Tin tức
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 1056
    [category_id] => 4
    [id] => 4
    [language_code] => vi
    [title] => Tin tức
    [description] => Tin tức
    [slug] => tin-tuc
    [meta_title] => Tin tức sự kiện tại GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật liên tục tin tức về khoa học di truyền, y học và thông tin hoạt động, đào tạo giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ nhất về sự phát triển, vươn lên không ngừng của GENTIS để trở thành đơn vị phân tích di truyền  khu vực.
    [meta_keyword] => Tin tức sự kiện tại GENTIS,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 0
    [thumbnail] => 
    [banner] => trang_chu/tt_xn/gioi_thieu_ttxn_gentis_(10).jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 1
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-24 10:39:48
    [updated_time] => 2021-09-07 13:05:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Giải đáp nguyên nhân gây kết quả Dương tính giả trong xét nghiệm NIPT

Ngày đăng : 22-02-2023
Ngày cập nhật: 23-08-2023
Tác giả: Gentis
Các trường hợp có sự khác biệt giữa kết quả NIPT và chẩn đoán tuy ít nhưng cũng đã được nhiều nhóm nghiên cứu báo cáo. Trong đó, một trường hợp được cho là hay gặp hơn đó là kết quả NIPT dương tính giả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về Nguyên nhân gây nên kết quả dương tính giả trong xét nghiệm NIPT.

DƯƠNG TÍNH GIẢ TRONG XÉT NGHIỆM NIPT

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) giúp sàng lọc các dị tật phổ biến ở thai nhi thông qua việc phân tích cfDNA của thai nhi giải phóng vào trong máu của mẹ với độ chính xác cao và an toàn tuyệt đối (Hình 1). Xét nghiệm NIPT đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng với độ chính xác hơn 99%, bằng chứng là NIPT đã được sử dụng ngày càng nhiều trong thập kỷ qua và đã trở thành xét nghiệm sàng lọc trước sinh không thể thiếu trong thực hành lâm sàng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Hình 1: Thành phần cfDNA có trong máu mẹ

Sự ra đời và tiến bộ nhanh chóng của các công nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS) đã làm tăng độ chính xác của phương pháp. Tuy nhiên, NIPT vẫn là một xét nghiệm sàng lọc và nếu kết quả cho nguy cơ cao thì cần xác nhận lại kết quả bằng xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm NIPT, trong đó bao gồm cả các yếu tố về sinh học.

Các trường hợp có sự khác biệt giữa kết quả NIPT và chẩn đoán tuy ít nhưng cũng đã được nhiều nhóm nghiên cứu báo cáo. Trong đó, một trường hợp được cho là hay gặp hơn đó là kết quả NIPT dương tính giả. Dựa trên nhiều phân tích tổng hợp, tỷ lệ dương tính giả được báo cáo là nằm trong khoảng từ 0,04% đến 0,06% đối với các trisomy 21, 18 và 13. Các yếu tố gây ra hiện tượng dương tính giả trong xét nghiệm NIPT được biết đến là: khảm nhau thai, song thai tiêu biến, bệnh ác tính ở mẹ và hiện tượng khảm NST ở mẹ. 

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH GIẢ TRONG XÉT NGHIỆM NIPT

1. Khảm nhau thai

Khảm là hiện tượng xuất hiện hai hoặc nhiều dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong cùng một cá thể. Hiện tượng khảm chiếm khoảng 1 – 2% ở các chu kỳ mang thai tự nhiên và theo báo cáo thống kê chưa đầy đủ thì cao hơn ở các trường hợp thực hiện hỗ trợ sinh sản. Thế nhưng, khảm lại chiếm tới 20% trong các trường hợp kết quả NIPT và kết quả chẩn đoán xâm lấn trái ngược nhau. 

Trong trường hợp khảm nhau thai hay còn gọi là khảm khu trú bánh nhau, hiện tượng nhau thai xuất hiện nhiều dòng tế bào bất thường khác nhau về bộ NST, trong khi đó, thai thi có bộ NST hoàn toàn bình thường. Lúc này, xét nghiệm NIPT dựa trên nguyên lý phân tích cfDNA được giải phóng từ nhau thai sẽ cho kết quả NIPT là dương tính, nhưng trên thực tế thai nhi lại hoàn toàn khỏe mạnh. Trong trường hợp này, khảm đã gây ra kết quả NIPT dương tính giả.

Các báo cáo cũng đã trình bày rõ một vài trường hợp khảm nhau thai và dẫn đến kết quả NIPT dương tính giả. Nghiên cứu của Agnese và cộng sự năm 2022, nhóm nghiên cứu báo cáo trường hợp một thai phụ ở tuần thai 15 + 3 ngày được tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT, kết quả NIPT cho thấy nguy cơ cao mắc T21 với z-score là 16,21.

Để xác nhận kết quả NIPT dương tính, tuần thai 19 + 2 ngày thai phụ tiến hành xét nghiệm chọc ối để thưc hiện QF-PCR và karyotype, kết quả không phát hiện bất thường trên NST 21. Với kết quả này, thai phụ đã được bác sĩ tư vấn cẩn thận và giải thích về sự sai lệch giữa kết quả NIPT và kết quả chọc ối. 

2. Song thai tiêu biến

Song thai tiêu biến (VT) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1976, là sự biến mất của phôi hoặc túi thai sau khi hoạt động tim thai đã được ghi nhận ở cả hai thai nhi trong một thai kỳ song thai. Tỷ lệ VT đã được chứng minh là dao động từ 10% đến 39% ở các thai kỳ IVF, trong khi tỷ lệ VT thai kỳ tự nhiên là vẫn chưa rõ ràng. Các trường hợp VT đã được báo cáo là có liên quan đến kết quả chu sinh bất lợi cũng như tăng tỷ lệ dị tật thai nhi.

Sự hiện diện của VT có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cfDNA từ cặp song thai tiêu biến vẫn có thể hiện diện trong huyết tương của người mẹ cho đến ít nhất 8 tuần sau khi thai tiêu biến và có thể là đến 15 tuần (Hình 2). Chúng ta biết rằng, sự bất thường về nhiễm sắc thể là nguyên nhân chính gây sảy thai, và hiện tượng trisomy có thể là nguyên nhân dẫn đến VT, do đó có thể dẫn đến kết quả NIPT dương tính giả.  

Hình 2: Thời gian cfDNA của song thai tiêu biến tồn tại trong máu mẹ

Một nghiên cứu gần đây gợi ý rằng những bệnh nhân mang thai VT thì nên thực hiện xét nghiệm NIPT sau 8 tuần kể từ khi phát hiện ra VT. Nghiên cứu chỉ rõ, do phân số thai nhi (FF) của VT đã giảm đáng kể trong những tuần này và không còn ảnh hưởng đến kết quả NIPT. Tuy nhiên, điều này không thể đạt được khi thai phụ đến khám sản khoa lần đầu quá muộn để xác nhận có thai, một vài tuần sau khi các dấu hiệu mang song thai đã tiêu biến. Do đó, khuyến khích phụ nữ mang thai đi khám sản khoa lần đầu càng sớm càng tốt. 

3. Bệnh ác tính ở mẹ

Bệnh ác tính ở mẹ tương đối hiếm gặp trong thai kỳ, với tỷ lệ mới mắc là 1/1000 ca mang thai. Trong đó, theo thống kê thì ung thư vú, ung thư gan, ung thư hạch và ung thư dạ dày là những loại ung thư phổ biến nhất hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khối u ác tính tiềm ẩn ở người mẹ có thể đưa ra lời giải thích sinh học cho một số kết quả NIPT trái ngược. Do cfDNA được giải phóng vào tuần hoàn của người mẹ từ các tế bào khối u ác tính theo chương trình chết (Hình 3).

Các cfDNA này đã làm cho tổng số cfDNA của mẹ tăng lên, khi phần mềm tiến hành so sánh với mẫu tham chiếu và đọc kết quả sẽ dễ dàng cho kết quả NIPT bị sai lệch.Nếu tình trạng bệnh ác tính của mẹ không được phát hiện trước thai kỳ, thì đây sẽ là một yếu tố góp phần gây nên kết quả NIPT dương tính giả. Bên cạnh đó, cũng có một vài nghiên cứu báo cáo về việc có thể phát hiện được bệnh ác tính của mẹ thông qua xét nghiệm NIPT. Bởi một giả thuyết cho rằng, khi nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi tăng cao là tiềm ẩn nguy cơ do xuất hiện bệnh ác tính ở mẹ.  

Hình 3: cfDNA giải phóng từ khối u trong mẹ làm ảnh hưởng đến kết quả NIPT

4. Khảm NST ở mẹ

Giống như bệnh ác tính ở mẹ, khảm NST ở mẹ cũng là một yếu tố gây nên kết quả NIPT dương tính giả với nguyên lý tương tự. Trường hợp khảm NST ở mẹ có thể làm gia tăng số lượng cfDNA của tế bào bất thường và trong cfDNA tổng số lưu thông trong máu mẹ. Nếu tình trạng này của mẹ không được phát hiện trước mang thai, thì kết quả có thể nhầm tưởng sự bất thường này là của thai nhi.

Một số khuyến cáo được đưa ra để khắc phục tình trạng này là thai phụ nên được thăm khám kỹ lưỡng trước khi mang thai cũng như việc chia sẻ về tình trạng bệnh lý hiện tại, tiền sử gia đình là vô cùng quan trọng để việc quản lý thai kỳ được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Bên cạnh các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT, thì yếu tố về kỹ thuật như nền tảng công nghệ sử dụng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) trên hệ thống máy giải trình tự NextSeq 550 của Illumina, Hoa kỳ là nền tảng công nghệ được chứng minh là có độ chính xác hơn 99%, tỷ lệ thất bại nhỏ hơn 0,1%.

Các dữ liệu nhà cung cấp Illumina đưa ra được thực hiện trên một dữ liệu lâm sàng lớn, đồng thời đây cũng là một nền tảng công nghệ được cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới bình chọn là hãng công nghệ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, phát triển các xét nghiệm trong lĩnh vực sinh học phân tử nhiều nhất.

GENTIS là đơn vị phân tích di truyền tại Việt Nam sử dụng công nghệ Illumina cho xét nghiệm NIPT. Bên cạnh đó, đội ngũ R&D của GENTIS đã phát triển thành công một phần mềm tin sinh tiên tiến giúp tối ưu khả năng đọc kết quả, từ đó nâng cao được độ chính xác của xét nghiệm NIPT.

Xét nghiệm NIPT mặc dù với độ chính xác cao nhưng vẫn là một xét nghiệm sàng lọc, các yếu tố có thể dẫn đến sự sai lệch kết quả cũng đã được trình bày và báo cáo. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc siêu âm và theo dõi thai kỳ một cách cẩn thận hơn để hạn chế những kết quả không mong muốn xảy ra. Thông qua bài viết, hy vọng chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích đến các bác sĩ lâm sàng, từ đó giúp các bác sĩ có thêm những tư vấn, chỉ định kịp thời và phù hợp nhất cho thai phụ.

Tài liệu tham khảo:

[1] van der Meij K. R. M., Sistermans E. A., Macville M. V. E., Stevens S. J. C., Bax C. J., Bekker M. N., et al. (2019). TRIDENT-2: National implementation of genome-wide non-invasive prenatal testing as a first-tier screening test in The Netherlands. Am. J. Hum. Genet. 105, 1091–1101. 10.1016/j.ajhg.2019.10.005

[2] Kleinfinger, Pascale et al. “Noninvasive Prenatal Screening for Trisomy 21 in Patients with a Vanishing Twin.” Genes vol. 13,11 2027. 3 Nov. 2022, doi:10.3390/genes13112027

[3] Gug, Cristina et al. “Genetic Counseling and Management: The First Study to Report NIPT Findings in a Romanian Population.” Medicina (Kaunas, Lithuania) vol. 58,1 79. 5 Jan. 2022, doi:10.3390/medicina58010079

[4] Lenaerts, Liesbeth et al. “Noninvasive Prenatal Testing and Detection of Occult Maternal Malignancies.” Clinical chemistry vol. 65,12 (2019): 1484-1486. doi:10.1373/clinchem.2019.306548

[5] Snyder MW, Simmons LE, Kitzman JO, et al. Copy-number variation and false positive prenatal aneuploidy screening results. N Engl J Med 2015; 372:1639–45

[6] Grömminger, Sebastian et al. “Fetal Aneuploidy Detection by Cell-Free DNA Sequencing for Multiple Pregnancies and Quality Issues with Vanishing Twins.” Journal of clinical medicine vol. 3,3 679-92. 25 Jun. 2014, doi:10.3390/jcm3030679

[7] Grati, F R. “Implications of fetoplacental mosaicism on cell-free DNA testing: a review of a common biological phenomenon.” Ultrasound in obstetrics & gynecology: the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology vol. 48,4 (2016): 415-423. doi:10.1002/uog.15975

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác