cầu protein cao hơn người bình thường khoảng 40 - 70 gam protein mỗi ngày. Chính vì vậy việc mẹ bổ sung các thực phẩm chứa protein giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Mẹ có thể bổ sung protein từ động vật (loại thịt, cá, trứng) hoặc nguồn protein thực vật (các loại đậu như đậu phụ, đậu lăng, quả hạch, hạt, bơ,...)

Thực phẩm giàu protein

Mẹ nên bổ sung cả protein động vật và thực vật để ngăn ngừa dị tật thai nhi

Tên thực phẩm

Lượng ăn 

Cách bổ sung

Thịt bò 

2 - 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gam thịt bò. 

Mẹ ăn được trong suốt thai kỳ 

Thịt gà 

2 -  4 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gam 

Mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ 

Hải sản

(cá, tôm, cua)

2 -  3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 50 - 70 gam 

Mẹ không nên ăn nhiều các loại hải sản có nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá ù, cá thu, mực 

Đậu phụ 

1 - 2 lần/ tuần 

Mỗi lần khoảng 50 gam 

Mẹ ăn được trong suốt thai kỳ 

Đậu lăng 

1 - 2 lần/ tuần 

Mỗi lần khoảng 50 gam 

Mẹ ăn được trong suốt thai kỳ 

1.4. Bánh mì và ngũ cốc

Bánh mì và ngũ cốc là thực phẩm giàu chất xơ, carbohydrate, vitamin D, sắt và kẽm để ngăn ngừa dị tật thai nhi, cho cả mẹ và bào thai phát triển khỏe mạnh hơn. 

Mẹ nên ăn bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, không chứa đường để phòng tránh tiểu đường thai kỳ. 

Bánh mì và các loại ngũ cốc

Bánh mì và các loại ngũ cốc là những loại thức ăn chống dị tật thai nhi mẹ nên bổ sung đầy đủ trong suốt thai kỳ

Bảng tham khảo lượng bánh mì và ngũ cốc mẹ nên sử dụng như sau: 

Tên thực phẩm

Lượng ăn 

Cách bổ sung

Bánh mì 

2 - 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 50 gam 

Mẹ nên ăn vào buổi sáng, có thể ăn trong suốt thai kỳ. 

Ngũ cốc

3 - 4 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 10 - 20 gam 

Mẹ nên ăn vào buổi sáng, ăn trong suốt thai kỳ. 

1.5. Thực phẩm giàu sắt

Sắt có vai trò sản xuất tế bào hồng cầu, giúp lưu thông oxy và các chất trong cơ thể mẹ bầu. Khi mang thai lượng máu trong cơ thể tăng thêm tới 50%, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung sắt khoảng 27 - 30 mg/ ngày.

Một số thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, bánh mì, ngũ cốc, bí đỏ,... Các loại thực phẩm này mẹ nên ăn thường xuyên như hướng dẫn ở các mục trên. 

thực phẩm giàu sắt

Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu sắt để chống dị tật thai nhi

Theo ý kiến của các chuyên gia, hấp thu sắt từ thực phẩm là cách tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn bị thiếu sắt thì nên bổ sung bằng các viên uống tổng hợp. Lúc này mẹ cần chọn sắt dạng uống để tăng hấp thu, cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ để ngăn ngừa táo bón. 

1.6. Thực phẩm giàu acid folic

Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg acid folic mỗi ngày cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Thành phần này có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, giảm nhiễm trùng hậu sản.

thực phẩm giàu acid folic

Mẹ nên ăn thực phẩm giàu acid folic trước và trong 3 tháng đầu của thai kỳ 

Một số thực phẩm giàu acid folic như: 

  • Rau xanh đậm: Rau bina, rau dền, rau bông cải, bí xanh, bí đỏ.. 
  • Trái cây có màu: Cà chua, cam, xoài,... 
  • Các loại đậu: Đậu tây, đậu Hà Lan,... 

Tên thực phẩm

Lượng ăn 

Cách bổ sung

Các loại rau đậm 

3 - 5 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 1 nửa đĩa nhỏ 

Mẹ ăn cùng các bữa cơm hàng ngày 

Trái cây có màu 

Nên ăn hàng ngày, mỗi lần khoảng 100 gam 

Mẹ thay đổi các loại quả cho đa dạng, ăn trước các bữa ăn chính trong ngày khoảng 1 tiếng. 

Các loại đậu 

3 -  5 lần/ tuần 

Mỗi lần khoảng 50gam

Mẹ chế biến thành sữa hoặc luộc, hấp ăn cùng bữa cơm hàng ngày thay rau. 

1.7. Thực phẩm giàu vitamin C và D

Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương, răng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu bị thiếu Canxi, thai nhi dễ bị dị tật như: thai chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè, dị dạng xương,...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 84% phụ nữ mang thai thiếu hụt vitamin D, vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 100 mcg/ mỗi ngày. Trong thời kỳ mang thai, vitamin D có vai trò quan trọng để tổng hợp Canxi, phốt pho cho hệ xương của bào thai phát triển, ngăn ngừa các dị tật liên quan đến xương. 

thực phẩm giàu vitamin D

Rau xanh, trứng, sữa... là cái tên không thể thiếu trong những thức ăn chống dị tật thai nhi  

Có 2 cách để bổ sung Canxi và vitamin D cho mẹ bầu:

  • Bổ sung qua thực phẩm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sữa tươi, lòng đỏ trứng. Các loại thức ăn có ở các nhóm thức ăn ở mục 1.1, 1.2. 1.3, 1.4. 
  • Bổ sung qua viên uống tổng hợp: Mẹ chỉ bổ sung viên uống khi không hấp thu được Canxi, vitamin D từ thức ăn, lúc này mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi lạm dụng chúng có nguy cơ gây dị tật thai nhi nên mẹ không tự ý bổ sung nhé! 

Có thể mẹ quan tâm: Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa: 9 bí quyết mẹ bầu cần biết

2. Mẹ bầu cần tránh ăn gì để chống dị tật thai nhi?

Ngoài ăn gì để giảm dị tật thai nhi, mẹ bầu cũng thường lo lắng việc những thực phẩm gì có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở bé. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mẹ cần tránh: 

  • Hải sản có chứa thủy ngân: Mẹ cần hạn chế ăn cá kiếm, cá thu, cá ù, các loại mực to vì chúng có chứa hàm lượng lớn thủy ngân. 
  • Thịt, cá, chưa nấu chín: Các loại thực phẩm này dễ bị dính phải vi khuẩn, vi nấm bẩn trong quá trình bày bán, bảo quản,... Nếu mẹ chế biến không chín, chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. 
  • Trứng sống: Mẹ bầu ăn trứng sống dễ nhiễm phải Salmonella gây tiêu chảy khiến mẹ bầu mất nước, thậm chí gây sinh non, ngộ độc tiêu hóa. 
  • Phô mai, bánh mì, ngũ cốc bị mốc: Mẹ bầu ăn phải thực phẩm mốc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria, là loại  vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng có thể gây tử vong ở người mang thai và thai nhi.
  • Tránh các thực phẩm có caffeine: Caffeine có thể gây chậm phát triển thai nhi và gây sảy thai, vì vậy mẹ cần hạn chế uống và ăn các thực phẩm có chứa chất này. 
  • Không sử dụng rượu, bia: Vì chúng có chứa cồn là chất gây dị tật thai nhi, chậm phát triển bào thai. 

các loại thủy hải sản có chứa nhiều thủy ngân

Mẹ không nên ăn các loại thủy hải sản có chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá thu, cá mập,... 

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, khoa học, mẹ bầu còn cần đi khám sàng lọc dị tật thai nhi định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ. Chuyên gia khuyên mẹ nên chọn xét nghiệm NIPT Mẹ cần chọn địa chỉ thăm khám uy tín như GENEVA với các ưu điểm vượt trội như:

  • Chính xác >99%, có thể lấy mẫu tại nhà và trả kết quả nhanh chóng trong 5 ngày. 
  • Không xâm lấn bào thai, vì xét nghiệm bằng ADN trong máu mẹ 

3. Lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu để thai nhi khỏe mạnh

Bên cạnh ăn các thực phẩm lành mạnh, tránh gây dị tật, mẹ cũng nên chú ý về chế độ ăn đủ dinh dưỡng, an toàn để con khỏe mạnh nhất nhé!

  • Mẹ cần ăn đủ nhóm thực phẩm gồm các chất: Protein, đường, chất xơ, chất béo, vitamin, khoáng chất. 
  • Mẹ cần chú ý về lượng calo mỗi ngày, cụ thể:
    • Trong 3 tháng đầu: Lượng Calo chưa thay đổi nhiều vì lúc này bào thai chỉ nhỏ như hạt đậu, chưa tiêu tốn nhiều năng lượng của mẹ. 
    • Trong 3 tháng giữa: Lúc này thai nhi bắt đầu phát triển, mẹ cần khoảng 2300 - 2500 calo mỗi ngày.
    • Trong 3 tháng cuối: Lúc này mẹ cần calo ít hơn 3 tháng giữa, khoảng 2000 - 2300 calo mỗi ngày. 
  • Uống khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày: Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa thân nhiệt và các chức năng khác. Vì vậy, mẹ cần uống nước thường xuyên, đặc biệt vào các tháng cuối thai kỳ để tránh cạn ối, sinh non. 
  • Tránh thực phẩm gây co bóp tử cung: Mẹ hạn chế ăn dứa, rau răm, các thực phẩm muối chua, đu đủ xanh,... vì chúng gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai. 

Mẹ bầu uống nước

Mẹ bầu cần uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày để thai nhi khỏe mạnh 

4. Câu hỏi thường gặp của mẹ bầu về phòng chống dị tật thai nhi

Để hiểu rõ hơn về phòng chống dị tật thai nhi, mẹ kéo xuống và tham khảo thêm các bí quyết vàng bên dưới đây nhé! 

4.1. Tiêm phòng chống dị tật thai nhi thế nào?

Theo khuyến cáo của WHO, các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng bao gồm: vắc xin cúm; viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella,... Nếu mẹ đã lỡ mang bầu mà chưa tiêm các loại vacxin này cũng không nên lo lắng, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe để tránh mắc các bệnh như cúm mùa, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella. 

Mẹ xem thêm: Tiêm phòng dị tật thai nhi gồm những loại vaccin nào và lưu ý gì

4.2. Những loại thuốc chống dị tật thai nhi cho mẹ bầu 

Mẹ cần bổ sung acid folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi dễ gặp như dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch,... 

Một số loại acid folic tốt nhất đang được nhiều mẹ bầu sử dụng đó là: Be Folic Acid 400mcg, Folic Acid 400mcg,  Doppelherz aktiv Omega-3 + Folic Acid,... 

Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về Uống gì để chống dị tật thai nhi? tại đây.

4.3. Những loại thuốc gây dị tật thai nhi mẹ bầu cần tránh?

Có nhiều loại thuốc gây dị tật thai nhi như thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc chống viêm,... Khi cần sử dụng các loại thuốc này, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc và cách sử dụng khoa học, đảm bảo an toàn nhất cho bào thai. 

Mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ để ngăn ngừa dị tật thai nhi 

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi “ăn gì để giảm dị tật thai nhi”. Mẹ cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, đủ dưỡng chất đã kể trên như protein, chất béo, chất xơ,... và các loại khoáng chất như acid folic, vitamin D, canxi,... 

Mẹ đừng quên sàng lọc dị tật thai nhi định kỳ để kịp thời phát hiện dị tật, được can thiệp từ sớm đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé! 

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác