Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 43
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán đột biến di truyền gây ung thư

Ngày đăng : 27-12-2018
Ngày cập nhật: 09-09-2019
Tác giả: Gentis
Các nhà khoa học tại Đại học Rome (Italia) vừa phát triển được một kỹ thuật mới, gọi là "kẹp ADN”, có thể hoạt động như một thiết bị chẩn đoán nano nhận biết đột biến di truyền gây ung thư, rối loạn đông máu, thiếu máu và nhiều chứng bệnh khác một cách hiệu quả.

Kỹ thuật mới không chỉ được dùng để phát triển các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm tiên tiến, mà còn cho phép tạo ra các hệ thống phân phối thuốc hiệu quả nhất.

Thông thường, dể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, các nhà nghiên cứu đã tìm cách thiết lập các phương pháp xét nghiệm sàng lọc đối với từng loại đột biến di truyền có tiềm năng lớn gây nên các chứng bệnh hiểm nghèo. Họ nhận thấy, khi trình tự nucleotide tạo nên một chuỗi ADN bị thay đổi, điều này có thể hiểu là một dạng đột biến. Các loại ung thư khác nhau được gây ra bởi các loại đột biến khác nhau. 

Thậm chí chỉ một nucleotide cơ bản đơn lẻ thay đổi, có thể thay đổi cả một trình tự ADN, đây là đột biến điểm. Để phát hiện dạng đột biến này, các nhà nghiên cứu sử dụng các mẫu dò phân tử. Trong đó, các trình tự ADN sẽ phát huỳnh quang nếu phát hiện dấu hiệu đột biến trong chuỗi ADN. Các nhà nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới cho biết công cụ chẩn đoán nano này cho phép họ phân biệt chính xác giữa các ADN bình thường và ADN đột biến. Hơn nữa, phương pháp “Kẹp ADN” có thể phát hiện các đột biến điểm với hiệu quả cao hơn so với phương pháp mẫu dò phân tử.

Theo NASATI

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác