Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 109
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Khi con đẻ không phải là con ruột

Ngày đăng : 22-07-2019
Ngày cập nhật: 07-09-2019
Tác giả: Gentis
Một người đàn ông đưa con mình đi xét nghiệm ADN để xem đứa con do vợ mình sinh ra có phải là con đẻ của mình không hay con của một người đàn ông nào khác. Tuy nhiên, khi phân tích kết quả cho thấy kiểu gene của người bố rất khác thường.

Các mẫu phẩm khác nhau của người bố như máu, tóc, tế bào niêm mạc miệng của người bố đã lần lượt được phân tích và chúng cho kết quả không giống nhau và không có quan hệ huyết thống với người con. Thậm trí kiểu gen của người bố này được so sánh ngược trở lại với kiểu gene của bố mẹ đẻ (tức ông bà nội) cũng cho thấy có sự khác biệt.

Trường hợp xét nghiệm đặc biệt này đã được các Giám định viên của Viện Khoa học hình và các Xét nghiệm viên của Công ty cổ phần dịch vụ phân tích di truyền - Gentis thực hiện. Với kết quả như trên các cán bộ của hai cơ sở phân tích khẳng định đây là hiện tượng Chimerism, một hiện tượng ít thấy và có lẽ lần đầu được phát hiện nhờ phân tích ADN để xác định quan hệ huyết thống tại Việt Nam. Chính do hiện tượng Chimerism nên khi phân tích các mẫu khác nhau của cùng một người  lại cho kết quả kiểu gen khác nhau là điều dễ hiểu.

Vậy Chimerism là gì. Chimerism hay còn gọi là Chimera, Chimerism là từ dùng để gọi tên một quái vật trong thần thoại Hy Lạp, còn trong di truyền học là hiện tượng xảy ra ở người khi hai trứng đã được thụ tinh (tức hai phôi) có nghĩa là hai phôi này có cấu trúc di truyền khác nhau lại kết hợp với nhau trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Mỗi hợp tử mang một bản sao của bố mẹ. Chính vì vậy mà hợp tử mới, sau này phát triển thành một cơ thể mới có cấu trúc di truyền khác nhau (xem ảnh). Hoặc của một trứng đã thụ tinh với một tế bào trứng thoái hóa trong quá trình phân chia; bởi vậy trong cơ thể có những mô mang tế bào của trứng A, mô khác lại mang tế bào của trứng B hoặc cả hai. Chính vì vậy mà một người có hai màu mắt.

Ngoài ra còn có hiện tượng Chimerism sinh đôi xảy ra khi hai trứng được thụ tinh không kết hợp mà chỉ trao đổi tế bào và gene trong quá trình phát triển để tạo ra hai cá thể riêng biệt. Khi đó thì một hoặc cả hai cá thể này mang hai kiểu gene hoàn toàn khác nhau, điển hình là Chimerism máu.

Một hiện tượng khác nữa của Chimerism là micro Chimerism, nó xảy ra khi xuất hiện một lượng nhỏ tế bào có nguồn gốc từ cá thể khác có sự khác biệt về gene với một cá thể vật chủ. Hiện tượng này xảy ra giữa mẹ và con thai kỳ. Các tế bào của mẹ qua nhau thai vào cơ thể con, ngược lại tế bào gốc của bào thai cũng có thể vào cơ thể mẹ.

Hiện tượng Chimerism ở người ít gặp, nó chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong một tình huống cụ thể nào đó. Để xác định được Chimerism là rất khó khăn.

Trên thế giới, hiện tượng Chimerism đã từng được phát hiện và đã được các nhà khoa học công bố. Chẳng hạn trường hợp bà Karen Keegan, 52 tuổi ở Boston được phát hiện là Chimerism khi tiến hành các xét nghiệm bà và ba người con để xem ai có thể hiến tặng thận cho mẹ để ghép. Kết quả thật bất ngờ là hai trong số ba người con của bà không phải là con đẻ của mình. Sau hàng loạt các xét nghiệm được tiến hành như: Hệ thống nhóm máu, hệ HLA, di truyền tế bào học, giới tính và 20 locus gen autosomal - STR của nhóm các nhà khoa học bao gồm Neng Yu, Margot S.Kruskall, Yuan J. Yunis....(J Med,vol.346, N0.20, 2002) đã kết luận bà Karen là hiện tượng Chimerism. Một trường hợp khác cũng được phát hiện tương tự như trường hợp của bà Karen, đó là trường hợp cô Lydia Fairchild, 26 tuổi ở Washington viết đơn xin trợ cấp hàng tháng cho các con mình gửi nhà chức trách tại nơi cô cư trú. Thế nhưng đề nghị này không được chấp nhận với lý do khi xét nghiệm ADN cho thấy các đứa con này không phải của cô Lydia. Cuối cùng sau hàng loạt các xét nghiệm được tiến hành bởi các bác sĩ đã kết luận Lydia Fairchild là trường hợp Chimerism.
Thế mới biết, con người còn nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá được hết.

 (Xem tiếp phần 2>>)

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác