Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 831
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Retinol gây dị tật thai nhi không? Thông tin quan trọng mẹ bầu “phải biết"

Ngày đăng : 30-11--0001
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Retinol là hoạt chất được nhiều mẹ biết đến với hiệu quả điều trị mụn trứng cá, ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, retinol gây dị tật thai nhi không? Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu và phụ nữ có ý định mang thai khi đã lỡ dùng retinol là gì? Tất cả sẽ được GENTIS giải đáp cụ thể và chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính

retinol có gây dị tật thai nhi không

Retinol là hoạt chất được nhiều mẹ biết đến với hiệu quả điều trị mụn trứng cá, ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, retinol có gây dị tật thai nhi không? Mẹ theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!

1. Retinol là gì? Retinol có gây dị tật thai nhi không?

Hiểu đúng về retinol sẽ giúp mẹ bầu biết cách sử dụng hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

1.1. Retinol là gì?

Retinol là chất được tổng hợp từ vitamin A với các dạng bào chế: viên uống, dạng kem và gel bôi lên da.

Sở dĩ, Retinol được ứng dụng trong làm đẹp bởi nó có tác dụng:

  • Điều trị mụn trứng cá: Một nghiên cứu năm 2017 [1] đã chỉ ra, Retinol đem lại hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nhờ ức chế sản xuất bã nhờn, giảm hoạt động của tuyến dầu trên da.
  • Ngăn ngừa lão hóa da: Một nghiên cứu năm 2015 [2] đã phát hiện ra retinol có khả năng ức chế các enzym phân hủy collagen, từ đó giúp tăng tổng hợp collagen. Điều này giúp giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa của da.
  • Cải thiện sắc tố da: Retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, đồng thời kích thích sản sinh các tế bào mới giúp cải thiện tông màu da, mang lại làn da tươi sáng.

1.2. Retinol có gây dị tật thai nhi không?

Hiện tại chưa có kết luận chính xác retinol gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, theo phân loại của FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ), retinol được xếp là có nguy cơ gây dị tật thai nhi loại C, nghĩa là được chứng minh rằng không an toàn cho mẹ bầu và em bé.

Retinol được chứng minh rằng không an toàn cho mẹ bầu và em bé

Dựa trên phân loại của FDA, retinol được xếp là có nguy cơ gây dị tật thai nhi loại C, nghĩa là được chứng minh rằng không an toàn cho mẹ bầu và em bé.

Theo trang thông tin về thuốc đáng tin cậy EMC [3], liều lượng lớn vitamin A (vượt quá 10.000IU) đã được phát hiện là có thể gây quái thai nếu dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mẹ sử dụng retinol trong lúc mang bầu thì có 18% đến 28% nguy cơ khuyết tật bẩm sinh xảy ra ở thai nhi [4]. Các loại dị tật thai nhi do retinol gây ra là: 

1 - Dị tật sọ não: Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện bất thường trong cấu trúc khuôn mặt khi mẹ sử dụng retinol trong thời kỳ mang thai. Ví dụ: trẻ sinh ra với tai nhỏ, thấp với ống tai hẹp hoặc thậm chí thiếu tai hoàn toàn hay liệt một số dây thần kinh mặt…

2 - Dị tật tim: Mẹ sử dụng retinol khi mang thai khiến con có nguy cơ mắc các bất thường tiềm ẩn về tim mạch như:

  • Dị tật thông liên thất là lỗ hở bất thường xảy ra ở vách ngăn tâm thất. Nếu lỗ thông liên thất nhỏ, lỗ có thể tự đóng lại mà không cần điều trị gì. Trường hợp lỗ quá lớn, tim không bơm máu hiệu quả, dẫn đến trẻ thở nhanh bất thường, thở khò khè.
  • Tứ chứng Fallot (bốn bất thường đồng thời của tim và các mạch chính) gây ra bệnh tim tím tái hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bệnh là da và niêm mạc (môi và lưỡi) của trẻ đổi màu hơi xanh bất thường xảy ra do lượng oxy lưu thông trong máu thấp. 
  • Hội chứng tim trái giảm sản là sự kém phát triển nghiêm trọng của phần bên trái của tim bao gồm: động mạch chủ, tâm thất trái, van động mạch chủ, van hai lá.

3 - Dị tật hệ thần kinh trung ương: Mẹ bầu dùng retinol khi mang thai có thể gây ra các bất thường trong hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Ví dụ như tật đầu nhỏ. Đây là tình trạng chu vi đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường, có thể dẫn đến các khuyết tật về trí tuệ cho trẻ sau này

Dị tật thai nhi đầu nhỏ

Retinol có thể gây ra các bất thường trong hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Ví dụ như dị tật thai nhi đầu nhỏ - tình trạng chu vi đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường.

4 - Các loại dị tật khác: Các bất thường khác có thể bao gồm bất thường về thận, tuyến cận giáp, tuyến ức (tuyến chính của hệ bạch huyết - nơi tạo ra các tế bào bạch cầu cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng). Theo một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ [5] đăng tải trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, mẹ dùng retinol trong khi mang thai thì trẻ sinh ra có thể bị dị dạng xương, ảnh hưởng đến tay, chân và cột sống của bé.

Mặc dù retinol đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị mụn trứng cá nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị tật thai nhi. Những rủi ro đối với thai nhi có thể nghiêm trọng và kéo dài cả cuộc đời bé. Do đó, tốt nhất là mẹ không nên sử dụng retinol, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm ra các giải pháp an toàn thay thế retinol nhé!

2. Mẹ nên sử dụng sản phẩm gì thay thế retinol trong thai kỳ?

Retinol không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Dưới đây GENTIS cung cấp cho mẹ các lựa chọn khác thay thế retinol trong thai kỳ, mẹ tham khảo: 

1 - Vitamin C: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen - một loại protein có trong da giúp tái tạo cấu trúc và tăng độ đàn hồi cho da [6]. Điều này tương tự với cơ chế của retinol. Ngoài ra, vitamin C là một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, bảo vệ các tế bào da khỏi bị hư hại giúp ngăn ngừa lão hóa da. 

2 - Acid glycolic là một axit alpha-hydroxy (AHA) hoạt động trên da như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Ngoài ra, Acid glycolic còn kích thích sản xuất collagen, điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá (nhưng ở mức độ thấp hơn retinol). Dựa trên một báo cáo về độ an toàn của axit glycolic, việc sử dụng axit glycolic tại chỗ trong thời kỳ mang thai không quá lo ngại vì chỉ một lượng tối thiểu axit glycolic được hấp thụ toàn thân [7].

3 - Niacinamide còn được gọi là vitamin B3, bôi tại chỗ làm dịu da, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu đã chứng minh niacinamide có tác dụng chống viêm da, được sử dụng để điều trị các tình trạng da như mẩn đỏ, mụn trứng cá… Niacinamide có lợi ích cho da tương tự như retinol mà không gây kích ứng [8].

Niacinamide thay thế cho retinol trong thai kỳ

Niacinamide hay còn gọi là vitamin B3 được chứng minh là có tác dụng chống viêm da, ứng dụng điều trị mụn trứng cá, thay thế cho retinol trong thai kỳ.

4 - Axit hyaluronic có tác dụng tăng cường hydrat hóa, giữ cho làn da đủ độ ẩm và ngậm nước từ bên trong. Theo một bài nghiên cứu được đăng tải lên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, axit hyaluronic là một phân tử quan trọng giúp ngăn ngừa lão hóa da, hạn chế tình trạng da teo và nhăn nheo [9]. Axit hyaluronic được các chuyên gia đánh giá là một chất an toàn cho mẹ bầu.

Axit hyaluronic được các chuyên gia đánh giá là một chất an toàn cho mẹ bầu

Axit hyaluronic được các chuyên gia đánh giá là một chất an toàn cho mẹ bầu.

5 - Ceramides có vai trò phục hồi lớp lipid bị mất đi, chống lại các dấu hiệu lão hóa da, teo da, da bị mất nước dẫn đến da khô, da bị viêm và có nguy cơ mắc các bệnh viêm da như: bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá…Như vậy, mẹ bầu có thể dùng Ceramides để thay thế Retinol trong việc điều trị mụn trứng cá.

Như vậy, để giảm thiểu nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, mẹ hãy lựa chọn các giải pháp an toàn như: vitamin C, axit glycolic, niacinamide, axit hyaluronic, ceramides…để thay thế cho retinol.

3. Giải đáp thắc mắc về retinol gây dị tật thai nhi 

Sau đây, GENTIS sẽ giải đáp những câu hỏi của mẹ bầu về retinol gây dị tật thai nhi:

3.1. Lỡ dùng retinol khi mang thai có sao không? 

Có rất nhiều mẹ lo lắng: Lỡ dùng retinol khi mang thai có sao không?

Điều này còn phụ thuộc vào liều lượng retinol mẹ dùng hàng ngày và cơ địa của từng bé. Trước tiên mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh, mẹ hãy dừng ngay các sản phẩm có chứa retinol. Mẹ nên đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra và đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi. Khi mẹ lỡ dùng retinol trong khi mang bầu thì việc sàng lọc dị tật đúng định kỳ là vô cùng cần thiết.

3.2. Đang dùng retinol mà có thai phải làm sao? 

Đối với trường hợp mẹ đang dùng retinol mà phát hiện mình có thai thì đầu tiên mẹ cần ngưng sử dụng retinol và thay thế bằng các sản phẩm khác an toàn hơn đã được GENTIS chia sẻ ở mục 2 của bài viết này.

Mẹ cũng không nên lo lắng quá vì nếu sử dụng liều thấp dưới 10.000IU vitamin A mỗi ngày thì không gây ảnh hưởng nhiều đến em bé. Nhưng nếu mẹ sử dụng liều cao vượt quá 10.000IU vitamin A mỗi ngày thì có khoảng 18% đến 28% khả năng thai nhi mắc khiếm khuyết bẩm sinh. Khi đó, mẹ nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm nếu có.

Mẹ nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm

Nếu mẹ đang dùng retinol mà phát hiện mình có thai thì mẹ cần ngưng sử dụng retinol và thay thế bằng các sản phẩm an toàn hơn. Mẹ nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm.

Xem thêm: Vitamin A có gây dị tật thai nhi không?

3.3 Ngừng dùng Retinol bao lâu trước khi mang thai?

Với câu hỏi “Ngừng dùng retinol bao lâu trước khi mang thai?”, GENTIS giải đáp cho mẹ như sau: Retinol gây dị tật thai nhi tùy thuộc vào liều lượng và thời điểm sử dụng. Nguy cơ retinol gây dị tật thai nhi tăng cao đối với 60 ngày đầu tiên sau khi thụ thai. Do đó, mẹ nên ngừng retinol  ít nhất 1 tháng trước khi quyết định mang thai, để đảm bảo retinol được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể trước khi thụ thai.

Như vậy, qua bài viết trên mẹ đã được giải đáp: Retinol gây dị tật thai nhi không? Mẹ sử dụng retinol trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều tác động xấu đến phôi thai đang phát triển, dẫn đến các dị tật không mong muốn. Ngoài retinol, còn rất nhiều yếu tố khác có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Do đó, mẹ cần kiểm tra và sàng lọc đúng định kỳ để kịp thời phát hiện. Mẹ hãy liên hệ hotline 0988 00 2010 để được tư vấn tận tình về các dịch vụ sàng lọc trước sinh của GENTIS.

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
i9bet https://789bethv.com/ ok9 Hi88 ok9.report 68gamebai Kèo Nhà Cái game đổi thưởng jun88 https://jun88.black/ Jun88 hi88.gives iwin https://ok9.gifts/ https://vin777.technology/ https://157.230.195.11/ Hi88 https://okvip.green/ jun88 ph Vin777 https://789betttt.com/ OK9 link vào hi88 https://king88.party/ trang chủ hi88 https://ok9news.tv/ hi88 OK9 https://ok9c.com/ alo789 F8bet F8bet trang chủ hi88 hi88 gg https://789bet.green https://789bet.domains/ website hi88 website hi88 https://139.59.222.230/ https://hi88o.com/ https://bet88.pictures/ hi88 V9bet

Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt

Link Bóng Đá Lu miễn phí

Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến

Xem tructiep https://xoilaczll.tv/

Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby
Đối tác