Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 821
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

4 thông tin quan trọng về dị tật thai nhi ở chân mẹ bầu cần biết

Ngày đăng : 05-02-2022
Ngày cập nhật: 09-05-2022
Tác giả: Gentis
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cứ 1900 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị dị tật ở chân. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cách phát hiện và phòng tránh thế nào? Cùng GENTIS theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhất nhé!
Nội dung chính

1. Các loại dị tật thai nhi ở chân thường gặp 

Hiện nay, có 6 loại dị tật thai nhi ở chân thường gặp, bạn theo dõi để hiểu rõ sự khác biệt từng loại nhé!

1.1. Dị tật bàn chân

Dị tật bàn chân là các trường hợp bàn chân có hình dạng khác so với bình thường. Phần lớn các dị tật xảy ra ở trẻ sơ sinh đều là dị tật bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền hoặc do trong quá trình mang thai bàn chân của bé bị chèn ép do tư thế của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra tư thế sinh hoạt của mẹ hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các chi của bé.

Dị tật bàn chân ở bé 

Dị tật bàn chân ở bé 

1.2. Dị tật bàn chân khoèo sơ sinh

Dị tật bàn chân khoèo là trường hợp dị tật mà một hoặc hai bàn chân bé bị uốn vào trong. Dị tật này xảy ra với tỉ lệ là 1/1000 bé sơ sinh và các bé trai thường bị nhiều hơn các bé gái. Nguyên nhân ở đây có thể do đột biến gen, đột biến NST hoặc bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai của mẹ. Nếu dị tật được phát hiện sớm trước 12 tháng thì có thể điều trị bằng cách bó bột, nếu phát hiện muộn thì phải tiến hành phẫu thuật.

Dị tật bàn chân khoèo

Dị tật bàn chân khoèo là trường hợp dị tật bẩm sinh mà một hoặc hai bàn chân bé bị uốn vào trong

1.3. Bàn chân vòm

Dị tật bàn chân vòm hiếm gặp hơn sơ với bàn chân khoèo. Biểu hiện của dị tật là bàn chân bị gập phía trước, gần giống bàn chân ngựa. Nguyên nhân là do trật khớp sên - thuyền, khớp gót - hộp của chân. Với trường hợp bàn chân vòm thì có thể điều trị bằng cách kéo dãn mặt trước và cơ bụng của bàn chân, hoặc tự tập vận động để điều chỉnh tình trạng trật khớp.

1.4. Bàn chân bị bẹt

Bàn chân bẹt là dị tật bẩm sinh có khả năng di truyền. Biểu hiện của loại dị tật thai nhi ở chân này là lòng bàn chân phẳng, không bị lõm vào như những bàn chân bình thường và không tự mất đi. Dị tật này gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và thân kinh cột sống của trẻ. 

Với những bé được phát hiện và điều trị sớm từ 2 - 7 tuổi thì chỉ cần thực hiện trị liệu với đế giày chỉnh hình y khoa. Với những bé sau độ tuổi này thì để điều trị bằng phương pháp này sẽ lâu và hiệu quả thấp hơn nên có thể cần đến phẫu thuật.

Dị tật bàn chân bẹt

Dị tật bàn chân bẹt là lòng bàn chân phẳng, không bị lõm vào như những bàn chân bình thường và không tự mất đi

1.5. Bàn chân đụng gót

Bàn chân đụng gót là trường hợp bàn chân bị gập mu quá mức bình thường, có kèm theo nghiêng hoặc vẹo gót ngoài bàn chân. Đây là trường hợp dị tật chân thường gặp ở trẻ sơ sinh và cũng là dị tật có khả năng cao được chữa lành nếu phát hiện và điều trị sớm bằng trị liệu vật lý.

1.6. Bàn chân trước áp

Bàn chân trước áp là kiểu bàn chân bị biến dạng một nửa bàn chân phía trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái áp trong nhiều nhất. Đây là dị tật ít gặp hơn các trường hợp khác và là cũng là dị tật có xu hướng di truyền trong gia đình, tuy nhiên chưa xác định được chính xác nguyên nhân là gì. Với những trẻ có bàn chân trước áp bằng cách trị liệu vật lý bó bột từ sớm hoặc nhờ tới phẫu thuật để đưa về hình dạng bình thường.

Bàn chân trước áp

Bàn chân trước áp là kiểu bàn chân bị biến dạng một nửa bàn chân phía trước áp vào trong

Bài viết liên quan: 5 Dị tật bẩm sinh về cột sống thường gặp và cách phòng ngừa

2. 7 trường hợp có nguy cơ cao bị dị tật thai nhi ở chân

Mẹ mang bầu có nằm trong các trường hợp dưới đây con sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật ở chân.

Tuổi mẹ ≥35 tuổi: Phụ nữ trên 35 tuổi đang bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Do đó, trứng tạo ra có thể bị lỗi, hoặc trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử không phát triển bình thường, tạo ra các dị tật.
Ngoài ra, phụ nữ trên 35 tuổi cũng đang dần đến thời kỳ loãng xương nên khi mang thai nguy cơ loãng xương càng cao hơn. Thai nhi không được cung cấp đủ canxi từ mẹ sẽ dẫn tới các rối loạn phát triển xương, gây ra các dị tật về xương khớp.

mẹ bầu khám thai

Phụ nữ trên 35 tuổi đang bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chất lượng trứng bắt đầu suy giảm, con sinh ra dễ mắc các dị tật

Tiền sử gia đình có dị tật ở chân bẩm sinh: Trong trường hợp dị tật do gen quy định, nếu trong gia đình từng có người bị dị tật ở chân bẩm sinh, thì bố mẹ có nguy cơ cao mang gen gây bệnh và có hoặc không biểu hiện ra kiểu hình. Khi mang thai, bé có khả năng cao mang cặp gen gây bệnh của bố mẹ, khi đó thai nhi sinh ra sẽ bị dị tật tương tự.   

Tiền sử sinh sản bất thường: Nếu như trước đây mẹ đã từng có lần sinh nở không bình thường như sảy thai, con sinh ra bị dị tật,... thì khả năng thai nhi tiếp theo sinh ra sẽ mắc các dị tật là khá cao. Vì có thể do cơ thể mẹ mắc bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng tới quá trình sinh sản khiến thai nhi không thể phát triển bình thường.

mẹ bầu ôm bụng

Nếu như trước đây mẹ đã từng có lần sinh nở không bình thường thì khả năng thai nhi tiếp theo sinh ra sẽ mắc các dị tật là khá cao

Các biến chứng thai kỳ ở mẹ (GDM, tăng huyết áp do thai nghén, suy giáp, suy giáp cận lâm sàng, bệnh thận mãn tính, v.v.): Mẹ khi mang thai nếu không có chế độ ăn, môi trường và lối sống lành mạnh, hợp lý thì khả năng bị các biến chứng thai kỳ là rất cao. Nếu mẹ không chú ý kiêng cữ, làm cho các biến chứng trở nặng thì nguy cơ con sinh ra bị các dị tật là rất lớn.

Nhiễm trùng TORCH sớm: Đây là trường hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus gây bệnh có thể truyền và gây dị tật sang thai nhi như toxoplasma gondii, rubella, cytomegalovirus, herpes simplex virus,...

mẹ bầu bị ốm

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus gây bệnh có thể truyền và gây dị tật sang thai nhi

Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Trong thời gian mang thai, mẹ thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ làm tăng nguy cơ con sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Vì các loại hóa chất mẹ hít phải sẽ đi vào cơ thể mẹ và bé, có thể làm ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi, gây biến đổi gen, tạo ra các dị tật. 

Dùng glucocorticoid hoặc thuốc an thần: Khi mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm nên hay bị ngứa da, dị ứng và mất ngủ. Nếu mẹ tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid và thuốc an thần để tự điều trị thì chúng không chỉ gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở mẹ mà còn có khả năng gây dị tật ở bé.

Mẹ tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid và thuốc an thần

Mẹ tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid và thuốc an thần sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé

Có thể bạn quan tâm: Dị tật thai nhi xuất hiện khi nào? 3 Thời điểm phát hiện QUAN TRỌNG

3. Dị tật thai nhi ở chân gây ra hậu quả gì?

Dị tật thai nhi ở chân khiến em bé sinh ra gặp các vấn đề:

Thiếu chi: Nguyên nhân phổ biến của sự khuyết thiếu chi là do các mô mềm hoặc mạch máu bị đứt gãy trong quá trình hình thành thai nhi. Nếu bé sinh ra gặp tình trạng này thì tùy vào mức độ mà các bác sĩ có thể thực hiện ghép chi hoặc phải sử dụng thiết bị nhân tạo để thay thế.

khuyết thiếu chi ở trẻ sơ sinh

Khuyết thiếu chi là do các mô mềm hoặc mạch máu bị đứt gãy trong quá trình hình thành thai nhi

Một phần của chi không tách rời: Tật dính ngón tay chân hầu hết là do gen di truyền, và tật dính ngón số 2 - 3 là do đột biến trên NST Y nên chỉ xuất hiện ở nam giới. Đa phần tật dính ngón có thể điều trị bằng cách phẫu thuật tách ngón.

Nhân đôi, thường được xem là ngón chân thừa: Đây là dị tật có xu hướng di truyền trong gia đình, tuy nhiên chưa có nguyên nhân xác định cụ thể. Tật thừa ngón có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ ngón thừa. 

dị tật thừa ngón

Thừa ngón là dị tật có xu hướng di truyền trong gia đình, tuy nhiên chưa có nguyên nhân xác định cụ thể

Chi lớn hơn nhiều so với chi bình thường (phát triển quá mức): Là một hiện tượng bẩm sinh, tuy nhiên chưa có nguyên nhân chính xác. Các nhà khoa học cho rằng trường hợp này không phải do di truyền mà do sự gián đoạn trong quá trình phát triển trước khi sinh, các xương và mô mềm bên dưới phát triển quá mức. Với trường hợp này có thể nhờ tới phẫu thuật để thu bé lại các chi nhưng tương đối phức tạp.

Chi nhỏ hơn nhiều so với chi bình thường (kém phát triển): Có thể gặp trong hội chứng Prader-Willi - là hội chứng thiếu cặp NST số 15 hoặc hội chứng Acro Dysostosis - là một loại đột biến gen chưa xác định. Với trẻ có các chi nhỏ hơn bình thường có thể sử dụng đến phẫu thuật để kéo dài chi khi trẻ tới 18 tuổi.

Chi nhỏ hơn nhiều so với chi bình thường

Chi nhỏ hơn nhiều so với chi bình thường là loại đột biến gen chưa xác định

4. Dấu hiệu thai nhi bị dị tật ở chân

Bằng cảm nhận, mẹ không thể phát hiện được dị tật thai nhi ở chân mà cần phải có sự can thiệp của công nghệ. Sự hình thành chi xảy ra khi thai được 4 - 8 tuần tuổi, trong khi các trung tâm hóa xương chính phát triển ở tất cả các xương dài của các chi vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Nên sau 3 tháng đầu, mẹ có thể thực hiện các phương pháp siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai nhi ở chân.

thực hiện các phương pháp siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai nhi ở chân

Sau 3 tháng đầu, mẹ có thể thực hiện các phương pháp siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai nhi ở chân

5. Phát hiện sớm dị tật thai nhi ở chân như thế nào?

Có nhiều phương pháp phổ biến hiện nay dùng để phát hiện dị tật bẩm sinh ở chân trong thời kỳ mẹ mang thai như: double test, triple test, xét nghiệm không xâm lấn NIPT.

Loại xét nghiệm

Double test

Triple test

Xét nghiệm không xâm lấn NIPT

Thời gian thực hiện

Tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ

Tuần thứ 15 - 20 của thai kỳ

Từ tuần thai thứ 10

Cách lấy mẫu xét nghiệm

Máu tĩnh mạch ở tay của mẹ

Máu tĩnh mạch ở tay của mẹ

Máu ngoại vi của mẹ

Tính an toàn

An toàn cho cả mẹ và bé

An toàn cho cả mẹ và bé

An toàn cho cả mẹ và bé

Độ chính xác

80 - 90%

90%

>99%

Dị tật được phát hiện

Hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Down

Hội chứng Down, hội chứng Edwards, nguy cơ dị tật ống thần kinh

Hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau... và rất nhiều hội chứng khác

Mẹ nên chọn xét nghiệm NIPT vì an toàn cho cả mẹ và bé, độ chính xác cao >99%, và có thể phát hiện được nhiều bệnh từ sớm, từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Đặc biệt, đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn, rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi được chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

Xét nghiệm NIPT an toàn, độ chính xác cao tới 99,9%

Xét nghiệm NIPT an toàn, độ chính xác cao >99%, và có thể phát hiện được nhiều bệnh từ sớm, từ tuần thứ 10 của thai kỳ

Một trong những địa chỉ uy tín nhất thị trường về thực hiện các xét nghiệm NIPT Illumina là GENTIS. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ hàng đầu, cơ sở vật chất tiên tiến mà tại GENTIS, mẹ bầu sẽ được chăm sóc chu đáo, đảm bảo không đau - an toàn tối đa, độ chính xác >99%. Cụ thể:

Công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế: GENTIS làm xét nghiệm NIPT thực hiện trên công nghệ Illumina - Mỹ

An toàn, không xâm lấn, không đau: NIPT là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, dùng mẫu xét nghiệm là máu ngoại vi lấy từ mẹ nên không cần chọc ối hay sinh thiết nhau thai nên đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trung tâm xét nghiệm GENTIS

Trung tâm xét nghiệm GENTIS sở hữu công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế 

Chính xác cao >99%: Với kỹ thuật tiên tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, GENTIS đảm bảo cho kết quả có độ chính xác cao >99%, đặc biệt với hội chứng Down.

Thời gian trả kết quả nhanh: Với quy trình tiên tiến, hiện đại, các mẫu được phân tích trực tiếp tại phòng xét nghiệm quốc tế GENTIS cho kết quả nhanh chỉ từ 5 ngày.

Đội ngũ chuyên gia lâu năm giàu kinh nghiệm: GENTIS sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn di truyền là PGS.TS di truyền sản khoa uy tín, phó Viện trưởng viện Khoa học Hình sự, Trưởng khoa di truyền học bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương, đảm bảo kết quả chính xác và đưa ra lời khuyên tốt nhất đến mẹ bầu. 

PGS.BS Vũ Bá Quyết

PGS.BS Vũ Bá Quyết - Nguyên giám đốc bệnh viện Phụ sản trung ương đảm bảo kết quả chính xác khi xét nghiệm tại GENTIS 

Lưu ý: Do nhiều trường hợp mẹ chủ quan, không thăm khám thai nhi định kỳ, do đó, các dị tật sẽ được bác sĩ phát hiện ngay sau khi sinh.

6. Dị tật thai nhi ở chân có chữa được không?

Tùy vào từng trường hợp cụ thế bác sĩ điều trị sẽ xác định có thể chữa trị hay khắc phục dị tật được hay không. Các mẹ bầu và gia đình cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ nhất nhé! Vì có những những dị tật bẩm sinh do đột biến về số lượng NST hoặc chưa rõ nguyên nhân sẽ khó có thể chữa trị được, hoặc sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian.

Trẻ bị dị tật thai nhi ở chân mẹ có nên bỏ không?

Trẻ bị dị tật thai nhi ở chân mẹ có chữa trị được không?

Như vậy, bài viết của GENTIS đã đem đến cho các bạn những thông tin quan trọng về dị tật thai nhi ở chân. Nếu còn có thắc mắc, bạn hãy gọi tới tổng đài 0988 00 2010 để được chuyên gia tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
i9bet https://789bethv.com/ ok9 Hi88 ok9.report 68gamebai Kèo Nhà Cái game đổi thưởng jun88 https://jun88.black/ Jun88 hi88.gives iwin https://ok9.gifts/ https://vin777.technology/ https://157.230.195.11/ Hi88 https://okvip.green/ jun88 ph Vin777 https://789betttt.com/ OK9 link vào hi88 https://king88.party/ trang chủ hi88 https://ok9news.tv/ hi88 OK9 https://ok9c.com/ alo789 F8bet F8bet trang chủ hi88 hi88 gg https://789bet.green https://789bet.domains/ website hi88 website hi88 https://139.59.222.230/ https://hi88o.com/ https://bet88.pictures/ hi88 V9bet

Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt

Link Bóng Đá Lu miễn phí

Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến

Xem tructiep https://xoilaczll.tv/

Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby
Đối tác